Không đâu ứng cử vào Quốc hội dễ như Việt Nam

Nhiều ý kiến băn khoăn về sức khỏe, tâm lý của ứng viên ĐBQH, việc tự ứng cử và cơ cấu bầu cử trong phiên làm việc ngày 5/11 của Quốc hội.

Trong phiên làm việc chiều 5/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân (HĐND).
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng để lựa chọn được đại biểu chất lượng thì cần từ hai phía, tổ chức đề cử và người đi bầu cử.
Cử tri cần được biết thông tin đầy đủ về các ứng cử viên để sau khi bầu không phải ân hận vì mình đã bầu nhầm người không xứng đáng.
Vì vậy, cần quy định rõ hình thức thông tin, tuyên truyền làm sao vừa bình đẳng giữa các ứng cử viên, vừa đầy đủ và trung thực thông tin đến với cử tri, nhất là cử tri vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) nói ông không thấy khác nhau mấy giữa tiêu chuẩn ứng cử Quốc hội với HĐND cấp xã. “Như vậy là không ổn, từng cấp phải có quy định tiêu chuẩn khác nhau”. Theo ông Lịch, tiêu chuẩn bầu cử được đề cao nhất là sự trung thành với Đảng, với nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch.
 Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch.
“Không nơi nào tự ứng cử dễ dàng như ở VN”
Về việc tự ứng cử, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà đề nghị quy định rõ tiêu chuẩn người tự ứng cử.
“Những người được đề cử thì do các cơ quan, tổ chức đảm bảo; người tự ứng cử thì ai sẽ đảm bảo, sẽ chịu trách nhiệm, trừ chính người đó?” - bà Hà đặt vấn đề.
Cùng vấn đề này, ông Phạm Quang Nghị - bí thư Thành ủy Hà Nội - nhận xét: “Có thể nói rằng không nơi nào mà thủ tục tự ứng cử lại dễ dàng như ở VN”.
Ông Nghị cho rằng với những người được đề cử thì đã qua quá trình sàng lọc, có các tổ chức, đơn vị giới thiệu đánh giá về tư cách đạo đức, năng lực trình độ, phẩm chất.
Nhưng với người tự ứng cử thì chỉ do họ tự cảm nhận thấy mình đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội rồi nộp hồ sơ thì được ghi tên.
“Trên thế giới, người tự ứng cử phải thu thập được bao nhiêu chữ ký theo quy định thì mới đủ điều kiện vào danh sách bầu cử. Có những nước quy định ứng cử viên phải có nghĩa vụ tài chính, tức là nộp một khoản chi phí tài chính phục vụ bầu cử nếu như anh không vượt qua được một tỉ lệ phiếu nào đó” - ông Nghị cho biết.
Ông Nghị khẳng định việc quy định tự do ứng cử là tiến bộ, dân chủ nhưng cần phải nghiên cứu để quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chặt chẽ, nhằm lựa chọn được những người tốt nhất để cử tri bầu ra đại biểu cho mình.
Đừng bắt gánh quá nhiều cơ cấu
Bà Trương Thị Mai (chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng cơ cấu là một trong những tiêu chí cần thiết trong việc bầu cử Quốc hội, nhưng vấn đề là trong cơ cấu phải lựa chọn được người tốt nhất đại diện cho cơ cấu đó thì mới đáp ứng được mong mỏi của người dân.
“Một người gánh quá nhiều cơ cấu gánh sao nổi. Mà có khi gánh nhiều quá thì lại... rớt. Mà người ta cũng tự hỏi tại sao cùng lúc mình phải gánh nhiều như vậy, nào là trẻ, ngoài Đảng, dân tộc thiểu số, y tế, giáo dục. Cho nên một người chỉ nên gánh từ hai cơ cấu trở xuống” - bà Mai nói.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) cho biết một trong những điểm mới của dự thảo luật là quy định việc thành lập hội đồng bầu cử quốc gia.
Theo ông Mạnh, Hiến pháp cũng đã quy định hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Đồng tình với việc thành lập hội đồng bầu cử quốc gia, tuy nhiên ông Mạnh băn khoăn dự thảo luật chưa quy định rõ hội đồng này hoạt động thường xuyên hay kiêm nhiệm? “Theo tôi đã đến lúc chúng ta cần có một cơ quan bầu cử chuyên môn, độc lập.
Có ý kiến nói là năm năm chỉ bầu cử một lần, nếu thành lập cơ quan chuyên trách thì lãng phí. Tuy nhiên việc tổ chức bầu cử năm năm một lần chỉ là một trong những nhiệm vụ của hội đồng, ngoài ra hội đồng còn có các nhiệm vụ khác” - ông Mạnh nói.
Ông Mạnh giải thích hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ chính là tổ chức bầu cử năm năm một lần.
Ngoài ra hằng năm xuất hiện những đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như bị Quốc hội bãi miễn, không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu... chính vì vậy cần có hội đồng để đứng ra tổ chức bầu cử ở những đơn vị khuyết đại biểu.
Việc bầu cử bổ sung đó sẽ giúp cử tri ở các đơn vị khuyết đại biểu tiếp tục có người đại diện cho mình ở cơ quan dân cử, tạo sự công bằng giữa các đơn vị bầu cử.
Ứng cử viên phải được khám sức khỏe tâm thần
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã dành khá nhiều thời gian để thảo luận vấn đề tiêu chuẩn về sức khỏe và tâm lý của ứng cử viên đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Trần Du Lịch đánh giá: “Nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”. Bà Phạm Khánh Phong Lan (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) đề nghị ứng cử viên phải khám sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị phải luật hóa về tiêu chuẩn sức khỏe. “Khám sức khỏe để ứng cử đại biểu Quốc hội không phải như khám để thi bằng lái xe. Tôi đề nghị phải trắc nghiệm về trình độ, thần kinh, tâm lý. Sau đó đạt chuẩn mới cho ứng cử” - ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa nói nhiệm kỳ Quốc hội năm năm là rất dài, nếu thần kinh, tâm thần không ổn định sẽ rất khó lường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sau đó, bà Phạm Khánh Phong Lan nói cần có những bài kiểm tra của các chuyên gia tâm lý với ứng cử viên, để đảm bảo rằng tinh thần, thần kinh họ luôn vững vàng, hạn chế những xáo trộn do lời nói, hành động tại Quốc hội khi gánh trên mình trọng trách đại diện cho cử tri.
Đại biểu Võ Thị Dung (chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM) cũng nói trong quá trình làm công tác hiệp thương, bà đã gặp không ít trường hợp bị bệnh, tâm thần không ổn định đi ứng cử. Khi phát hiện kịp thời thì cũng loại được, nhưng vì không có quy định nên buộc phải chờ ý kiến từ tổ dân phố, nơi công tác, rất mất thời gian và dễ bị kiện cáo nếu làm không khéo léo, tế nhị.

Hình ảnh đáng nhớ về Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

(Kiến Thức) - Nguyên Phó TT Nguyễn Công Tạn là nhà quản lý hàng đầu ngành nông nghiệp VN. Những hình ảnh giản dị của ông gắn với nghề nông khiến nhiều người xúc động.

Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã từ trần ngày 1/11/2014 tại Bệnh viện TƯ quân đội 108, Hà Nội.
 Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã từ trần ngày 1/11/2014 tại Bệnh viện TƯ quân đội 108, Hà Nội. 

Hối lộ quan chức phổ biến nhất, tiền khủng nhất là... gì?

(Kiến Thức) - "Hối lộ phổ biến nhất hiện nay là chạy chức chạy quyền. Mà cái này thì gần như không ai dám nói đâu, tới tiền tỷ đấy...", ông Phan Văn Độ nói.

Tố cáo kiểu hòa cả làng
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga mới đây đã đề xuất miễn trách nhiệm hình sự với người đưa hối lộ. Theo bà Nga, khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn thì phải có những giải pháp tương ứng để xử lý quốc nạn ấy. Nhưng hiện nay chúng ta đang chặn cả hai đầu, vừa xử lý người nhận hối lộ đồng thời xử lý người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ nếu tố cáo thì sẽ đồng thời tố cáo chính mình nên việc phát hiện tham nhũng không cao. Ông nghĩ thế nào về tác động của giải pháp này?

Biệt thự sang trọng của nhóm người TQ lừa đảo tại Hải Phòng

(Kiến Thức) - Căn biệt thự sang trọng nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại được các đối tượng người Trung Quốc thuê lại để lừa đảo bằng công nghệ cao.

Khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet, thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Khoảng 13h15 ngày 4/11, C50 (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP Hải Phòng đã đột nhập vào một căn biệt thự thuộc phường Anh Dũng (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng). Kiểm tra có dấu hiệu hoạt động phạm tội, lực lượng chức năng đã bắt giữ 44 đối tượng đang có hành vi gọi điện thoại quốc tế qua mạng Internet, thu giữ nhiều tang vật gồm một số điện thoại bàn, máy vi tính, sổ sách mà nhóm này dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Một nhóm đối tượng người nước ngoài đến địa bàn TP Hải Phòng sinh sống nhưng sau đó lại bỏ đi nơi khác. Quá trình rà soát cho thấy, nhóm đối tượng trên có quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan. Họ thường thuê những căn biệt thự ở nơi vắng vẻ và ít khi giao tiếp với bên ngoài.
Một nhóm đối tượng người nước ngoài đến địa bàn TP Hải Phòng sinh sống nhưng sau đó lại bỏ đi nơi khác. Quá trình rà soát cho thấy, nhóm đối tượng trên có quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan. Họ thường thuê những căn biệt thự ở nơi vắng vẻ và ít khi giao tiếp với bên ngoài. 
Nghi ngờ đây là nhóm đối tượng lừa đảo, Công an TP Hải Phòng đã rà soát và xác định những kẻ này đang thuê một ngôi biệt thự tại Lô 34 (khu biệt thự Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) và thuê hai đường truyền Internet tốc độ cao. Trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường thực hiện rất nhiều cuộc gọi (giao thức VOIP) đến các số điện thoại cố định và di động ở Trung Quốc.
 
Nghi ngờ đây là nhóm đối tượng lừa đảo, Công an TP Hải Phòng đã rà soát và xác định những kẻ này đang thuê một ngôi biệt thự tại Lô 34 (khu biệt thự Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) và thuê hai đường truyền Internet tốc độ cao. Trinh sát đã phát hiện các đối tượng thường thực hiện rất nhiều cuộc gọi (giao thức VOIP) đến các số điện thoại cố định và di động ở Trung Quốc.
Phối hợp với công an Trung Quốc, công an TP Hải Phòng có đủ tài liệu xác định nhóm đối tượng trên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Trung Quốc. Trong ảnh là camera của biệt thự đã được nhóm đối tượng thay mắt để theo dõi bên ngoài.
Phối hợp với công an Trung Quốc, công an TP Hải Phòng có đủ tài liệu xác định nhóm đối tượng trên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Trung Quốc. Trong ảnh là camera của biệt thự đã được nhóm đối tượng thay mắt để theo dõi bên ngoài.
Đường truyền internet đã bị lực lượng chức năng cắt khi triệt phá đường dây này.
 Đường truyền internet đã bị lực lượng chức năng cắt khi triệt phá đường dây này.
Những dây cáp, mạng cũng đã được lực lượng chức năng thu giữ.
 Những dây cáp, mạng cũng đã được lực lượng chức năng thu giữ.
Trao đổi với PV Kiến Thức về quá trình thuê ngôi biệt thự của nhóm người nước ngoài lừa đảo này, ông Lê Đức Hải (65 tuổi), chủ ngôi nhà cho biết: "Tôi hoàn toàn không biết đến nhóm người nước ngoài này bởi thực tế tôi thực hiện cho thuê nhà với một người khác và được người này cho nhóm người nước ngoài thuê lại. Thời gian thuê bắt đầu từ ngày 26/09/2014 với giá thuê là 8 triệu đồng/1 tháng, hợp đồng được ký kết với thời hạn 6 tháng một và thanh toán tiền 3 tháng một lần.
Trao đổi với PV Kiến Thức về quá trình thuê ngôi biệt thự của nhóm người nước ngoài lừa đảo này, ông Lê Đức Hải (65 tuổi), chủ ngôi nhà cho biết: "Tôi hoàn toàn không biết đến nhóm người nước ngoài này bởi thực tế tôi thực hiện cho thuê nhà với một người khác và được người này cho nhóm người nước ngoài thuê lại. Thời gian thuê bắt đầu từ ngày 26/09/2014 với giá thuê là 8 triệu đồng/1 tháng, hợp đồng được ký kết với thời hạn 6 tháng một và thanh toán tiền 3 tháng một lần.
"Khi họ đến thuê thì họ chủ động lắp đặt các hệ thống mạng, điện tử, trong đó có hệ thống camera trong nhà. Tôi thì thi thoảng mới về đây một lần, nên nhà cửa chủ yếu là họ thuê và họ quản lý", ông Hải cho biết thêm.
"Khi họ đến thuê thì họ chủ động lắp đặt các hệ thống mạng, điện tử, trong đó có hệ thống camera trong nhà. Tôi thì thi thoảng mới về đây một lần, nên nhà cửa chủ yếu là họ thuê và họ quản lý", ông Hải cho biết thêm.
Căn biệt thự nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại.
Căn biệt thự nằm ở khu vắng vẻ, ít người qua lại.