Lần đầu nghe thấy âm thanh lốc cát trên Sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu đã lần đầu thu được âm thanh về cơn lốc cát trên Sao Hỏa. Điều này giúp mở ra thêm những hiểu biết về thời tiết và khí hậu trên hành tinh này.

Lan dau nghe thay am thanh loc cat tren Sao Hoa

NASA vào năm 2012 đã ghi lại được hình ảnh cơn lốc cát đã tạo ra cái bóng ngoằn ngoèo trên bề mặt sao Hỏa (vệt trắng). Ảnh: NASA.

"Chúng tôi trúng số độc đắc rồi", nhà nghiên cứu chính Naomi Murdoch nói với AFP sau khi xe thám hiểm thu được âm thanh từ lốc cát.

Theo báo cáo ngày 13/12, giới nghiên cứu kỳ vọng đoạn ghi âm sẽ giúp hiểu rõ hơn về thời tiết và khí hậu trên Sao Hỏa, bao gồm việc bề mặt khô cằn và bầu khí quyển mỏng có thể từng hỗ trợ sự sống.

Lốc cát là hiện tượng phổ biến trên Sao Hỏa, gồm những cơn lốc ngắn chứa bụi, hình thành khi có sự chênh lệch lớn nhiệt độ giữa mặt đất và không khí, theo AFP.

Những cơn lốc cát phổ biến tại miệng hố Jezero, khu vực mà xe thám hiểm tự hành Perseverance hoạt động từ tháng 2/2021. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó ghi lại âm thanh từ cơn lốc cát. Cơn lốc có độ cao khoảng 118 m, rộng 25 m, và di chuyển với vận tốc 5 m/s.

Lan dau nghe thay am thanh loc cat tren Sao Hoa-Hinh-2

Xe tự hành Perseverance trong chuyến thám hiểm Sao Hỏa đầu tiên vào đầu năm 2021. Ảnh: NASA.

"Chúng tôi nghe thấy tiếng gió liên quan đến lốc cát, thời điểm nó xuất hiện, sau đó không còn nghe thấy gì vì đang ở tâm cơn lốc", nhà nghiên cứu hành tinh Murdoch nói.

Bà Murdoch cho biết micro trên xe tự hành đã thu được 308 tiếng bụi khi cơn lốc cát đi qua. Bà ước tính chỉ có 1/200 cơ hội có thể thu được âm thanh của lốc cát, theo ABC News.

Theo bà Murdoch, những bản ghi âm này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu gió trên Sao Hỏa, nhiễu loạn khí quyển và hiện tại là chuyển động của bụi. Kết quả này "chứng minh dữ liệu âm thanh có giá trị như thế nào trong việc khám phá không gian", bà nói.

Hòn đá tới từ quá khứ hé mở hướng đi tương lai cho loài người

Hòn đá với kích cỡ củ khoai tây đầy khiêm tốn đã thúc đẩy quá trình theo đuổi sự sống bên ngoài Trái Đất.

Hon da toi tu qua khu he mo huong di tuong lai cho loai nguoi
 Hành trình của hòn đá này từ Sao Hỏa đến vùng đồng bằng băng giá ở Trái đất là một chặng đường dài. Khoảng 17 triệu năm trước, một tảng đá siêu to khổng lồ đã va chạm với sao Hỏa, tạo ra một lỗ hổng ở mặt bên của hành tinh này và làm văng ra vô số mảnh vụn khắp hệ mặt trời. Đống đổ nát đã lao đi với tốc độ hơn 5km/giây, thoát khỏi lực hấp dẫn của hành tinh đỏ và chạy trốn vào vũ trụ.

Sao Hỏa thủng 4 lỗ, vô tình mở lối “vượt thời gian” vào Địa cầu

Bốn miệng hố va chạm được tạo ra gần đây trên Sao Hỏa đã vô tình mở đường cho một loạt hướng nghiên cứu sự hình thành của chính Trái Đất.

Sao Hoa thung 4 lo, vo tinh mo loi “vuot thoi gian” vao Dia cau
 Những miệng hố và chạm này cung cấp manh mối hấp dẫn về sự hình thành và tiến hóa của các lớp bên trong và bầu khí quyển của Sao Hỏa.