Lên núi đào măng, lão nông bất ngờ đào được viên đá 2.000 tỷ

Một lão nông họ Lưu ở Chiết Giang, Trung Quốc vô tình tìm thấy một hòn đá màu vàng có giá gần 2.000 tỷ.

Được biết Lão Lưu là một nông dân ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thường lên núi đào măng để ăn hoặc ra chợ bán kiếm thêm ít tiền. Sau những cơn mưa mùa xuân, nhiều loại thực vật sẽ bước vào mùa sinh trưởng mới và măng là một trong số đó. Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.
Len nui dao mang, lao nong bat ngo dao duoc vien da 2.000 ty
Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng. 

Lão Lưu lên núi đào măng như ngày thường, cuốc vừa bổ xuống, ông đột nhiên phát hiện dưới đất có gì khác lạ. Cuốc của ông đụng phải thứ gì đó, lão Lưu cảm nhận được nó có kết cấu không giống với măng. Ông liền bới lớp đất xung quanh vật thể lạ đó để lấy nó lên.

Sau khi bới lớp đất xung quanh, ông nhận thấy đó là một hòn đá. Lão Lưu toan vứt hòn đá này đi nhưng ông chợt thấy nó có màu sắc khá đẹp mắt. Vì vậy, lão nông quyết định bỏ hòn đá vào giỏ mang về nhà.

Sau khi mang về nhà, ông Lưu đem hòn đá đi rửa sạch và nhận thấy nó có bề mặt nhẵn bóng và trông có vẻ là loại đá quý khi có màu sắc khác lạ. Ông từng nghe về một số trường hợp nhặt được hòn đá tưởng vô giá trị nhưng thực chất lại là loại đá quý có giá trị rất cao. Thế nên ông đã tìm tới các chuyên gia địa chất học của địa phương để nhờ kiểm định.

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm. Đá Điền Hoàng được biết đến như một trong những loại đá đứng đầu trong danh mục đá quý của Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu vàng là biểu tượng của quyền lực, sự tôn quý và giàu có nên họ rất ưa chuộng sưu tầm đá điền hoàng. Ở thời phong kiến, các vị vua và giới quý tộc thường sử dụng loại đá này làm ấn triện.

Len nui dao mang, lao nong bat ngo dao duoc vien da 2.000 ty-Hinh-2

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm.

Đá Điền Hoàng vô cùng khan hiếm, nhất là vào thời nay. Hòn đá của ông Lưu nhặt được không chỉ có kích thước lớn mà còn là hàng thượng phẩm. Chuyên gia cũng nhận định, viên đá Điền Hoàng này có thể coi như là một kho báu vô giá. Theo ước tính của họ, khối đá Điền Hoàng mà lão Lưu nhặt được có giá khoảng 580 triệu NDT (tương đương hơn 1.912 tỷ đồng). 

Biết tung tích đá lạ, chàng trai lập tức vung tiền làm chuyện sốc

Hòn đá lạ này có điều gi đặc biệt mà khiến anh chàng nay xuống tay một khoản tiền khổng lồ nhanh như vậy?

Biet tung tich da la, chang trai lap tuc vung tien lam chuyen soc
 Trong một lần đi leo núi thám hiểm, một thanh niên đã tình cờ nhìn thấy viên đá phát sáng trông vô cùng đẹp. Thanh niên này không hề nhận ra giá trị thực sự của hòn đá nhưng vì thấy nó đẹp nên anh quyết định mang về nhà.

Bí ẩn kỳ dị về viên đá có nguồn gốc ngoài hành tinh

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một viên đá kỳ lạ được đặt tên là Hypatia nghi có nguồn gốc từ ngoài hành tinh. Điều bí ẩn về viên đá này đã khiến các nhà khoa học khó lý giải.

Năm 1996, giới khảo cổ đã tìm thấy một viên đá kỳ lạ tại miền nam Ai Cập. Nó sớm được xác định là một thiên thể từ ngoài vũ trụ, với cái tên Hypatia.

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Trong một nghiên cứu mới được công bố, viên đá Hypatia thực sự rất bí ẩn. Có nguồn gốc từ bên ngoài vũ trụ, nhưng cấu trúc của nó không giống bất kỳ thiên thạch hoặc tiểu hành tinh nào cả. Thành phần của viên đá bao gồm những vi khoáng chất không giống như bất kỳ thứ gì được tìm thấy trong hệ Mặt Trời.Đó là phát hiện gây nhiều băn khoăn cho các nhà nghiên cứu về quá trình hình thành hệ Mặt Trời.

Bi an ky di ve vien da co nguon goc ngoai hanh tinh

Viên đá được giới khoa học tìm thấy vào năm 1996. Ảnh: VnExpress

Viên đá Hypatia được tìm thấy ở tây nam Ai Cập sống ở Alexandria vào thế kỷ 4-5.Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Johannesburg, Nam Phi, phân tích ma trận carbon của viên đá và nhận thấy nó thiếu chất silicate. Chính đặc điểm này khiến viên đá Hypatia trở nên khác biệt so với các vật liệu liên hành tinh khác từng rơi xuống Trái Đất. Viên đá cũng chứa những khoáng chất dường như có niên đại trước cả Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu so sánh cấu trúc bên trong của viên đá với một chiếc bánh trái cây vỡ nát sau khi rơi khỏi giá.

Viên đá giống như một mẩu nhỏ của "chiếc bánh" ban đầu. Vật thể đó có đường kính ước tính vài mét. Tuy nhiên, thành phần cấu tạo của viên đá tiết lộ nhiều điều về toàn bộ vật thể. Những thiên thạch phi kim loại được gọi là chondrite có nhiều điểm giống Trái Đất, chứa một lượng nhỏ carbon và nhiều silicon. Hypatia hoàn toàn ngược lại khi chứa nhiều carbon và một lượng rất nhỏ silicon.

"Càng bất thường hơn là ma trận này chứa một lượng cao hợp chất carbon rất đặc biệt gọi là polyaromatic hydrocarbon, hay PAH, thành phần chính của bụi liên sao, tồn tại trước cả khi hệ Mặt Trời hình thành. Bụi liên sao cũng được tìm thấy trong các sao chổi và thiên thạch không bị nung nóng suốt thời gian dài trong lịch sử tồn tại", Jan Kramers, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta số tháng 2 cho biết.

Một số hợp chất PAH trong Hypatia tạo thành những viên kim cương nhỏ hơn một micromet, có thể do va chạm với Trái Đất. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy nhôm ở dạng kim loại tinh khiết, điều rất hiếm xảy ra trong hệ Mặt Trời, silic cacbua và bạc iot photphua ở những dạng không ngờ tới, cùng một hợp chất chứa chủ yếu là photpho và kền.

Những đặc điểm trên chỉ ra Hypatia được cấu tạo từ những vật liệu có trước Mặt Trời nhưng bản thân viên đá có thể hình thành sau Mặt Trời, bởi cần một đám mây đặc như tinh vân mặt trời để tạo nên vật thể lớn hơn.

"Hypatia hình thành trong một môi trường lạnh, có thể ở nhiệt độ thấp hơn của ni tơ lỏng trên Trái Đất (-196 độ C). Trong hệ Mặt Trời của chúng ta, nơi đó ở xa hơn nhiều vành đai tiểu tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, nơi phần lớn thiên thạch sinh ra", Kramers nói.

"Những sao chổi chủ yếu đến từ vành đai Kuiper, phía ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương và xa hơn khoảng 40 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Một số đến từ đám mây Oort, thậm chí xa hơn. Chúng tôi biết rất ít về thành phần hóa học của những thiên thể ngoài đó. Do vậy, mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc của Hypatia", Kramers chia sẻ.

Nhặt được đá vỏ sò, vỡ òa sung sướng khi biết giá trị thật

Vô tình nhặt được viên đá có hình vỏ sò vô cùng kỳ lạ khi đi chơi bên suối, người phụ nữ mang đến hỏi chuyên gia thì nhận được câu trả lời ngoài sức tưởng tượng

Nhat duoc da vo so, vo oa sung suong khi biet gia tri that
 Khi đang đi chơi cùng bạn bè của mình bên bờ suối, người phụ nữ đã vô tình nhìn thấy bên dưới làn nước có 1 viên đá có hình dáng giống như 1 vỏ sò mở miệng, nó có nhiều màu, chủ yếu là ghi xám với lớp bên ngoài phủ 1 màu vàng.