Kỳ quái ngôi sao con "nổi loạn" chống lại đám mây mẹ

(Kiến Thức) - Ở khu vực đám mây hình thành sao Sh 2-106, hay viết tắt là S106, một ngôi sao trẻ "quỷ dữ" tên là S106 IR nằm trong đó bất ngờ phóng vật chất ở tốc độ cao, phá vỡ khí và lớp bụi xung quanh đám mây mẹ. 

Ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 15 lần Mặt trời và đang trong giai đoạn trưởng thành. Hiện tại, S106 IR vẫn nằm trong đám mây mẹ của nó, nhưng nó đang "nổi loạn" chống lại đám mây mẹ của mình.
Vật liệu phun ra từ ngôi sao này không chỉ tạo cho đám mây hình dạng đồng hồ cát, mà còn khiến khí hydro trong đám mây hình thành sao rất nóng và hỗn loạn. Biểu hiện này thể hiện rõ nhất qua hình ảnh từ Kính Hubble.
Ky quai ngoi sao con

Nguồn ảnh: ScienceDaily 

Ngôi sao trẻ cũng làm nóng khí xung quanh, khiến nó đạt tới nhiệt độ 10.000 độ C. Bức xạ của ngôi sao làm ion hóa các thùy hydro, khiến đám mây mẹ thỉnh thoảng phát sáng. Ánh sáng từ khí phát sáng này có màu xanh lam trong hình ảnh được mô tả.
S106 là vật thể thứ 106 được nhà thiên văn học Steward Sharrial phân loại vào những năm 1950. Nó cách xa vài ngàn năm ánh sáng theo hướng Cygnus (The Swan).
Bản thân đám mây mẹ thì tương đối nhỏ theo tiêu chuẩn của các khu vực hình thành sao, dài khoảng 2 năm ánh sáng dọc theo trục dài nhất của nó.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sửng sốt lỗ đen khổng lồ lang thang trong các thiên hà lùn

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi tìm hiểu về các cơ chế hình thành lỗ đen khổng lồ trong lịch sử vũ trụ ban đầu đã thu được manh mối mới với việc phát hiện ra 13 lỗ đen lang thang trong các thiên hà lùn.

Những thiên hà lùn này có khối lượng nhỏ hơn 100 lần so với thiên hà Milky Way của chúng ta, nằm trong số những thiên hà nhỏ nhất được biết là nơi chứa các lỗ đen khổng lồ.

Cực dị loài xương rồng tự giết, ăn thịt chính mình để di chuyển

(Kiến Thức) - Xương rồng quỷ leo nổi tiếng với khả năng trườn bò hiếm có của mình. Nằm phủ phục trên đất, loài xương rồng này phát triển theo kiểu tiến lên phía trước và tự hủy phía sau của mình.

Bán đảo hẹp Baja California Sur ngoài khơi bờ biển phía tây Mexico là nơi sinh sống của một loài xương rồng độc đáo có tên là xương rồng quỷ leo, hay xương rồng sâu bướm.
Theo tìm hiểu, xương rồng quỷ leo có tên khoa học là Stenocereus eruca, một loài xương rồng kỳ lạ.

Lý thuyết mới về cách lỗ đen to nhanh gấp 1000 lần gây "sốc"

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đưa ra một lý thuyết mới về lý do tại sao các lỗ đen trở nên cực kỳ to lớn trong vũ trụ sơ khai. Họ cho rằng các dòng chảy khí hỗn loạn là cách rất dễ nuôi sống lỗ đen.

Các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc nghiên cứu cách một số lỗ đen phát triển nhanh đến mức chúng nặng hơn hàng tỷ lần so với Mặt trời, trả lời câu hỏi xem làm thế nào các lỗ đen trở nên lớn quá nhanh.
Giáo sư Andrew King từ Khoa Vật lý và Thiên văn học, Đại học Leicester cho biết: "Hầu hết mọi thiên hà đều có một lỗ đen cực lớn ở trung tâm của nó. Thiên hà Milky Way của chúng ta có một lỗ đen nặng gấp bốn triệu lần so với Mặt trời. Nhưng một số thiên hà có lỗ đen nặng hơn gấp ngàn lần. Chúng tôi biết rằng chúng phát triển rất nhanh sau Vụ nổ Big Bang'.