Khám phá mực ma cà rồng có thân đỏ như máu

Một sinh vật kỳ dị vừa được nhóm thám hiểm phát hiện ra dưới vùng nước sâu của vịnh Mexico, được gọi là mực ma cà rồng có thân đỏ như máu, Daily Mail đưa tin.

Tàu thám hiểm Okeanos Explorer của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đang trong hành trình khám phá khu vực nước sâu ở vịnh Mexico. Mới đây, nhóm thám hiểm đã phát hiện ra một sinh vật kỳ dị sống dưới đáy biển sâu hàng ngàn mét so với mực nước biển.
Hình thù kỳ lạ của loài mực ma cà rồng. Ảnh: NOAA
 Hình thù kỳ lạ của loài mực ma cà rồng. Ảnh: NOAA
Nó trông giống như một loài mực, tuy nhiên theo như mô tả của các nhà thám hiểm đại dương thì nó có gì đó giống như loài ác quỷ. Một trong số họ gọi nó là mực ma cà rồng dẫu nó vẫn chưa được đặt tên.
Sở dĩ gọi chúng là "mực quỷ" bởi chúng có lớp da cực mỏng bên ngoài, lộ phần máu đỏ tươi bên trong. Cơ thể còn sở hữu chiếc sừng nhô ra cực đặc biệt nhưng cũng đầy mê hoặc.
Ngoài ra, giới thám hiểm đáy biển của NOAA cũng phát hiện ở đáy sâu của vịnh Mexico thêm nhiều loài vật khác như sao biển, cua, sứa, cá đuối...
Mỗi loài sinh vật đều mang thêm một đặc điểm lạ kỳ mà giới khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.

Vẻ đẹp lạ thường của mực ma cà rồng

Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) thoạt trông giống như một sinh vật bước ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào đó. Nhưng trái ngược với cái tên và ngoại hình đáng sợ của nó, loài mực này có kích thước rất nhỏ và khá hiền lành. Một con mực ma cà rồng trưởng thành dài khoảng 15cm. Đây là một sinh vật cổ đại, thành viên còn sót lại duy nhất của loài Vampyromorphida.

Nó cũng là thành viên duy nhất của họ cephalopod, mang cả đặc tính của mực lẫn bạch tuộc, còn sống sót.
Đây là thành viên duy nhất của họ cephalopod, mang cả đặc tính của mực lẫn bạch tuộc còn sống sót.

Bất ngờ với công bố về môi trường lỗ đen sáp nhập

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể hợp nhất nhiều lần trong các cụm sao cầu, các cụm sao lớn và nhỏ gọn thường quay quanh các thiên hà - và có mật độ dày từ hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.

Các cụm sao hình cầu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn học kể từ lần đầu tiên quan sát thấy trong thế kỷ 17. Các cụm sao hình cầu là đối tượng được biết đến nhiều nhất trong vũ trụ, có thể tìm thấy ở hầu hết các thiên hà.
Tùy thuộc vào kích thước và loại thiên hà mà số lượng các cụm thay đổi, với các thiên hà elip chứa hàng chục ngàn trong khi các thiên hà như Milky Way có trên 150.

Những động vật quái dị sống ở nơi sâu nhất Trái đất

(Kiến Thức) - Những loài động vật sống ở nơi sâu nhất Trái đất thường có hình dạng và cấu tạo khác xa so với những loài động vật chúng ta thường thấy khác.

Nhung dong vat quai di song o noi sau nhat Trai dat
Dragonfish là loài động vật sống ở nơi sâu nhất Trái đất. Sống ở độ sâu từ 2-5km dưới lòng biển tối om, loài cá này có một cái vòi phát sáng để thu hút con mồi đến gần miệng chúng.
Nhung dong vat quai di song o noi sau nhat Trai dat-Hinh-2
 Frilled Shark thường được tìm thấy ở biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là loài động vật ăn phù du có thể lặn xuống độ sâu hơn 1km dưới lòng biển.