Khám phá kinh ngạc "siêu Trái đất" có thể hỗ trợ sự sống

(Kiến Thức) - Một "siêu Trái đất" cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng đã nổi lên như một hành tinh có khả năng sống được bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, với nhiệt độ ở mức thích hợp và có chất lỏng.

Được biết, "siêu Trái đất" là hành tinh ngoại lai này có bán kính gấp 1,5 lần Trái đất, nằm trong vùng sinh tạo có thể sống được trong vũ trụ mà các chuyên gia gọi là vùng "Goldilocks", nơi có nhiệt độ ở mức thích hợp và chất lỏng hỗ trợ sự sống.

Nó có tên gọi là hành tinh Kepler 452 nằm trong chòm sao Cygnus, sáng hơn khoảng 20% so với mặt trời và nó khoảng hai tỷ năm tuổi.

Kham pha kinh ngac
Nguồn ảnh: Phys. 

Hành tinh 452b đã được cho là "anh em họ của Trái đất". Mô phỏng máy tính lượng tử cho thấy, nó có một bầu không khí dày đặc, nhiều nước trên bề mặt và có các núi lửa hoạt động.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Tiến sĩ Paul Rimmer, nhà khoa học hàng đầu đến từ Phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Cambridge, nói: “Phát hiện này đưa chúng ta đến gần hơn một chút, để giải quyết câu hỏi liệu chúng ta có thể sống ngoài vũ trụ hay không".

Kinh ngạc tiểu hành tinh có thể nhìn bằng mắt thường dài ngày

(Kiến Thức) - Những người hâm mộ thiên văn học có thể được nhìn thấy một tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời đủ sáng để nhìn bằng mắt thường. Nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.

Vesta, đôi khi được phân loại là một protoplanet, là đối tượng lớn thứ hai trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, chỉ sau hành tinh lùn Ceres.
Thỉnh thoảng, nó đủ sáng để nhìn bằng mắt thường, và trong vài ngày gần đây, nó vừa mới vượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong hai thập kỷ.

Sửng sốt phát hiện về chất hữu cơ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc tàu sứ mệnh Dawn của NASA phát hiện vật liệu hữu cơ - các hợp chất dựa trên cacbon xuất hiện trên bề mặt của hành tinh lùn Ceres, chứa nhiều chất hữu cơ hơn so với suy nghĩ trước đây.

Việc phát hiện các chất hữu cơ mới đây trên hành tinh lùn Ceres được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ quang phổ hồng ngoại (VIR) trên tàu vũ trụ Dawn.

Ảnh tuyệt vời về điểm sáng rực rỡ trên hành tinh lùn Ceres

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Dawn của NASA ghi được hình ảnh đẹp nhất từ trước đến nay, tại một điểm sáng kỳ lạ lốm đốm trên hành tinh lùn Ceres, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của hành tinh này.

Cụ thể, vào ngày 3/7/2018, tàu vũ trụ Dawn đã có dịp khám sát qua khu vực Occator Crater dài 57 dặm (92 km) trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thì phát hiện nhiều dấu hiệu lạ.