"Không công bố, không có nghĩa không có dịch sởi"

(Kiến Thức) - Việc không công bố không có nghĩa là không có dịch. Số trẻ tử vong do sởi và các bệnh liên quan đến sởi lên tới con số 116.

Tại cuộc họp báo, rất nhiều thông tin cho rằng, Bộ Y tế đang cố tình giấu dịch, công khai con số tử vong và mắc dịch chưa minh bạch … Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Bộ Y tế khẳng định công khai, minh bạch mọi thông tin và không hề giấu dịch”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi họp báo.
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi họp báo.
Ngoài ra, nhiều cơ quan báo chí cho rằng, tại sao với diễn biến dịch sởi như vậy, Bộ Y tế chưa công bố dịch, ông Nguyễn Thanh Long cho rằng: “Việc không công bố không có nghĩa là không có dịch. Hiện, chúng ta đang có dịch sởi” .
Lý giải thêm về việc này, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, hiện nay nhiều nước không gọi công bố dịch nữa mà dùng từ thông báo dịch. Nếu dịch bệnh diễn ra, quốc gia không thể kiểm soát được, sẽ là thông báo tình trạng khẩn cấp, áp dụng các biện pháp hành chính chặt chẽ như đóng cửa trường học, hạn chế họp chợ, giao thông, cưỡng chế và cách ly.
Theo Thứ trưởng Long, cách tốt nhất để phòng và chống dịch sởi đó chính là tiêm vắc xin.
Buổi họp báo thu hút đông đảo báo giới tham gia.
 Buổi họp báo thu hút đông đảo báo giới tham gia.
Chiều nay Bộ Y tế đã cập nhật con số mới mất về tình hình tử vong do sởi, theo đó số trẻ tử vong do sởi và các bệnh liên quan đến sởi đã lên tới con số 116.
Nhận định về việc số lượng trẻ tử vong do sởi tăng cao vào năm nay, ông Nguyễn Văn Kính – Viện trưởng Viện lâm sàng bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho rằng, các cháu bé nhiễm sởi đã được điều trị đúng phác đồ, nhưng năm nay những cháu bé chưa đến tháng tiêm phòng sởi, dưới 9 tháng bị bội nhiễm sởi nên con số tử vong liên quan đến sởi tăng đột biến.
Trong đó, 3 nhóm có số trẻ tử vong nhanh và cao nhất là do virus sởi biến chứng cơ tim, virus sởi biến chứng gây viêm phổi và do virus sởi biến chứng lên não.
Để kiểm soát dịch sởi trên địa bàn cả nước, ngày 18/4, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn thanh tra về hai tỉnh có điểm nóng nhất cả nước về sự phát triển bệnh sởi là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với các chuyên gia quốc tế nghiên cứu độc lực của virus sởi tại Hà Nội để báo cáo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội.
Về phía Chính phủ cũng đã có chỉ đạo cho xuất cấp tất cả các máy thở dự trữ quốc gia để hỗ trợ các bệnh viện chống sởi. Tính đến thời điểm hiện tại, đã xuất cấp tất cả 42 máy thở cho các bệnh viện, còn các công tác phòng chống dịch sởi khác cũng được thực hiện một cách chặt chẽ, quyết liệt.

Những hiện tượng nguy hiểm sau sinh

(Kiến Thức) - Sau sinh nếu bạn bị choáng ngất, ra máu nhiều, vết mổ sưng đau rỉ máu bất thường  thì cần báo ngay cho bác sĩ biết.

Sau sinh những hiện tượng nguy hiểm dưới đây bạn nên thông báo hoặc tới ngay bệnh viện để xử lý kịp thời.
 Sau sinh những hiện tượng nguy hiểm dưới đây bạn nên thông báo hoặc tới ngay bệnh viện để  xử lý kịp thời.

Những đại dịch sởi khủng khiếp khắp thế giới

(Kiến Thức) - Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp nhìn lại thì không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước  trong đó có những nước phát triển như Mỹ, Pháp, Canada... dịch sởi cũng từng bùng phát nhiều lần.

Những hiểu lầm thường gặp về vắc xin ngừa sởi

(Kiến Thức) - Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sởi là tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, xoay quanh phương pháp hiệu quả này còn tồn tại nhiều hiểu lầm đáng tiếc.

1. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh không cần đến vắc xin. Thực tế việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ chỉ giúp con người né tránh các bệnh lây truyền như cảm cúm, nhiễm trùng chứ không thể giúp “kháng” sởi. Nếu không được tiêm vắc xin ngăn ngừa thì bệnh có cơ hội tấn công dễ dàng.

1. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa bệnh không cần đến vắc xin. Thực tế việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ chỉ giúp con người né tránh các bệnh lây truyền như cảm cúm, nhiễm trùng chứ không thể giúp “kháng” sởi. Nếu không được tiêm vắc xin ngăn ngừa thì bệnh có cơ hội tấn công dễ dàng.

2. Tiêm phòng sởi có thể gây hại cho cơ thể khỏe mạnh. Có lẽ đây là lầm tưởng lớn nhất về vắc xin sởi. Việc dùng vắc xin chỉ để lại một vài phản ứng nhẹ, tạm thời như sưng ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Những ảnh hưởng lớn ở sức khỏe con người thường rất hiếm khi xảy ra. Nếu không phòng ngừa, sởi có thể gây ra các biến chứng và nặng nhất là tử vong. Nhìn chung, rủi ro từ tiêm vắc xin là không đáng kể so với những lợi ích mà nó đem lại.

2. Tiêm phòng sởi có thể gây hại cho cơ thể khỏe mạnh. Có lẽ đây là lầm tưởng lớn nhất về vắc xin sởi. Việc dùng vắc xin chỉ để lại một vài phản ứng nhẹ, tạm thời như sưng ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Những ảnh hưởng lớn ở sức khỏe con người thường rất hiếm khi xảy ra. Nếu không phòng ngừa, sởi có thể gây ra các biến chứng và nặng nhất là tử vong. Nhìn chung, rủi ro từ tiêm vắc xin là không đáng kể so với những lợi ích mà nó đem lại.