Liên danh Hoàng Minh - Thuận Phong trúng gói thầu xử lý xói ngầm đập Đơn Dương

: Liên danh Đập tràn Đơn Dương đã trúng gói thầu xử lý xói ngầm đập Đơn Dương với giá 4,367 tỷ đồng, thấp hơn dự toán hơn 2 tỷ đồng (32,3%), qua một quy trình đấu thầu rộng rãi, công khai.

Cuộc "so găng" cạnh tranh

Ngày 7/7/2025, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Chủ đầu tư) đã ban hành Nghị quyết số 124/NQ-HĐQT về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho

Gói thầu số 02XL-SXKD-2025: Xử lý xói ngầm qua hệ thống thoát nước ngầm vai phải đập tràn Đơn Dương. Gói thầu có dự toán được duyệt là 6.452.423.356 đồng, được triển khai theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng.

Quá trình mở thầu đã ghi nhận sự tham gia của 3 nhà thầu, tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự. Với mức giá chào hợp lý và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, đơn vị được lựa chọn là Liên danh Đập tràn Đơn Dương với giá trúng thầu là 4.367.383.650 đồng.

01-1.png

Liên danh trúng thầu bao gồm hai thành viên:

  • Công ty TNHH Hoàng Minh có địa chỉ tại Phường 10, Quận Phú Nhuận, (nay là phường Phú Nhuận) TP HCM, là thành viên đứng đầu liên danh.
  • Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thuận Phong có địa chỉ tại đường Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, (nay là phường Phương Liệt) Hà Nội.

Như vậy, so với giá dự toán, giá trúng thầu đã thấp hơn 2.085.039.706 đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm ấn tượng là 32,3%. Đây là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của công tác đấu thầu công khai, minh bạch.

"Quả ngọt" từ sự chuyên nghiệp

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu này còn cho thấy sự chuyên nghiệp và minh bạch của Chủ đầu tư. Trong quá trình mời thầu, trước yêu cầu làm rõ của nhà thầu về "Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng", Bên mời thầu đã có văn bản phúc đáp rõ ràng, công khai.

Cụ thể, dù đập Đơn Dương là công trình cấp I, hạng mục đang xét thầu lại không phân cấp, Bên mời thầu đã khẳng định nhà thầu chỉ cần tuân thủ theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Hơn nữa, việc HSMT quy định nhà thầu có thể không cần đính kèm chứng chỉ năng lực trong hồ sơ dự thầu nhưng phải xuất trình khi trúng thầu là hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu, vừa đảm bảo lựa chọn được đơn vị đủ năng lực.

Thêm vào đó, Tổ chuyên gia cũng đã thực hiện đánh giá lại E-HSDT một cách cẩn trọng theo đề nghị của Tổ thẩm định, đảm bảo kết quả lựa chọn nhà thầu là khách quan và chính xác nhất.

Trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, Luật sư Nguyễn Thị Hương (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, quy trình thực hiện gói thầu trên đã thể hiện đúng tinh thần của Luật Đấu thầu.

Luật sư Hương phân tích: "Thứ nhất, tỷ lệ tiết kiệm trên 30% là một con số rất tích cực, cho thấy mục tiêu quan trọng nhất của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế đã đạt được. Việc tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng đã phát huy tối đa tác dụng, giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án tối ưu nhất."

"Thứ hai, cách xử lý của Bên mời thầu đối với yêu cầu làm rõ về chứng chỉ năng lực là hoàn toàn phù hợp. Quy định này giúp tăng tính cạnh tranh khi không tạo ra rào cản không cần thiết ở bước nộp hồ sơ, nhưng vẫn siết chặt điều kiện về năng lực ở giai đoạn cuối cùng trước khi trao hợp đồng. Điều này vừa linh hoạt, vừa đảm bảo chất lượng công trình. Toàn bộ quá trình, từ mời thầu công khai đến giải đáp minh bạch và đánh giá cẩn trọng, là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật về đấu thầu vào thực tiễn", Luật sư Hương cho biết thêm.

Với việc lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu, dự án "Xử lý xói ngầm qua hệ thống thoát nước ngầm vai phải đập tràn Đơn Dương" dự kiến sẽ sớm được triển khai và hoàn thành trong 120 ngày, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn vận hành của công trình thủy điện Đa Nhim.

Gói thầu thiết bị 1.122 tỷ đồng: Áp lực nào cho Thủy điện Trị An?

Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng đang đối mặt với bài toán lớn: Gói thầu thiết bị nghìn tỷ và những yêu cầu về tiến độ, chất lượng, đòi hỏi sự minh bạch tuyệt đối.

Ban Quản lý dự án điện 3 (EVNPMB3), một nhánh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đang tiếp tục "hâm nóng" thị trường đấu thầu khi phát hành hồ sơ mời thầu cho một trong những gói thầu trọng yếu của dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng. Đây là công trình điện cấp đặc biệt, có tổng mức đầu tư hơn 3.965 tỷ đồng, với mục tiêu nâng tổng công suất lắp đặt lên 200MW.

11-8550.png
Ảnh minh họa

Trảng Bàng: Loạt gói thầu tiền tỷ về tay ai?

Các dự án hạ tầng, giáo dục, an ninh tại Trảng Bàng đang được BQL Dự án ĐTXD Khu vực 3 xét duyệt để lựa chọn nhà thầu

Phường Trảng Bàng (tiền thân là thị xã Trảng Bàng) đang chứng kiến một loạt hoạt động đấu thầu sôi nổi với các dự án trọng điểm, được quản lý bởi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu vực 3 (tiền thân là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thị xã Trảng Bàng). Các gói thầu này trải rộng từ hạ tầng giao thông, công trình giáo dục đến an ninh, thể hiện nỗ lực của địa phương trong việc thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

01-3.png
Nguồn MSC

Gói thầu sạt lở Trà Câu: Trúng thầu gây tranh cãi

Gói thầu 57,1 tỷ đồng khắc phục sạt lở sông Trà Câu (Quảng Ngãi) gây tranh cãi về hồ sơ mời thầu. Trường Phát Lợi trúng thầu với giá gần 56 tỷ.

Theo Quyết định số 123/QĐ-BQLDA ngày 30/6/2025, Công ty TNHH Xây dựng Trường Phát Lợi được công bố trúng thầu với giá 55,919 tỷ đồng, tiết kiệm chỉ khoảng 1,26%.

01-1.png