Hubble "soi" được gì ở hệ sao đang chết dần?

(Kiến Thức) - Trong chòm sao Song Tử, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chụp được một hình ảnh mới về tàn dư của một hệ sao đang chết dần có tên là NGC 2371/2. 

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng, hệ thống sao đang chết dần là hai vật thể thay vì chỉ một. Nó bao gồm một tinh vân hành tinh: một lớp vỏ khí bao quanh ngôi sao - có cấu trúc đối xứng với một ngôi sao giống như Mặt trời.

Hubble
Nguồn ảnh: Phys.

Trong phát hiện mới nhất, lớp vỏ siêu tân tinh bên ngoài đã bị thổi bay dần, để lộ ra ngôi sao nóng bỏng nằm bên trong cũng đã và đang rơi vào trạng thái rã vật chất.

Hiện tại, toàn bộ hệ thống phát sáng khi bức xạ của ngôi sao sắp chết tương tác với bụi thiên hà. Cuối cùng, ngôi sao này sẽ nguội đi, tạo thành một sao lùn trắng và các thùy vật chất của sao sẽ tiêu tan hoàn toàn. 

Đây cũng có thể là cách Mặt trời của chúng ta rơi vào tình trạng tương tự trong tương lai.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Giải mã kế hoạch tham vọng cứu Trái đất của tỷ phú Bill Gates

Tỷ phú người Mỹ Bill Gates muốn xịt hàng triệu tấn bụi vào tầng bình lưu để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, một số người cho rằng làm như vậy có thể kích hoạt một thảm họa khác.

Kế hoạch tham vọng