Dị dạng động tĩnh mạch… nguy cơ tử vong cao

TS.BS Nguyễn Đức Anh cảnh báo, dị dạng động tĩnh mạch là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là bệnh lý rất khó xử trí, thách thức lớn đối với ngành y. Vỡ phình động mạch não tỷ lệ tử vong khoảng 34- 45%. Trong đó, gần 10% tử vong nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu trước khi người bệnh được đưa tới bệnh viện.

Bỗng nhiên mất ý thức, ngừng tim

Cậu bé N.K.N (12 tuổi, ở Phú Thọ) tỉnh dậy sau gần hai tuần hôn mê sâu là khoảnh khắc khiến tất cả y bác sĩ, cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai vỡ òa hạnh phúc.

Hơn hai năm trước, khi chơi thể thao, N.K.N thường có hiện tượng mệt nhiều, chóng mặt. Cho con đi kiểm tra, gia đình nghĩ đơn giản chỉ là biểu hiện sinh lý tuổi dậy thì, ai ngờ bé bị dị dạng động tĩnh mạch (AVM) tuỷ cổ bẩm sinh, vị trí C1- C3, căn bệnh hiếm gặp, vô cùng nguy hiểm.

Bố của N.K.N - bác sĩ ngoại khoa, hiểu hơn ai hết mức độ nghiêm trọng và những nguy cơ của căn bệnh con mình phải đối mặt trong tương lai. Gia đình đã đưa con đi thăm khám nhiều nơi, phần lớn đều khuyên theo dõi, giữ gìn, tránh vận động mạnh bởi tỷ lệ can thiệp chỉ 50 - 50, thậm chí không ai nói trước điều gì có thể xảy ra.

Nỗi âu lo luôn thường trực, nhưng không ai trong gia đình có thể nghĩ biến cố xảy ra nhanh đến vậy. Không dấu hiệu báo trước, buổi chiều N. đang chơi cùng bà thì đột ngột nằm gục xuống, mất ý thức, tim ngừng đập, hôn mê...

Trường hợp khác, bé trai 11 tháng tuổi đang chơi bình thường ở lớp mầm non bỗng thét lên một tiếng rồi hôn mê, phải nhập viện cấp cứu. Kết quả thăm khám và chụp CT sọ não, các bác sĩ phát hiện trẻ có ổ xuất huyết (đột quỵ não) lớn dưới màng cứng do vỡ túi phình mạch máu não.

anh-1.jpg
Bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch những ngày hồi sức tích cực - Ảnh BVCC

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đây là bệnh lý rất khó xử trí, một thách thức lớn đối với bác sĩ đột quỵ, phẫu thuật thần kinh và bác sĩ can thiệp điện quang trên toàn thế giới.

Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận rất nhiều ca chảy máu nội sọ do dị dạng động tĩnh mạch vỡ.

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, dị dạng động tĩnh mạch có thể xảy ở mọi mạch máu trong cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất ở não hoặc tủy sống.

Can thiệp sớm tránh tử vong

PGS.TS Lê Văn Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, dị dạng động tĩnh mạch não là bệnh bẩm sinh, hình thành một đám rối mạch máu bất thường trong não, nối thông động mạch và tĩnh mạch não, không đi qua hệ mao mạch bình thường của não, không cấp máu cho nhu mô não, khi vỡ gây đột quỵ chảy máu não.

Dị dạng động tĩnh mạch có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi bị vỡ, dẫn đến chảy máu trong não. Bệnh được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi 45 trở xuống trong 3 tình huống: Chảy máu não (50-60%), đau đầu, động kinh (40-45%), hoặc tình cờ (5-10%). Một số bệnh nhân được phát hiện bệnh khá muộn (60-70 tuổi).

Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán do kiểm tra sức khoẻ hoặc do các vấn đề khác không liên quan đến khối dị dạng như chấn thương sọ não.

Một số triệu chứng khác của dị dạng động tĩnh mạch có thể kể đến: Co giật, đau đầu, yếu liệt, nói khó, nhìn mờ, lú lẫn. Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trong độ tuổi từ 10 đến 40.

dieu-tri-avm-bang-nut-mach.jpg
Dị dạng mạch máu được nút mạch - Ảnh minh họa

Dị dạng động tĩnh mạch não có thể làm tổn thương mô não theo thời gian. Các tác động tích tụ từ từ, thường gây ra các triệu chứng ở tuổi trưởng thành sớm. Tuy nhiên, khi đến tuổi trung niên, các dị dạng động tĩnh mạch não có xu hướng duy trì ổn định, ít gây ra các triệu chứng hơn.

Dị dạng động tĩnh mạch có thể gây ra hiện tượng “trộm máu não”, do dòng máu bị hướng đến khối dị dạng thay vì cung cấp dưỡng chất cho tế bào não, từ đó hình thành các cơn nhồi máu não.

Bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch có nguy cơ bị vỡ hàng năm khoảng 2-4% (kể cả trẻ em) bị do vỡ khối dị dạng. Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh gây chảy máu não, đột quỵ, bệnh nhân có thể tử vong tức thì.

Vì vậy, nếu nghi ngờ bệnh dị dạng động tĩnh mạch não, bệnh nhân cần được chụp cộng hưởng từ não và mạch máu não (MRI - MRA) hoặc cắt lớp vi tính (CT), đặc biệt nếu có CT đa lớp cắt MSCT là tốt nhất, để phát hiện tổn thương. Chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA) rất cần thiết để đánh giá chi tiết hình thái cấu trúc dị dạng mạch máu não.

Cách nhận biết dị dạng động tĩnh mạch

Khi chưa vỡ: Bệnh nhân có biểu hiện đau đầu mạn tính, điều trị nội khoa không khỏi, có những cơn co giật kiểu động kinh. Những trường hợp kích thước tổn thương dị dạng lớn có thể gây chèn ép não, thiếu máu não gây bại liệt tay chân…

Cũng có thể không có triệu chứng gì, được phát hiện tình cờ khi chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hoặc chụp mạch não vì lý do khác.

Khi bị vỡ: Gây đột quỵ chảy máu não, thường chảy máu trong nhu mô não, có thể chảy máu não thất hoặc kết hợp, rất hiếm khi chảy máu dưới nhện.

Triệu chứng đột ngột, cấp tính với mức độ nặng nhẹ khác nhau với các biểu hiện: Đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, tăng huyết áp, ý thức có thể bình thường, hoặc lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người, khó nói hoặc không nói được…

Địa chỉ vàng: Bệnh viện ở Hà Nội can thiệp dị dạng mạch máu

Dị dạng mạch máu là bệnh bẩm sinh, có nguy cơ sát thương tiềm ẩn cướp đi sự sống một cách nhanh chóng.

Bệnh có thể tiến triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng, nhưng nguy cơ dẫn đến liệt đột ngột, hoặc “cái chết bất ngờ”.

Ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức… bệnh do vỡ phình động mạch não gây ra (bệnh xuất huyết dưới nhện hay xuất huyết màng não) ít gặp hơn ở những nước kém phát triển. Thành quả chủ yếu do người bệnh được tầm soát từ sớm, để sàng lọc người bệnh có phình động mạch từ lúc chưa bị vỡ.

Mới 6 tháng tuổi đã xuất huyết não, hôn mê vì đột quỵ

Nhiều trẻ chưa đến 1 tuổi đã bị đột quỵ do xuất huyết não. Cha mẹ cần chú ý ở trẻ nhỏ đột quỵ não có thể là do trẻ có khối dị dạng mạch máu não.

Trẻ đang khỏe mạnh thì hôn mê, đột quỵ

Ngày 26/3, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, bệnh viện đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho bệnh nhi 6 tháng tuổi bị xuất huyết não.

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ... cha mẹ lơ đễnh, con dễ nguy kịch

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ mới sinh, chủ yếu là do hẹp động mạch nội sọ, vỡ mạch máu dị dạng, tim bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc do tự miễn…

“Đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻ đau đầu chỉ có thể quấy khóc...”, TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết.

Quan niệm sai lầm về đột quỵ