Lâm Đồng: Vì sao nhiều hồ sơ đất đai bị ách tắc?

Suốt 10 ngày qua, nhiều hồ sơ liên quan đến đất đai bị ách tắc chỉ vì lý do: Cơ quan chuyên môn chưa có con dấu...

Thực tế trên đi ngược với tinh thần chỉ đạo của Trung ương

Trước khi thực hiện việc sáp nhập tỉnh, triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã có những chỉ đạo rõ ràng, yêu cầu đảm bảo thủ tục hành chính được thực hiện thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn. Thế nhưng...

Mấy ngày nay, ông Trần Xuân Phương, ở thôn Rừng Lạnh, xã Đắk Song, tỉnh Lâm Đồng (xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cũ) loay hoay đi làm giấy tờ để tặng cho quyền sử dụng đất cho con trai nhưng đều không thực hiện được. Ra xã Đắk Song (mới) thì ông được trả lời cơ quan chuyên môn chưa có con dấu, chưa giải quyết được thủ tục. Biết thủ tục hành chính đã liên thông, ông Phương đi khoảng 20km ra xã Đức An (từng là trụ sở huyện Đắk Song cũ) nhưng cũng không thực hiện được cũng với lý do văn phòng đăng ký đất đai chưa có con dấu.

“Bữa qua làm ở dưới xã nhưng chưa có con dấu nên buộc phải lên huyện cũ, làm giấy tờ thấy nhiều cái trục trặc thế nào đó giữa cái cũ và cái mới, phức tạp. Dân ở xã cũng ý kiến nhiều vấn đề này, khi mà giải thể huyện thì tất cả thủ tục, giấy tờ thì xã giúp dân để đỡ vất vả cho dân" - ông Phương chia sẻ.

Một trung tâm phục vụ hành chính công sau 10 ngày triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại Lâm Đồng

Một trung tâm phục vụ hành chính công sau 10 ngày triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại Lâm Đồng

Cũng mất cả tuần chạy ngược, chạy xuôi để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không được, bà Lê Thị Xoan ở xã Đắk Sắk, tỉnh Lâm Đồng (xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cũ) cảm thấy mệt mỏi vì thủ tục hành chính mới ở địa phương chưa thông, chưa nhanh như chỉ đạo của Trung ương. Càng bức xúc hơn khi xã này chỉ qua xã khác, vất vả đi hơn 60 km qua 2 xã nhưng việc cũng không giải quyết được, mà nguyên nhân là vì cơ quan chuyên môn không có con dấu.

Theo bà Xoan: “Lần trước tôi đi lấy giấy tờ thì họ bảo sang tháng này thủ tục chuyển về xã. Hôm qua sang tên thì tôi làm ở xã, không ngờ là làm ở xã thì là họ bảo là lên đây nộp. Dưới nhà tôi lên đây 60 km, chờ đến 2 tiếng rồi chưa thấy gì. Tôi cũng mong muốn là giải quyết ở xã nhà nhưng xã họ bảo lên đây thì mình cũng phải đi, họ chỉ đâu thì phải đi đó thôi".

Bà Phạm Quỳnh Nga, cán bộ tiếp nhận hồ sơ liên quan đến đất đai tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Đức Lập, tỉnh Lâm Đồng (thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cũ) cho biết, 10 ngày qua, cơ bản các thủ tục thuộc thẩm quyền của chi nhánh không thực hiện được, hiện vẫn phải chờ con dấu mới.

“Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đắk Nông sáp nhập về Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng thì đến hiện nay vẫn chưa có con dấu. Các thủ tục thuộc thẩm quyền của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, ví dụ như giải quyết thủ tục thế chấp thì hiện tại đâu có con dấu để giải quyết hồ sơ cho dân đâu" - bà Nga cho biết.

Một lãnh đạo Trung tâm phục vụ hành chính công xã Đức Lập, tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau sáp nhập các đơn vị hành chính, xã đã nỗ lực để giải quyết các hồ sơ, giấy tờ cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay còn khá nhiều vướng mắc, bất cập khiến hồ sơ, giấy tờ của người dân bị ách tắc. Trong đó, khó khăn nhất là việc giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai, vốn chiếm số lượng nhiều trong các loại hồ sơ giấy tờ, đang bị vướng vì cơ quan chuyên môn về đất đai chưa có con dấu, dẫn đến các hồ sơ của người dân không giải quyết được. Trung tâm phải cử cán bộ giải thích và xin lỗi người dân.

Theo vị lãnh đạo Trung tâm phục vụ hành chính công xã Đức Lập, tỉnh Lâm Đồng: “Nếu bây giờ nhận hồ sơ không trả thì không được, mà nhận thì hồ sơ không có con dấu để xử lý. Nếu đóng dấu của đơn vị cũ thì không hợp pháp, không hợp lý, còn con dấu mới thì hiện tại chưa có. Chúng tôi cũng kiến nghị ngành dọc bên Văn phòng đăng ký đất đai làm việc với cấp tỉnh để làm sao sớm có con dấu, để đảm bảo giao dịch cho bà con nhân dân".

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng cần sớm chỉ đạo vấn đề con dấu của cơ quan chuyên môn để giải quyết hồ sơ, thủ tục giấy tờ đất đai của người dân nhanh chóng, thuận lợi.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng cần sớm chỉ đạo vấn đề con dấu của cơ quan chuyên môn để giải quyết hồ sơ, thủ tục giấy tờ đất đai của người dân nhanh chóng, thuận lợi.

Sau 10 ngày triển khai Trung tâm phục vụ hành chính công tại xã, phường của tỉnh Đắk Nông cũ, nay sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số xã có tên địa danh mới, chưa được thể hiện được trên hệ thống phần mềm nên việc thực hiện hồ sơ điện tử chưa thực hiện được; địa chỉ thay đổi nhưng chưa đồng bộ với hệ thống bưu điện khiến việc trả kết quả gặp khó; các quy trình chưa hoàn thiện dẫn đến việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ có sự chồng chéo; một số thủ tục liên quan đến đất đai cơ bản chưa thực hiện được vì cơ quan chuyên môn chưa có con dấu, ảnh hưởng rất lớn đến xử lý hồ sơ của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến những hồ sơ thế chấp, vay vốn ngân hàng;…

Ông Võ Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đức An, tỉnh Lâm Đồng nêu vấn đề cụ thể ở địa phương: “Những việc nào có con dấu rồi thì giải quyết được, còn cái nào chưa có con dấu thì phải chờ ở các bộ phận. Trình tự thủ tục khó khăn nhất hiện nay thì những bộ quy trình vẫn chưa tích hợp xong nên vẫn còn treo, hoặc trình tự thủ tục chưa khớp hết được, nên vấn đề xử lý đăng ký trực tuyến trên hệ thống thì vẫn còn vướng”.

Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội là không để gián đoạn việc giải quyết thủ tục hành chính trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, triển khai chính quyền địa phương 2 cấp. Thế nhưng, đã 10 ngày qua thủ tục hành chính liên quan đến đất đai tại một số xã, phường của tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa giải quyết được vì cơ quan chuyên môn chưa có con dấu là chưa quán triệt và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

* Bài viết đã được Vietnamdaily đổi lại title và chapeau.

Công ty Phước Tiến: Trúng 12/29 gói thầu tại Thủy điện Đại Ninh, tổng giá trị gần 18 tỷ đồng.

Với tỷ lệ thắng 12 trên tổng số 29 gói thầu đã tham gia, tương đương hơn 41% , Công ty TNHH Công nghệ Phước Tiến đang nổi lên như một nhà thầu có "duyên" đặc biệt với các gói mua sắm trị giá hàng chục tỷ đồng của Công ty Thủy điện Đại Ninh.

Chân dung nhà thầu "thân thuộc"

Công ty TNHH Công nghệ Phước Tiến (MST: 0311990504) được thành lập từ ngày 03/10/2012, do ông Nguyễn Tiến Dũng làm Giám đốc và là người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, đăng ký lĩnh vực kinh doanh đa dạng gồm Hàng hóa, Xây lắp và Tư vấn. Mặc dù được xếp vào quy mô doanh nghiệp nhỏ với khoảng 20 nhân viên, Phước Tiến lại là một cái tên quen thuộc trên thị trường đấu thầu ngành điện.

Giai đoạn mới nhiều biến số của bất động sản công nghiệp

Dưới góc nhìn của CBRE, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường BĐS công nghiệp đang bước vào giai đoạn mới với nhiều biến số, thách thức đến từ việc đổi mới bộ máy hành chính và diễn biến khó lường của kinh tế toàn cầu. 

Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp phía bắc quý II/2025 vừa công bố của CBRE cho thấy, thị trường 6 tháng đầu năm duy trì hoạt động khả quan từ lĩnh vực sản xuất và thu hút đầu tư FDI, đặc biệt trong bối cảnh chịu những ảnh hưởng nhất định từ chính sách thuế quan của Mỹ và diễn biến khó lường của kinh tế toàn cầu.

Theo tổng cục thống kê, tổng vốn FDI đăng ký mới trong quý đạt 21,52 tỷ USD, tăng trưởng 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện trong 6 tháng 2025 cũng ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây, đạt 11,72 tỷ USD.