Khỉ tuyết tung người đánh nhau như võ sĩ

Một nhiếp ảnh gia người Anh đã ghi được khoảnh khắc đặc biệt khi hai chú khỉ tuyết tung người đưa ra những cú đấm siêu đẳng trong sở thú Tama, Nhật Bản.

Khỉ tung người đánh nhau như võ sĩ
 Khỉ tung người đánh nhau như võ sĩ
Theo tờ Daily mail, David Williams, nhiếp ảnh gia người Anh, đang sống tại Nhật Bản ghi lại trận đấu võ tranh giành địa bàn của hai chú khỉ Nhật Bản trong sở thú Tama ở Tokyo.
 
David chia sẻ, những con khỉ tuyết ở một khu vực ngoài trời rộng lớn. Những con khỉ già sẽ thư giãn ngâm mình trong hồ bơi để làm mát trong khi những con trẻ hơn thích trêu đùa nhau và đánh lộn.
Ảnh chụp cho thấy khỉ nhảy lên và đấm rất điêu luyện như những võ sĩ chuyên nghiệp.
 Ảnh chụp cho thấy khỉ nhảy lên và đấm rất điêu luyện như những võ sĩ chuyên nghiệp.
Chia sẻ về những cú đấm của khỉ, David nói: "Ảnh này cho thấy khoảnh khắc hoàn hảo khi một con khỉ vừa nhảy lên và đấm cùng lúc. Tôi thậm chí không nhìn thấy điều này vì nó diễn ra quá nhanh. Nhưng tôi đã rất ngạc nhiên khi về nhà xem lại ảnh".
 
David cho biết anh thích chụp những khoảnh khắc mà mắt người khó có thể bắt kịp. David nói: "Tôi thực sự thích chứng kiến những chuyển động duyên dáng cũng như sự nhanh nhẹn tuyệt vời của khỉ tuyết".
Khỉ Nhật Bản thường được gọi là khỉ tuyết do chúng sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá tuyết phủ. Khỉ tuyết có bộ lông màu xám nâu, mặt đỏ và đuôi ngắn. Loài khỉ này có thể đối phó với cái lạnh xuống tới -20 độ C.
 

Khỉ tuyết Nhật Bản sung sướng tắm suối nước nóng

(Kiến Thức) - Mặc dù tuyết phủ dày vào mùa đông nhưng khỉ tuyết Nhật Bản chẳng hề lo lắng, chúng đang tận hưởng suối nước nóng một cách sảng khoái.

Khi tuyet Nhat Ban sung suong tam suoi nuoc nong
Nằm ở vùng núi cao Yamanouchi hoặc Jigokudani, những nơi có khỉ tuyết Nhật Bản sinh sống thường xuyên bị tuyết bao phủ suốt những tháng của mùa đông và có nhiệt độ -10 độ C. 
Khi tuyet Nhat Ban sung suong tam suoi nuoc nong-Hinh-2
 Những chú khỉ tuyết ở đây được trang bị khá tốt với bộ lông dày màu cát, khuôn mặt đỏ au đắm chìm trong những con suối nước nóng tự nhiên, nơi nhiệt độ trong nước có thể từ 15 đến 32 độ C.

Khám phá bất ngờ về khoai vạc gắn liền với dân Đông Nam Bộ

(Kiến Thức) - Khoai vạc còn được biết đến với tên gọi thông dụng khác là khoai mỡ, khoai tím, là một loại thức ăn gắn liền với người dân Việt Nam. Hiện Long An là một trong những nơi có diện tích trồng khoai vạc lớn nhất.

Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-8
 Khoai vạc có tên khoa học Dioscorea alata, được trồng ở khắp các vùng nông thôn của nước ta để lấy củ ăn. Trong đó, Long An là một trong những nơi có diện tích trồng khoai vạc lớn nhất. Ảnh thienhiepthanh.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-9
 Trên thế giới, khoai vạc còn được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Châu Phi. Ảnh hoinuoitrong.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-10
 Khoai vạc có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Loại cây này được trồng làm cây lương thực từ rất lâu đời. Ảnh tuoixanh.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-11
 Khoai vạc là loại dây leo, thân mềm, có sức sống tốt. Cây cho thu hoạch vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm. Ảnh blogspot.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-12
 Trên thế giới, khoai vạc cũng được xem là một loại cây lương thực quan trọng. Ảnh blogspot.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-13
 Còn ở một số nơi tại Việt Nam, khoai vạc là một trong những loại cây đặc sản, chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp. Ảnh blogspot.
Kham pha bat ngo ve khoai vac gan lien voi dan Dong Nam Bo-Hinh-14
Ngoài tác dụng làm thực phẩm, khoai vạc còn có tác dụng chữa bệnh như ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ, kiểm soát đường huyết trong máu... Ảnh hellobacsi. 

Mời quý vị xem video: Trồng cây này ngoài ban công, cả đời không lo dị ứng

Khám phá về loài cây “ác mộng” với những chú chim

(Kiến Thức) - Cây bắt chim Pisonia là loài cây chết chóc bí ẩn khiến nhiều chú chim vô tình vướng vào quả của nó đều phải bỏ mạng bởi không thể di chuyển được, mắc kẹt và cuối cùng là chết vì đói.
 

Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim
 Cây bắt chim Pisonia sống ở vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ và Thái Bình Dương. Ảnh ydvn.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-2
 Quả của cây bắt chim Pisonia dài khoảng 7mm - 14mm, được bao phủ bởi gai và đặc biệt là có tiết ra một loại chất cực kỳ dính. Ảnh khoahoc.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-3
 Chính những chiếc gai và chất dính của quả Pisonia khiến những chú chim bị vướng vào sẽ không thể di chuyển được, mắc kẹt và cuối cùng là chết vì đói. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-4
 Thậm chí có những chú chim bị mắc kẹt treo lơ lửng trên cành cây. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-5
 Xác của những chú chim bị phân hủy trở thành nguồn phân bón dồi dào cho cây Pisonia tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-6
 Thậm chí, xác của những chú chim này còn thu hút những con cú và các loài săn mồi lớn khác. Những con vật này sau đó cũng bị dính và “làm mồi” cho cây Pisonia. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-7
Mới đây nhất, hai loài mới có tên Pisonia horneae và Pisonia roqueae thuộc nhóm cây bắt chim Pisonia đã được phát hiện trong rừng của Puerto Rico. Ảnh ydvn. 

Mời quý vị xem video: Cây nhân trần cứu tinh của bệnh gan