Khám phá bí ẩn tục thờ chó đá của người Việt

Là một trong những con vật được thuần dưỡng sớm nhất, từ xa xưa, chó đã trở thành loài vật gắn liền với đời sống vật chất và tín ngưỡng của người Việt.

Trong đời sống hiện thực, chó là loài động vật được con người thuần dưỡng từ rất sớm, trở thành vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình, làm nhiệm vụ bảo vệ, trấn áp kẻ xấu, mang lại bình an cho gia chủ.
Trong quan niệm của người Việt, chó là loài vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Bởi vậy, mà dân gian có câu: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Loài vật này cũng có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt tự ngàn đời nay, biểu hiện rõ nhất thông qua tục thờ chó đá tại nhiều làng quê với những hình thức khác nhau.
Tìm đến làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, (Đan phượng, Hà Nội) – nơi còn giữ nguyên tục thờ chó đá vào những ngày cuối năm, cụ Nguyễn Chí Cương, Phó ban quản lý di tích đình làng Địch Vỹ đang kính cẩn bao sái, dâng hương lên ông Hoàng Thạch ngự ngay cạnh đình làng.
Tượng ông quan Hoàng Thạch cao khoảng 1,4 m, trong tư thế ngồi, chân cụp, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi thè che hàm răng dưới. Xung quanh ông Hoàng Thạch là 16 con chó con có kích thước không đồng đều, tư thế linh động.
Theo cụ Cương, không cứ vào ngày rằm, mùng một, dân làng cũng thường đến nơi thờ ông quan Hoàng Thạch để hương khói, xin thần phù hộ. Những đôi trai gái yêu nhau, gặp trắc trở, những người có nỗi oan khuất, mong được giải oan đến cầu xin đều được như ý, toại nguyện.
Cụ Cương kể, tục thờ quan Hoàng Thạch tại làng Địch Vĩ có từ hơn 400 năm nay. Tục này xuất phát từ truyền thuyết liên quan đến nỗi oan tình trời xanh không thấu của một chàng trai tên Hoàng Thạch.
Tích xưa kể rằng, thủa trước, có 2 anh em nhà nọ, người anh tên là Ngọc Trì, người em tên là Hoàng Thạch. Người anh ra trận đánh giặc, giao lại công việc nhà cửa cho người em trông nom. Đến khi đánh giặc trở về, người anh thấy vợ mình có thai, nên nghi cho người em đã làm điều bất chính với chị dâu.
Trong lúc bực tức, người anh giận dữ chém chết người em rồi mang xác vứt xuống sông. Đến khi sinh nở, vợ người anh lại sinh ra một vật quái dị. Đến lúc này, người anh mới hay biết rằng em bị hàm oan. Về phần người em, sau khi chết, xác hóa thành khối đá, trôi dạt về khúc sông đầu làng Địch Vĩ.
Ông Hoàng Thạch làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội.
Ông Hoàng Thạch làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội. 
Bên cửa đình, cụ Cương nhấp chén trà, giọng trầm ngâm, kính cẩn kể lại: “Theo các cụ truyền lại, ban đầu người dân thôn Thọ Xuân, sai trai làng ra vớt lên, nhưng dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể nhấc pho tượng đá này lên bờ. Về sau, bức tượng đá trôi dạt về thôn Địch Vĩ, điều kỳ lạ là lúc này, chỉ cần vài cụ cao niên trong làng ra cũng có thể nhấc bổng bức tượng lên khỏi mặt nước”.
Kể từ đó, “ngài chó đá” được dân làng gọi bằng là Ông quan lớn hay Quan Hoàng Thạch. Quan Hoàng Thạch làng Địch Vĩ được dựng hướng về Hát Môn, cũng chính là hướng về quê hương vì lẽ đó. Cũng từ đó đến nay, làng Hát Môn và Địch Vĩ kết nghĩa anh em, theo giao kết, trai gái trong làng không được phép yêu nhau.
Trong tâm thức của người dân thôn Địch Vĩ ngàn đời nay, ông Hoàng Thạch như một vị thần phù trợ cho dân làng được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi này nở.
Đến tận ngày nay, dân làng Địch Vĩ vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về tính linh thiêng, cầu được ước thấy đến tâm phục khẩu phục nơi cửa quan Hoàng Thạch. Bởi vậy, mà trong làng, nhà nào có công to việc lớn, cưới hỏi đều biện lễ ra trình Ngài để được che chở, may mắn. Những đám hiếu trong làng, hễ đi qua chỗ Ngài ngự, đều nghiêng mình kính cẩn, tạm ngưng lễ nghi, khóc lóc cho đến khi đi khuất hẳn.
Giống như Địch Vĩ, hiện nay, ở Phủ thờ quận công Nguyễn Ngọc Trì làng Hát Môn, xã Hát Môn, (Phúc Thọ, Hà Nội, cũng có 4 con chó đá, 2 con nghê đá được đặt trước và sau phủ, gọi là thạch cẩu. Trước tượng chó đá có bát hương để thờ.
Không chỉ ở chốn thôn quê, ngay đất kinh kỳ cũng vẫn giữ tục thờ chó đá như đền Cẩu Nhi bên hồ Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội.
Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh có viết: “Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đứng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không để có con đường đâm thẳng vào nhà, hay có đền, chùa ở trước cửa nhà. Nếu bất đắc dĩ, không tránh được những điều kiêng kỵ ấy, người ra sẽ chôn trước nhà một con chó đá hay 1 chiếc gương trước cửa để yểm tà”.
Còn theo TS Dương Văn Sáu, Trưởng Khoa Văn hóa du lịch trường ĐH Văn hóa Hà Nội, chó là loài động vật được thuần dưỡng từ sớm, để canh gác, xua đuổi những đối tượng lạ thâm nhập, giữ bình an cho dân làng. Trong tín ngưỡng, tâm linh, người ta còn tin rằng, chó có thể canh giữ, xua đuổi tà ma vào ban đêm.
“Từ rất xa xưa, người Việt đã có tục thờ chó đá trước đền miếu, đình, điện, hay đặt chó đá trước cửa các gia đình quyền quý, cổng làng, các khu mộ của người quyền quý, mang ý nghĩa bảo vệ, canh gác phần âm. Với người Việt, khi tạc hình tượng chó đá để thờ, luôn tạc tượng theo tư thế ngồi, chống 2 chân trước vừa nhằm tạo dáng về mặt điêu khắc nghệ thuật, bên cạnh đó, còn thể hiện ước vọng của nhân dân. Bởi nếu chó đứng 4 chân, có nghĩa là đang trong tư tế đối mặt với kẻ thù. Nhưng nếu chó ngồi, thì chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không phải đang thực thi nhiệm vụ. Như vậy, tư thế của chó đá còn thể hiện mong muốn về sự bình yên, không có tà ma, thế lực xấu đến quấy nhiễu”, TS Dương Văn Sáu lý giải.
TS Dương Văn Sáu cho biết thêm, ngoài người Kinh, các dân tộc khác cũng có tục thờ chó đá. Phổ biến như người Nùng, Tày, Dao…Đặc biệt, trong văn hóa của người Dao, chó còn được coi như vật tổ, gọi là Bàn Vương.

14 phong tục cổ đại khiến bạn thầm cảm ơn vì được sinh ra ở thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Những hủ tục kiểu tra tấn, những phương pháp chữa bệnh kỳ lạ, phương thức làm đẹp độc hại... tất cả sẽ khiến bạn phải tự cảm tạ trời đất vì đang sống ở thế kỷ 21.
 

1. Nhuộm tóc Phụ nữ đã biết làm đẹp bằng cách nhuộm tóc cách đây 3000 năm, nhưng thời đó không có salon cũng không có thuốc nhuộm tóc. Vậy họ đã nhuộm tóc bằng cách nào? Câu trả lời là 3000 năm trước đây, con người nhuộm tóc từ hành tây, quế đến sử dụng cả lưu huỳnh và tro. Ngoài ra để tóc sáng hơn, họ còn phải phơi nắng nhiều giờ đồng hồ, và kết quả thì cũng không mấy đẹp cho lắm đâu.
 1. Nhuộm tóc
Phụ nữ đã biết làm đẹp bằng cách nhuộm tóc cách đây 3000 năm, nhưng thời đó không có salon cũng không có thuốc nhuộm tóc. Vậy họ đã nhuộm tóc bằng cách nào? Câu trả lời là 3000 năm trước đây, con người nhuộm tóc từ hành tây, quế đến sử dụng cả lưu huỳnh và tro. Ngoài ra để tóc sáng hơn, họ còn phải phơi nắng nhiều giờ đồng hồ, và kết quả thì cũng không mấy đẹp cho lắm đâu.

2. Tục bó chân Phong tục này tồn tại ở Trung Quốc và phổ biến nhất trong giới quý tộc Trung Quốc thời xưa. Những bé gái 4-5 tuổi đã bị buộc phải mang giày nhỏ hơn kích cỡ chân mình để có được đôi chân bé nhỏ. Người Trung Quốc khi xưa tin rằng đôi chân nhỏ nhắn "gót sen" mới là chuẩn mực của phụ nữ. Tục bó chân rất đau đớn và nguy hiểm cho phụ nữ, tuy nhiên ở thời này ai có đôi chân càng nhỏ nhắn thì sẽ càng có cơ hội được gả cho người giàu có.
 2. Tục bó chân
Phong tục này tồn tại ở Trung Quốc và phổ biến nhất trong giới quý tộc Trung Quốc thời xưa. Những bé gái 4-5 tuổi đã bị buộc phải mang giày nhỏ hơn kích cỡ chân mình để có được đôi chân bé nhỏ. Người Trung Quốc khi xưa tin rằng đôi chân nhỏ nhắn "gót sen" mới là chuẩn mực của phụ nữ. Tục bó chân rất đau đớn và nguy hiểm cho phụ nữ, tuy nhiên ở thời này ai có đôi chân càng nhỏ nhắn thì sẽ càng có cơ hội được gả cho người giàu có.

3. Đá khiếu nại Thời hiện đại này, chúng ta có rất nhiều cách thức công nghệ để đưa ra ý kiến phàn nàn, phản ánh chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thực tế, việc khiếu nại này đã xuất hiện 3000 năm trước đây. Tuy nhiên, hình thức của nó lại khá kì lại: khắc lời phàn nàn trên đá. Thực hiện được điều này không hề đơn giản như việc gọi điện đến các đường dây nóng hay để lại phản hồi trên các trang web. Ví dụ trong ảnh là đá khiếu nại về việc giao nhận sai loại đồng mà họ đã yêu cầu.
 3. Đá khiếu nại
Thời hiện đại này, chúng ta có rất nhiều cách thức công nghệ để đưa ra ý kiến phàn nàn, phản ánh chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thực tế, việc khiếu nại này đã xuất hiện 3000 năm trước đây. Tuy nhiên, hình thức của nó lại khá kì lại: khắc lời phàn nàn trên đá. Thực hiện được điều này không hề đơn giản như việc gọi điện đến các đường dây nóng hay để lại phản hồi trên các trang web. Ví dụ trong ảnh là đá khiếu nại về việc giao nhận sai loại đồng mà họ đã yêu cầu.

4. Bình đo nước mắt Chiếc bình này được tìm thấy trong nhiều lăng mộ cổ, các nhà khảo cổ cho rằng chúng được dùng để đựng nước mắt mà người thân khóc thương khi ai đó qua đời. Nó thường được dùng để đánh giá nỗi đau của người phụ nữ khi người chồng của họ qua đời. Tuy nhiên, để đầy được bình đo này thì không biết người phụ nữ sẽ phải khóc đến mức nào. Quả là khó sống!
4. Bình đo nước mắt
Chiếc bình này được tìm thấy trong nhiều lăng mộ cổ, các nhà khảo cổ cho rằng chúng được dùng để đựng nước mắt mà người thân khóc thương khi ai đó qua đời. Nó thường được dùng để đánh giá nỗi đau của người phụ nữ khi người chồng của họ qua đời. Tuy nhiên, để đầy được bình đo này thì không biết người phụ nữ sẽ phải khóc đến mức nào. Quả là khó sống! 

5. Chữa bệnh bằng ma thuật và…. phân Cho dù y học hiện đại ngày nay có nguy hiểm ra sao thì cũng tốt hơn gấp vạn lần so với thuốc được làm bằng phân. Vào năm 1500 TCN, phân của nhiều động vật như chim, thậm chí cả con người đã được sử dụng làm thuốc chữa tất cả các bệnh tật và đẩy lùi ma quỷ, thứ được cho rằng đã gây ra bệnh. Bên cạnh đó, người cổ đại còn chữa bệnh bằng bùa chú ma thuật.
 5. Chữa bệnh bằng ma thuật và…. phân
Cho dù y học hiện đại ngày nay có nguy hiểm ra sao thì cũng tốt hơn gấp vạn lần so với thuốc được làm bằng phân. Vào năm 1500 TCN, phân của nhiều động vật như chim, thậm chí cả con người đã được sử dụng làm thuốc chữa tất cả các bệnh tật và đẩy lùi ma quỷ, thứ được cho rằng đã gây ra bệnh. Bên cạnh đó, người cổ đại còn chữa bệnh bằng bùa chú ma thuật.

6. Xây dựng công trình lớn Người cổ đại rất thích xây dựng những công trình tầm cỡ như các lăng mộ hay đền thờ. Ví dụ, The Stone of South tại đền thờ Baalbek của La Mã nặng tới 1.000 tấn. Thật khó để tưởng tượng trước đây, họ đã vận chuyển những khối đá khổng lồ này như thế nào chỉ bằng sức người.
6. Xây dựng công trình lớn
Người cổ đại rất thích xây dựng những công trình tầm cỡ như các lăng mộ hay đền thờ. Ví dụ, The Stone of South tại đền thờ Baalbek của La Mã nặng tới 1.000 tấn. Thật khó để tưởng tượng trước đây, họ đã vận chuyển những khối đá khổng lồ này như thế nào chỉ bằng sức người. 

7. Chế độ gia trưởng không giới hạn Trong thời Rome cổ đại, người cha có quyền lực không giới hạn đối với con cái, họ có quyền quyết định cả cuộc đời của chúng. Cái được gọi là “quyền lực của cha” cho phép họ có quyền sắp đặt đám cưới, yêu cầu hủy hôn, thậm chí có quyền chối bỏ đứa trẻ mới sinh bằng cách... giết hoặc bán chúng đi. Vậy nên với những yêu cầu hiện đại ngày nay như "về trước 9h" hay "không yêu đương khi còn đi học", hãy biết trân trọng vì cuộc sống của bạn hạnh phúc gấp vạn lần những đứa trẻ thời cổ đại.
 7. Chế độ gia trưởng không giới hạn
Trong thời Rome cổ đại, người cha có quyền lực không giới hạn đối với con cái, họ có quyền quyết định cả cuộc đời của chúng. Cái được gọi là “quyền lực của cha” cho phép họ có quyền sắp đặt đám cưới, yêu cầu hủy hôn, thậm chí có quyền chối bỏ đứa trẻ mới sinh bằng cách... giết hoặc bán chúng đi. Vậy nên với những yêu cầu hiện đại ngày nay như "về trước 9h" hay "không yêu đương khi còn đi học", hãy biết trân trọng vì cuộc sống của bạn hạnh phúc gấp vạn lần những đứa trẻ thời cổ đại.

8. Thử thai Ngày nay que thử thai có mặt ở mọi hiệu thuốc, và bạn chỉ cần vài phút để có kết quả. Còn ở thời cổ đại, mọi chuyện chẳng đơn giản như thế mà còn rất vô lý. Họ phải đi tiểu vào một chiếc túi, trong đó chứa lúa mì và lúa mạch. Nếu hạt giống nảy mầm, nghĩa là người phụ nữ đã có thai. Một cách thức khác là uống nước với mật ong trước khi đi ngủ. Nếu có thai, sáng hôm sau bụng sẽ to ra.
8. Thử thai
Ngày nay que thử thai có mặt ở mọi hiệu thuốc, và bạn chỉ cần vài phút để có kết quả. Còn ở thời cổ đại, mọi chuyện chẳng đơn giản như thế mà còn rất vô lý. Họ phải đi tiểu vào một chiếc túi, trong đó chứa lúa mì và lúa mạch. Nếu hạt giống nảy mầm, nghĩa là người phụ nữ đã có thai. Một cách thức khác là uống nước với mật ong trước khi đi ngủ. Nếu có thai, sáng hôm sau bụng sẽ to ra. 

9. Hệ thống thoát nước Hệ thống cung cấp nước cho các vùng đất khô đã được xây dựng vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở Iran cổ đại, và chúng vẫn được sử dụng ở một số nơi. Quy mô và cường độ hoạt động của các hệ thống này khó thể tin được.
9. Hệ thống thoát nước
Hệ thống cung cấp nước cho các vùng đất khô đã được xây dựng vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở Iran cổ đại, và chúng vẫn được sử dụng ở một số nơi. Quy mô và cường độ hoạt động của các hệ thống này khó thể tin được. 
10. Điều trị chứng động kinh Nếu y học hiện đại vẫn sử dụng phương pháp điều trị cũ để điều trị chứng đau nửa đầu và động kinh, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc có chứa máu người. Thật kinh khủng phải không! Người La Mã cổ đại nghĩ rằng máu của những đấu sĩ bị ngã có khả năng điều trị chứng động kinh. Các hiệu thuốc của thế kỷ 17 còn bán bột làm từ xác người để điều trị căn bệnh này. Những phương pháp không có căn cứ khoa học đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều thế kỷ.
10. Điều trị chứng động kinh
Nếu y học hiện đại vẫn sử dụng phương pháp điều trị cũ để điều trị chứng đau nửa đầu và động kinh, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc có chứa máu người. Thật kinh khủng phải không! Người La Mã cổ đại nghĩ rằng máu của những đấu sĩ bị ngã có khả năng điều trị chứng động kinh. Các hiệu thuốc của thế kỷ 17 còn bán bột làm từ xác người để điều trị căn bệnh này. Những phương pháp không có căn cứ khoa học đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều thế kỷ. 

11. Nghề đi đám ma
Một trong những phong tục cổ đại là con người nghĩ rằng càng có nhiều người đến đám tang của một ai đó, càng chứng tỏ người quá cố rất được tôn trọng. Một số người thậm chí còn thuê mướn người đi tang lễ - những người này sẽ đến khóc tang như người thân của họ mất. Sau một thời gian, truyền thống này bị cấm bởi vì nó mâu thuẫn với ý tưởng yên bình cho người mất ở thế giới bên kia. 

12. Điều trị nha khoa bằng bia Người Ai Cập đã có những đóng góp to lớn cho y học, tuy nhiên các phương pháp điều trị cổ xưa lại khá kỳ lạ. Chẳng hạn, để giảm cơn đau rang trong miệng, họ phát minh ra một loại nước súc miệng đặc biệt. Nó chứa bia ngọt, cám, và cần tây. Đến ngày nay những nguyên liệu này vẫn được sử dụng để điều trị nha khoa.
 12. Điều trị nha khoa bằng bia
Người Ai Cập đã có những đóng góp to lớn cho y học, tuy nhiên các phương pháp điều trị cổ xưa lại khá kỳ lạ. Chẳng hạn, để giảm cơn đau rang trong miệng, họ phát minh ra một loại nước súc miệng đặc biệt. Nó chứa bia ngọt, cám, và cần tây. Đến ngày nay những nguyên liệu này vẫn được sử dụng để điều trị nha khoa.

13. Phụ nữ bị ướp xác muộn hơn nam giới Người Ai Cập cổ đại thường ướp xác chết. Tuy nhiên, khi nói đến phụ nữ xinh đẹp và hấp dẫn, quá trình ướp xác thường bị chậm trong vài ngày, bởi vì người thân của người phụ nữ đã chết không muốn bất cứ ai đụng chạm cơ thể của cô ấy, do đó họ để xác tự phân hủy từ 2 - 3 ngày rồi mới cho ướp xác.
13. Phụ nữ bị ướp xác muộn hơn nam giới
Người Ai Cập cổ đại thường ướp xác chết. Tuy nhiên, khi nói đến phụ nữ xinh đẹp và hấp dẫn, quá trình ướp xác thường bị chậm trong vài ngày, bởi vì người thân của người phụ nữ đã chết không muốn bất cứ ai đụng chạm cơ thể của cô ấy, do đó họ để xác tự phân hủy từ 2 - 3 ngày rồi mới cho ướp xác. 

14. Tình yêu đối với mèo Loài mèo đã từng được tôn sùng và được coi là linh vật của Ai Cập cổ đại. Trong cung điện, mèo có cuộc sống rất sang trọng hệt như chủ nhân của chúng. Nếu một con mèo chết, con người phải cạo lông mày của họ như một nghi thức của tang lễ, điều này buộc phải kéo dài 70 ngày.
 14. Tình yêu đối với mèo
Loài mèo đã từng được tôn sùng và được coi là linh vật của Ai Cập cổ đại. Trong cung điện, mèo có cuộc sống rất sang trọng hệt như chủ nhân của chúng. Nếu một con mèo chết, con người phải cạo lông mày của họ như một nghi thức của tang lễ, điều này buộc phải kéo dài 70 ngày.

Chuyện lạ lùng về ngôi mộ “chó tổ” duy nhất tại Việt Nam

Ngôi mộ "chó tổ" có di ảnh, bình đựng tro cốt của chú chó được cho là “ông tổ” của chó cảnh Việt Nam.

Trở thành đại gia chỉ nhờ vào 1 chú chó