Lên cơn dại rồi chết vì không chịu tiêm phòng

Anh Phạm Văn Thành ở Quảng Nam đã lên cơn dại và chết ở tuổi 26 chỉ vì từ chối tiêm phòng chó dại, chỉ đi cạo gió theo lời bà lang. 

Hôm nay (27/5), bà Ngô Thị Hồng (trú xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) cho biết, gia đình vừa lo hậu sự cho anh Phạm Văn Thành (SN 1989, con ruột bà Hồng) tử vong do bệnh dại.
Trước đó, vào ngày 2/3, anh Thành có đến Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam yêu cầu được tiêm phòng chó dại sau khi bị chó cắn. Tuy nhiên, khi nhân viên trung tâm chuẩn bị vắc-xin để tiêm, anh Thành lại đổi ý không tiêm.
Len con dại ròi chét vì khong chịu tiem phòng chó dại
 Bà Hồng đau đớn trước cái chết của con.
Ngày 4/5, sau hơn 60 ngày bị chó cắn, anh Thành lên cơn dại với những triệu chứng như mệt mỏi, sợ nước, sợ gió và lo lắng. Gia đình đưa anh Thành vào bệnh viện điều trị. Sau đó 2 ngày, bệnh nhân tử vong.
Điều đáng nói, sau khi không tiêm phòng dại, anh Thành đã đến nhờ một thầy lang ở huyện Điện Bàn cạo gió để biết con chó cắn mình có phải là chó dại hay không thì thầy “phán” chó không bị dại. Hơn hai tháng sau anh đã lên cơn dại và tử vong.
Người dân địa phương cho biết, trước khi bỏ nhà đi và cắn anh Thành, con chó trên đã cắn một cháu bé 6 tuổi cùng xóm. Tuy nhiên, cháu bé được gia đình đưa đi tiêm vắc-xin nên đến nay vẫn bình thường.
Năm 2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 4 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Riêng bốn tháng đầu năm 2015, tỉnh này đã có 3 ca tử vong do căn bệnh này.
Bệnh dại do virus Rhabdo gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong 100% nếu không tiêm phòng sau khi bị chó, mèo mang virus dại cắn.

Tiêm vắc xin phòng cúm và những điều cần lưu ý

Về vấn đề tiêm phòng vắc – xin cúm, Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội cho biết: “Không nhất thiết phải tiêm vắc - xin phòng cúm. Tuy nhiên, tiêm chủng vắc - xin cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh. Mọi lứa tuổi có thể tiêm phòng vắc - xin cúm. Riêng với những trường hợp đang bị mắc và điều trị bất kỳ một bệnh lý nào đều không thể tiêm vắc - xin phòng cúm”.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Với đối tượng từ 3 tuổi trở lên mỗi năm tiêm vắc – xin cúm một mũi. Bởi sau từng năm, các kháng thể bệnh biến đổi khác nhau. Vì thế, việc tiêm nhắc lại vắc - xin hàng năm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Vắc - xin phòng cúm hiện nay ở nước ta được nhập khẩu từ Pháp và Bỉ. Vì vậy, mức độ an toàn là rất cao.
 Vắc  - xin phòng cúm hiện nay ở nước ta được nhập khẩu từ Pháp và Bỉ. Vì vậy, mức độ an toàn là rất cao.
Giống như thuốc, vắc - xin cũng có thể gây ra các phản ứng sau khi tiêm. Hầu hết các phản ứng xảy ra sau khi tiêm chủng thường nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Biểu hiện thường thấy đối với các đối tượng tiên chủng vắc - xin cúm như sốt nhẹ khoảng 38 độ C, kèm theo phát ban. Thời gian diễn ra phản ứng thuốc kéo dài nhất trong khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp phản ứng thuốc chỉ kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Bên cạnh đó, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc.

Trong những trường hợp này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách mặc quần áo thoáng, cho trẻ uống nhiều nước. Đồng thời, lau khăn ấm toàn thân để hạ nhiệt và theo dõi trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ nhiệt không đỡ. Kèm theo đó, trẻ khóc thét dai dẳng trên 3 giờ. Khi quan sát thấy xuất hiện ban đỏ, mề đay, phù nề mặt hoặc toàn thân, khó thở (thở khò khè, ngắt quãng, nghẹt thở), trẻ quấy khóc nhiều, sốt trên 38,5 độ C phải đưa trẻ tới cơ sở y tế. 

Ngoài ra, khi thấy trẻ đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, mệt lả, xanh tái, mất ý thức, choáng váng, vật vã, giãy giụa hoặc co giật... các bà mẹ có trách nhiệm đưa trẻ tới cơ sở y tế và thông báo trình trạng sức khỏe của trẻ.

Bác sỹ Đào Hữu Thân, trung tâm Y tế dự phòng, Sở y tế Hà Nội khuyến cáo đối với các bậc cha mẹ: “Phải có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang ốm, sốt, trẻ sinh non, thiếu cân, hay tiền sử dị ứng của trẻ và bà mẹ, hoặc trẻ có phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước… Đặc biệt, cha mẹ phải theo dõi trẻ thường xuyên 30 phút sau khi tiêm”.

Theo bác sỹ Thân, hiện nay trường hợp trẻ có các biểu hiện phản ứng với vắc - xin cúm là rất hiếm. Đồng thời, vắc - xin phòng cúm ở Việt Nam chưa tự sản xuất mà phải nhập từ Pháp và Bỉ. Chính vì thế, mức độ an toàn của loại vắc - xin này là rất cao. 
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:

8 loại tiêm phòng vắc xin cần thiết cho trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Những loại tiêm phòng sau sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời.

8 loai tiem phong vac xin can thiet cho tre nho
1. Viêm gan B. Viêm gan B có thể bị truyền từ mẹ sang con hoặc từ nước bọt, vết thương lở. Trẻ em lại càng dễ mắc loại virus này, vì vậy mẹ hãy nhanh chóng tiêm phòng cho con ngay khi con lọt lòng trong vòng 24 giờ. 
8 loai tiem phong vac xin can thiet cho tre nho-Hinh-2
Khoảng từ 1 - 2 tháng sau bạn nên tiêm cho bé một liều vacxin tương tự; khi bé được 6 - 18 tháng, bạn tiếp tục tiêm cho bé 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh. Vacxin giúp bé chống lại virus gây viêm gan B, loại virus mà bé có thể nhiễm từ mẹ khi mang thai.   
8 loai tiem phong vac xin can thiet cho tre nho-Hinh-3
2. Vacxin DTaP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu - một loại vi khuẩn khiến cổ họng của trẻ bị xám đen gây ra uốn ván (co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc xương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểm soát). 
8 loai tiem phong vac xin can thiet cho tre nho-Hinh-4
Trong trường hợp nghiêm trọng, tất cả 3 bệnh có thể dẫn đến suy tim và tử vong ở trẻ dưới một tuổi. Bạn nên tiêm vacxin DTaP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, và một lần nữa lúc 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 - 18 tháng tuổi và 4 - 6 tháng tuổi. 

Những tục lệ kinh dị về tình dục gây dựng tóc gáy

(Kiến Thức) - Những tục lệ kinh dị về tình dục này có thể làm người trong cuộc khổ sở, hãi hùng, và khiến cho người ngoài cuộc dựng tóc gáy vì sợ.