Kinh hãi lấy 500ml mủ từ vú sản phụ 17 tuổi

(Kiến Thức) - Một áp xe “khủng” phát triển trong vú phải của sản phụ 17 tuổi vừa được Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng phẫu thuật, hút ra khoảng 500ml mủ.  

Ngày 11/10, tin từ khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết, bệnh nhân là chị Ma Hông (17 tuổi), ngụ tại xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Chị Ma Hông nhập viện vào ngày 8/10 vừa qua trong tình trạng đau nhức ở vú phải đã kéo dài nhiều tuần qua. Bên vú bị đau nhức căng đét, đỏ tấy, to gấp 3 lần vú còn lại.

Lấy 500mml mủ từ vú bệnh nhân Ma Hông
 Lấy 500mml mủ từ vú bệnh nhân Ma Hông

Qua chuẩn đoán, các bác sĩ xác định chị Ma Hông bị áp xe vú nhưng vẫn chưa đến ngày “chín” để phẫu thuật hút mủ ra. Sau 4 ngày được điều trị tại bệnh viện, ngày 11/10, các bác sĩ đã mổ áp xe này. Điều kinh hãi là áp xe có tới 500mml mủ xanh, loại áp xe lớn rất hiếm gặp. Một bác sĩ trực tiếp mổ áp xe cho bệnh nhân Ma Hông kể lại, khi vừa chạm dao mổ vào thì áp xe bục vỡ, mủ chảy thành dòng phun ra như nước. 3 khay mủ đã được lấy ra từ ổ áp xe bên vú phải bệnh nhân.

Chị Ma Hông cho biết, sau khi sinh con được vài tuần thì bên vú phải bắt đầu đau nhức, căng đét và lớn lên rất nhanh. Do quá đau, ngoài sức chịu đựng nên ngày 8/10 chị mới quyết định tới bệnh viện khám bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe vú, trong đó hay gặp là tụ cầu và liên cầu hoặc phối hợp 2 loại vi khuẩn này gây bệnh. Các loại vi khuẩn như phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí cũng gây áp xe vú. Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả ít được nghỉ ngơi, ứ đọng sữa trong tuyến vú cũng là nguyên nhân gây ra các yếu tố dễ gây áp xe vú. 

Lập tổ y tế đặc biệt phục vụ lễ tang Đại tướng

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, đã bố trí tổ y tế đặc biệt bao gồm các các giáo sư, bác sĩ giỏi vào Quảng Bình hỗ trợ khi có yêu cầu trong lễ tang Đại tướng.

Theo Phó Phó Cục trưởng Cục khám chữa bệnh, Bộ Y tế Trần Quý Tường, để đảm bảo sức khỏe nhân dân trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế sẽ có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ xe cứu thương, cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị thiết yếu cho công tác lễ tang.
Theo đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh là đơn vị thường trực, phối hợp với các đơn vị liên quan như: Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP HCM, Sở Y tế Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch công tác y tế phục vụ Lễ tang Đại tướng.

Thực phẩm bổ máu cho chị em

(Kiến Thức) - Sau đây là những loại thực phẩm giàu chất sắt mà chị em nên bổ sung để tăng lượng hemoglobin trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh liên quan đến thiếu máu.

Hemoglobin là một thành phần quan trọng trong máu. Chất này được tổng hợp trong máu nhờ chất sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin cũng giảm và kéo theo đó là một loạt các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt...
Hemoglobin là một thành phần quan trọng trong máu. Chất này được tổng hợp trong máu nhờ chất sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin cũng giảm và kéo theo đó là một loạt các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt...
Bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm. Trong đó, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, tránh được bệnh thiếu máu.
 Bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm. Trong đó, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, tránh được bệnh thiếu máu.

Áp-xe gan do amip dễ vỡ ổ áp xe và tử vong

(Kienthuc.net.vn) - Đây là bệnh thường gặp nhất vì nước ta là xứ sở của amip. Sau đại tràng, gan là nơi amip hay đi đến gây bệnh và 80% nguyên nhân áp xe gan là do amip. Bệnh gây nhiều biến chứng, trong đó biến chứng do vỡ ổ áp xe hay gặp nhất và nguy hiểm nhất.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi bị áp xe gan do amip người bệnh thường sốt, đau hạ sườn phải và gan to. Tuy nhiên, phần lớn do được chẩn đoán nhầm, không được điều trị kịp thời ngay từ đầu, để bệnh kéo dài, một phần nhỏ do áp xe quá to, hoặc ổ áp xe nông, dù được điều trị kịp thời vẫn có biến chứng do vỡ tự nhiên hoặc nhân tạo, do thăm khám thô bạo, chấn thương, do chọc dò... thường xảy ra ngay khi đang điều trị. Đại đa số là vỡ tự nhiên.

Vỡ vào phổi: Do ổ áp xe thủng trực tiếp vào nhu mô phổi và thông với một phế quản làm cho bệnh nhân khạc hoặc ộc ra mủ. Đây được coi là một biến chứng may mắn cho bệnh nhân, bởi vì đó cũng là một hình thức dẫn lưu ổ mủ giúp cho ổ áp xe chóng lành, có nhiều trường hợp nhờ biến chứng này mà người bệnh không cần chọc hút mủ hoặc mổ dẫn lưu ổ áp xe gan.

Vỡ vào màng phổi: Gan tràn mủ màng phổi phải nhưng nếu ổ áp xe ở gan trái thì gây tràn mủ màng phổi trái, nhưng rất hiếm. Tràn dịch thường nhiều, gây khó thở đột ngột cần phải chọc hút dẫn lưu màng phổi cấp, nếu không bệnh nhân chết vì choáng hoặc ngạt thở.

Vỡ vào màng ngoài tim: Hay xảy ra với áp xe phân thùy 7, 8 hoặc áp xe gan trái. Đột nhiên bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái phải chọc hút màng tim cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ chết vì ép tim cấp.

Vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc toàn thể. Đây là biến chứng hay gặp. Đột nhiên đau bụng, sốt tăng lên, bụng cứng, đau toàn bụng. Phải kịp thời dẫn lưu ổ bụng nếu không người bệnh chết vì choáng nhiễm khuẩn.

Vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc khu trú: Ổ áp xe vỡ vào ổ bụng nhưng ngay lập tức bị các mạc nối và các tạng bao vây tạo nên ổ mủ khu trú trong ổ bụng, rất khó chẩn đoán, dễ nhầm với ứ mủ bể thận, nang nước tụy...

Vỡ vào ống tiêu hóa: Vỡ vào dạ dày, đại tràng làm cho bệnh nhân nôn ra mủ, ỉa ra mủ.

Dò ra ngoài: Ổ áp xe dính với thành bụng hoặc thành ngực rồi ăn thủng ra ngoài tạo thành một lỗ dò chảy mủ, dễ chẩn đoán nhầm là viêm xương sườn, hoặc viêm cơ...