Giá vàng nổi sóng, dự báo tăng tốc thoát khỏi vùng giằng co

Giá vàng thế giới tăng mạnh, SJC lên 121 triệu đồng, vàng nhẫn bật tăng khi thị trường toàn cầu bất ổn thương mại và địa chính trị.  

Thị trường vàng, bạc và một số kim loại khác bất ngờ tăng dữ dội trong phiên cuối tuần trên thị trường quốc tế. Giá vàng giao ngay trên sàn Comex New York tăng thêm 33 USD (+1%) lên 3.357 USD/ounce. Giá bạc tăng vọt khoảng 3% lên hơn 38 USD, mức cao nhất trong 13 năm.

Tâm lý e ngại rủi ro gia tăng trên thị trường chung vào cuối tuần 7-11/7 đã hỗ trợ các kim loại an toàn.

Giá vàng tăng vọt, vượt qua ngưỡng cản mạnh 3.350 USD/ounce trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp tung ra những lời đe dọa về thuế quan với các nước chưa ký thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Sau lời tuyên bố áp thuế nhập khẩu 35% với hàng hóa Canada từ ngày 1/8, ông Trump cũng tiết lộ kế hoạch áp thuế chung với các đối tác chưa đạt được thỏa thuận và thư báo thuế, với mức 15-20% với hầu hết đối tác. Mức này cao hơn mức 10% đang được áp chung cho các đối tác thương mại của Mỹ.

Trong tuần 7-11/7, ông Trump đã công khai 23 thư báo thuế gửi các quốc gia. Trong đó, nổi bật là Brazil chịu mức cao nhất với 50%.

vang-7.jpg
Giá vàng và bạc tăng mạnh. Ảnh: KC

Bên cạnh thuế đối ứng, Tổng thống Mỹ cũng ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 50% với đồng từ tháng tới và cảnh báo mức 200% đối với dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Ông Trump nói rằng các công ty dược phẩm sẽ có thời hạn khoảng 18 tháng để bắt đầu sản xuất tại Mỹ trước khi thuế quan mới này có hiệu lực.

Những tuyên bố dồn dập và sự thay đổi chính sách rất nhanh của ông Trump đã tạo ra cú sốc mới cho giới đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, căng thẳng Mỹ - Nga gia tăng và tình hình Trung Đông trở nên bất ổn hơn đã góp phần đẩy các loại tài sản có độ an toàn cao như vàng tăng mạnh.

Thị trường vàng không chỉ nổi sóng vì căng thẳng Mỹ - Nga, mà còn những tín hiệu xấu đi tại khu vực Biển Đỏ tại Trung Đông.

Sau nhiều tháng yên bình, Biển Đỏ lại dậy sóng sau khi lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen thực hiện các vụ tấn công, đánh chìm 2 tàu thương mại quốc tế. Phía Houthi tuyên bố không công ty nào được phép vận chuyển hàng hóa liên quan đến Israel qua các khu vực mà nhóm này kiểm soát trên Biển Đỏ, cho đến khi cuộc xung đột ở Gaza kết thúc.

Sau khi Israel và Iran đạt được thỏa thuận ngừng bắn, triển vọng tại Trung Đông tươi sáng hơn bao giờ hết. Dù vậy, vẫn còn xung đột tại dải Gaza.

Vàng cũng được hỗ trợ bởi lực mua từ ngân hàng trung ương các nước mỗi khi giá giảm.

Cú tăng hơn 2,5% của giá dầu (WTI lên 68,2 USD/thùng) cũng góp phần đẩy giá vàng đi lên, khi mà lo ngại về lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý bị kìm hãm bởi một đồng USD tăng khá mạnh trở lại. Vào đầu phiên cuối tuần, chỉ số DXY tăng gần 0,25% lên 97,9 điểm. Vàng cũng chịu áp lực khi chứng khoán Mỹ vẫn ở trên đỉnh lịch sử. Nhóm cổ phiếu tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ tiếp tục bứt phá. Vốn hóa ông lớn chip Nvidia lần đầu vượt ngưỡng 4.000 tỷ USD.

Trước đó, nhiều tổ chức dự báo giá vàng sẽ có một đợt chùng xuống, có thể điều chỉnh giảm tương đối mạnh, xuống 3.200 USD, thậm chí 3.000 USD/ounce (so với đỉnh 3.500 USD ghi nhận hôm 22/4) trước khi tăng trở lại vào cuối năm và trong các năm tiếp theo. Áp lực chốt lời gần đây gia tăng sau gần 2 năm giá vàng tăng vọt và Israel-Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn.

Nhưng trước hàng loạt diễn biến mới, cùng dự báo về thâm hụt ngân sách Mỹ gia tăng và lực đỡ từ hoạt động mua vào của các nước, giá vàng có thể không giảm quá sâu như một số dự báo trước đó..

Trong nước giá vàng nhẫn tăng vọt, vàng miếng SJC lên ngưỡng 121 triệu đồng. Cụ thể, tới cuối phiên giao dịch ngày 11/7, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji được niêm yết ở mức 119-121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 400.000 đồng ở cả hai so với phiên liền trước.

Tới cuối giờ chiều ngày 11/7, SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 114,5-117 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 500.000 đồng/lượng. Doji công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 115,5-118,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 500.000 đồng chiều mua vào nhưng tăng 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

*Sapo đã được Vietnamdaily thay đổi

Gói sửa chữa hơn 13 tỷ BV Hùng Vương về tay Nam Thịnh

Gói thầu thi công cải tạo tầng 3, tòa nhà Trạng Nguyên- BV Hùng Vương (TPHCM) có giá trị hơn 13 tỷ đồng, nhưng chỉ duy nhất Cty Nam Thịnh tham dự và trúng thầu.

Một mình tham dự, trúng thầu

Cụ thể, công trình cải tạo tầng 3, tòa nhà Trạng Nguyên - Bệnh viện Hùng Vương được PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại Quyết định số 2755/QĐ-BVHV ngày 28/4/2025, với tổng dự toán 14,899 tỷ đồng.

Vượt 5 đối thủ, Tân Phương trúng gói sửa chữa KTX ĐH Quy Nhơn

Công ty Tân Phương vượt qua 5 nhà thầu, giành quyền cải tạo KTX C3 ĐH Quy Nhơn, với gói thầu trị giá gần 12 tỷ đồng.

Gói thầu có 6 nhà thầu cạnh tranh

Theo đó, ngày 26/2/2025, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 484/QĐ-BGDĐT phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật cải tạo, sửa chữa KTX C3 – Trường ĐH Quy Nhơn, với tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng. Dự án được đầu tư nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất về chỗ ở, sinh hoạt, học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên nội trú của trường.

Công trình Quảng Ngãi trúng gói thầu sửa chữa QL24C

Gói thầu sửa chữa QL24C ghi nhận cuộc cạnh tranh giữa 5 nhà thầu, Công ty CP XD Công trình Quảng Ngãi vượt qua các đối thủ, trúng thầu với giá hơn 10,9 tỷ đồng.

5 nhà thầu cạnh tranh

Dự án sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường, rãnh thoát nước dọc và hệ thống ATGT đoạn: Km72+600 – Km76, Km79 – Km80+365, tuyến Quốc lộ 24C, tỉnh Quảng Ngãi được Cục Đường bộ Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) phê duyệt tại Quyết định số 309/QĐ-CĐBVN ngày 11/2/2025, nhằm sửa chữa nền, mặt đường, rãnh thoát nước dọc và hệ thống an toàn giao thông tại các đoạn Km72+600 – Km76 và Km79 – Km80+365. Với 4 gói thầu và tổng giá trị 13,872 tỷ đồng.