Làm gì khi du khách nước ngoài mặc váy ngắn đi chùa VN?

(Kiến Thức) - Không chỉ có nữ du khách Việt mà còn những nữ du khách nước ngoài mặc váy ngắn đi chùa gây phản cảm ở VN, nên ứng xử với họ ra sao?

Chuyện nữ du khách mặc váy ngắn, quần soóc, áo khoét nách, hay vận áo mỏng đến mức xuyên thấu đến các điểm chùa chiền, các điểm di tích lịch sử...đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” mà ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi thờ tự tôn nghiêm nào. Việc ăn mặc phản cảm không đúng thuần phong mỹ tục đã khiến không ít các du khách, phật tử “ngại” va chạm khi đến hành hương lễ Phật ở các điểm tâm linh. Họ lên tiếng chỉ trích nặng nề với cách ăn mặc lố lăng, phản cảm. Điều lạ lùng khi càng bị dư luận phản ứng, nhiều người càng ăn mặc hở hang, mát mẻ đến chốn tôn nghiêm. Họ có thể mặc áo mà như ở trần, quỳ gối bái lạy những điều tốt đẹp ngay cả khi họ không tôn trọng cả đấng thần linh thì những lời phản ứng của người khác chẳng khác nào nước đổ lá khoai.
Để hạn chế các kiểu ăn mặc lố lăng phản cảm, thiếu tôn trọng những giá trị văn hóa, nhiều di tích phải đưa vào nội quy tham quan dòng chữ “ Cấm ăn mặc quần áo quá ngắn, hở hang”. Ở di tích đặc biệt cấp quốc gia Yên Tử, đâu đâu cũng bắt gặp những băng rôn, khẩu hiệu nhắc nhở việc ăn mặc cho du khách đến tham quan, vãn cảnh thiêng nơi đất Phật, nhưng đó chỉ có giá trị với những du khách là người Việt Nam.
Có một thực tế, trong số nữ du khách ăn vận với đủ những bộ trang phục phản cảm khi đến chốn tâm linh, không chỉ có người Việt Nam mà còn có cả các nữ du khách nước ngoài mặc váy ngắn đi chùa. Tại các điểm di tích lịch sử, chùa chiền, không khó để phát hiện những nữ du khách nước ngoài khi đến tham quan vô tư vận những trang phục ngắn cũn cỡn, thậm chí mỏng manh đến mức dễ dàng nhìn xuyên thấu cơ thể. Với những nữ du khách nước ngoài có thể họ chưa hiểu hết văn hóa truyền thống của người Việt Nam tại các điểm di tích, danh thắng mang giá trị tâm linh. Họ nghĩ họ đi du lịch thì cần được thỏa mái và không gò bó hay phải chịu bất cứ các quy định nào về cách ăn mặc nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Vì thế họ thỏa mái ăn vận trang phục thiếu lịch sử phản văn hóa ở đất nước có danh thắng, di tích mà họ đặt chân đến. Tôi được tận mắt chứng kiến cảnh một đoàn du khách nước ngoài đến tham quan di tích Yên Tử và một số di tích tâm linh khác trên cả nước, trong đó có một vài nữ du khách với trang phục không phù hợp với quy định tại một số điểm tham quan tâm linh.
Lam gi khi du khach nuoc ngoai mac vay ngan di chua VN?
 Nữ du khách nước ngoài (áo đỏ) vận quần ngắn được phát váy trùm ngoài để tham quan Yên Tử.
Trong thời đại giao lưu văn hóa, chúng ta có thể trầm trồ ngưỡng mộ nhan sắc nàng Angelina Jolie lộng lẫy trên thảm đỏ với những trang phục thiếu vải nhưng chúng ta không thể chấp nhận hình ảnh các nữ du khách nước ngoài tại các điểm tâm linh chùa chiền vận những bộ đồ thiếu vải. Bởi chốn tôn nghiêm là nơi tất cả mọi người đến đều phải tuân theo những nội quy đã đề ra để đảm bảo sự tôn nghiêm và nếp sống văn minh.
Tuy nhiên, cách ứng xử của chúng ta với người nước ngoài như thế nào để họ hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, hiểu các quy định của các nơi danh thắng, di tích, điểm tham quan tâm linh như chùa chiền, miếu mạo thì không phải là việc làm đơn giản. Đem những suy nghĩ, băn khoăn trên trao đổi với ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, đơn vị kinh doanh du lịch tại Di tích đặc biệt cấp quốc gia Yên Tử về cách ứng xử với nữ du khách nước ngoài để họ hiểu văn hóa của người Việt trong cách ăn mặc khi đến chốn tâm linh. Ông Thanh cũng chia sẻ đó là việc không hề dễ dàng bởi khách nước ngoài có nhiều đối tượng, nhiều nền văn hóa khác nhau, họ theo những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Hơn nữa họ đến đây để du lịch nên không thể nói thẳng với họ như với những người Việt Nam vốn đã hiểu hết các quy định và truyền thống văn hóa.
Trong câu chuyện chia sẻ, ông Lê Trọng Thanh đã bật mí một cách làm hay để giải quyết vấn đề trên, vừa không làm mất lòng du khách vừa đảm bảo sự tôn nghiêm tại di tích. “Trước đây những người làm công tác quản lý di tích, cũng như làm du lịch tại Yên Tử luôn băn khoăn về việc nữ du khách nước ngoài mặc quần áo không phù hợp với nơi thờ tự, chốn tâm linh như chùa, am tại quần thể di tích Yên Tử. Nhưng sau đó, chúng tôi đã tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trên. Chúng tôi làm việc với các hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành, yêu cầu họ tuyên truyền cho du khách ở trên xe. Khi du khách đến Yên Tử, tại các điểm tham quan đền chùa, nơi thờ tự, chúng tôi bố trí trang phục váy quây và áo dài tay lịch sự. Du khách khi ăn mặc không phù hợp sẽ mặc thêm lớp váy ngoài này và vận áo dài tay lịch sự trước khi vào tham quan vãn cảnh chùa. Đa số du khách là người nước ngoài đến việc làm, ngoài tham quan du lịch, họ còn tìm hiểu văn hóa nên việc này được họ đón nhận rất vui vẻ”, ông Thanh chia sẻ.
Từ khi cách ứng xử văn hóa về trang phục của nữ du khách nước ngoài trên được áp dụng, không ai còn thấy cảnh du khách nước ngoài với váy ngắn, áo cộc...vào nơi tâm linh. Cách làm của Ban quản lý di tích danh thắng Yên Tử và Công ty Tùng Lâm trên là khá phù hợp vừa làm vừa lòng du khách lại đáp ứng được các quy định về văn hóa ăn mặc chốn linh thiêng, nhất là khi khách nước ngoài một đi không trở lại thì việc ứng xử tế nhị như trên là vô cùng cần thiết, thể hiện con người Việt Nam mến khách, thân thiện với tất cả du khách. Tuyệt vời biết mấy nếu các di tích, điểm tâm linh trên cả nước có những cách ứng xử văn hóa như trên.

Rằm xuân trùng lễ tình nhân, cặp đôi rủ nhau đi chùa

(Kiến Thức) - Dịp lễ tình nhân năm nay trùng với ngày rằm tháng Giêng nên nhiều đôi lứa cùng nhau đi chùa lễ Phật.

Ghi nhận của Kiến thức, từ chập tối nay, tại nhiều ngôi chùa lớn ở TP HCM như : Vĩnh Nghiêm, Nam Thiên Nhất Trụ, Quảng Đức...tấp nập người lễ Phật. Hòa trong dòng người, có không ít những đôi tình nhân cùng thắp nhang lạy Phật.
Ghi nhận của Kiến thức, từ chập tối nay, tại nhiều ngôi chùa lớn ở TP HCM như : Vĩnh Nghiêm, Nam Thiên Nhất Trụ, Quảng Đức...tấp nập người lễ Phật. Hòa trong dòng người, có không ít những đôi tình nhân cùng thắp nhang lạy Phật.

Chạy lốt xe mất 600 triệu: Lộ người bắn tin cho Bộ trưởng Thăng?

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội trả lời báo chí rằng: chính ông Lập là người đã “bắn tin nhiễu” đến Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu.

Ngay sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông tin về việc có vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình hôm 15/10, Sở Giao thông Vận tải HN đã có nhiều động thái “phản pháo” tư lệnh ngành và sự kiện này đã gây nóng dư luận suốt 1 tuần qua.

Vụ lùm xùm được đẩy lên cao trào khi ngày 20/10, Sở GTVT tổ chức cuộc họp với đại diện Bộ GTVT, Công an và Thanh tra thành phố để tiếp tục xác minh, làm rõ nội dung Bộ trưởng Thăng nêu.  

Sau cuộc họp, PGĐ Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khẳng định đã khoanh vùng và chỉ đích danh người có thể “bắn tin nhiễu” tới Bộ trưởng chỉ có thể là ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN, bởi vì theo ông Linh, trong cuộc họp hôm 15/10, chỉ có ông Lập đưa ra ý kiến là có nghe nói vụ việc tiêu cực như trên.

Để rộng đường dư luận, ANTT.VN đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN để trao đổi về vấn đề trên.
Chay lot xe mat 600 trieu: Lo nguoi ban tin cho Bo truong Thang
 Ông Nguyễn Văn Lập - GĐ Bến xe khách nước ngầm HN (ảnh: Petrotimes)

PV: Thưa ông, trước thông tin ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội nói rằng ông chính là người phát ngôn với Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi không nhắn tin đó cho Bộ trưởng. Tôi nghĩ chỉ có Bộ trưởng biết rõ ai là người đã nói.

PV: Nhưng ông Linh nói trong cuộc họp hôm 15/10, không ai có ý kiến về việc tiêu cực chạy lốt xe, chỉ có ông là đề cập có chuyện tiêu cực đó ở bến xe Mỹ Đình. Vậy thực hư như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Trong cuộc họp đó nhiều người phát biểu và phát biểu theo chỉ định. Bến xe nước ngầm HN là đơn vị được chỉ định phát biểu cuối cùng. Hôm đó tôi nói: tôi có nghe thông tin người ta nói rằng có câu chuyện bán lốt. Thì ông Linh hỏi ngay rằng có chứng cứ không. Tôi cũng trả lời rằng tôi không có chứng cứ vì chỉ là người nghe. Tóm lại chuyện đó tôi đã giải thích rồi: tôi nói là tôi “có nghe người ta nói” chứ không phải là “tôi biết  có chuyện đó” – hai việc đó khác nhau.

Nếu quả thực tôi biết rõ và tôi cung cấp thông tin đó cho bộ trưởng Thăng, được bộ trưởng Thăng tiếp nhận như vậy thì tôi rất mừng chứ chẳng có gì mà phải chối cả.

PVÔng có thể chia sẻ kỹ hơn về nguồn tin mình được nghe không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Rất nhiều lái xe, nhà xe qua đây người ta nói chuyện vậy, tôi có định làm gì với thông tin đó đâu mà ghi âm lại làm gì.

PVNguồn tin từ bến xe Mỹ Đình hay khuồn khác, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Nguồn tin thì ở nhiều nơi. Ngay tại bến xe nước ngầm này, có nhà xe họ có xe hoạt động ở cả bến xe này và bến xe Mỹ Đình nên họ phản ánh lại.

PVTrước chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc bỏ cơ chế xin – cho (chấp thuận tuyến) với các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách, đối với những tuyến những giờ có nhiều doanh nghiệp đăng ký thì sẽ đấu thầu công khai, ông có đồng thuận với chủ trương đó không? Theo ông để áp dụng thì có gặp khó khăn, trở ngại gì hay không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi cho rằng nếu thực hiện được thì đó là chủ trương tích cực nhất trong điều tiết tuyến vận tải: công khai minh bạch, bỏ xin – cho.

Tôi cũng nghĩ rằng không khó khăn gì khi thực hiện, như bộ trưởng Thăng nói thì chỉ cần thay đổi Thông tư 63 và cái đấy hoàn toàn do Bộ quyết định. Còn về quy hoạch tuyến thì Bộ cũng đang xây dựng cơ chế đấu thầu, việc đó cũng khả thi, không khó khăn gì.

Về đấu thầu tuyến này thì tôi có nghe kết quả đấu thầu sẽ không phụ thuộc vào giá đấu thầu mà căn cứ vào chất lượng vận tải. Ví dụ anh muốn chạy xe tuyến này, chúng tôi sẽ xem xét 3 năm hay 5 năm qua nhà xe của anh có để xảy ra tai nạn hau không, có bị phạt không, xe có đảm bảo an toàn không, ý thức chấp hành của lái xe ra sao, vv… Điều này có ý nghĩa rất tích cực khi mà những yếu tố về an toàn và chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu, sẽ khiến các doanh nghiệp vận tải phải chú trọng đến tiêu chí an toàn và chất lượng phục vụ của mình.

PV: Thế nếu các doanh nghiệp có hồ sơ tốt trúng thầu, sau đó họ bán hoặc chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp vận tải khác, việc này sẽ quản lý như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi khi lúc đó sẽ phải có “rào chắn pháp lý” để ràng buộc. Ví dụ đấu thầu phải có đặt cọc, trúng thầu xong anh không sử dụng thì sẽ mất quyền sử dụng đồng thời mất tiền đặt cọc, và không được chuyển nhượng. Cái đó là do khâu quản lý, khâu kiểm soát rào chắn.

PV: Có thông tin dư luận nói rằng mối quan hệ giữa Bến xe nước ngầm HN và Sở GTVT Hà Nội thời gian qua không được tốt lắm, có vài vụ trục trặc, vụ việc vừa rồi ông lại trả lời báo chí rằng ông Linh đang “nhắm” vào mình. Xin ông xác minh lại chuyện này là như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Không có chuyện đó. Phải nói là mối quan hệ giữa bến xe nước ngầm đối với Sở Giao thông cũng như các cơ quan quàn lý là rất tuyệt vời, không có trục trặc gì. Trước đây giám đốc Sở GTVT HN là anh Hùng, sau này là anh Viện là hai lãnh đạo rất sát sao với các chỉ đạo của UBND thành phố về điều chuyển các tuyến xe theo hướng bắc Nam Đông Tây…

Tôi nghĩ  chỉ có thể khúc mắc ở chỗ người điều hành thực hiện thôi. Cụ thể là anh Phó giám đốc (ông Nguyễn Hoàng Linh – PV), tôi nghĩ đó cũng là quyền điều hành của anh ấy thôi, có gì trục trặc đâu.

Tôi cũng không hẳn nói rằng anh Hoàng Linh: nhắm” vào tôi. Thực ra là anh Linh đã thực hiện một số điều chuyển phương tiện trái so với quy hoạch của thành phố. Lẽ ra xe này điều về bến xe nước ngầm thì anh ấy lại ‘cho sang” bến xe Mỹ Đình, ví dụ thế…

PV: Việc này là có thật chứ, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Thật chứ, có bằng văn bản chứ không phải nói mồm. Từ 2007, TP Hà Nội đã quy định tất cả các tuyến xe đi Hà Tĩnh, Nghệ An từ bến xe Giáp Bát chuyển về bến xe nước ngầm, sau đó không có văn bản nào khác chỉ đạo vấn đề này nữa. Thế nhưng mà chỉ được hơn 1 tháng gì đó, anh ấy lại điều chuyển về bến xe Mỹ Đình. Việc này anh ấy phải chịu trách nhiệm trước thành phố chứ không phải trước tôi, do đó tôi và anh ấy không có trục trặc gì về cá nhân cả.

PV: Xin cảm ơn ông!


Dân “khổ tận cam lai” vì dự án Sân bay Long Thành

Nằm trong vùng quy hoạch dự án sân bay Long Thành, hàng nghìn hộ dân đang phải sống ở những căn nhà dột nát, xuống cấp, đường đất bụi bẩn...

Dan
Năm 2005, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (cách TP HCM khoảng 40 km) được lập, với diện tích quy hoạch 5.000 ha nằm trên 6 xã của huyện Long Thành (Đồng Nai).