Hươu cao cổ bị thương đấu 6 sư tử và kết bất ngờ

Con hươu cao cổ sau nỗ lực vẫn giữ được tính mạng của mình trước bầy sư tử.

Một bầy sư tử 6 con bất ngờ phát hiện một con hươu cao cổ bị thương và ngay lập tức, chúng không bỏ qua cơ hội ngon ăn này. Cả đàn sư tử tấn công con mồi đáng thương ngay sau đó.

Huou cao co bi thuong dau 6 su tu va ket bat ngo
Hươu cao cổ bị thương chống trọi với bầy sư tử

Hai con sư tử thay nhau nhảy lên lưng con mồi, dùng móng vuốt và hàm răng sắc nhọn để tấn công trong khi những con còn lại tấn công vào phần chân của hươu cao cổ.

Bầy sư tử cố gắng làm hươu cao cổ kiệt sức trước khi giết chết con mồi. Thế nhưng, mọi chuyện nằm ngoài kế hoạch khi hươu cao cổ bị thương mất khá nhiều máu vẫn không bỏ cuộc.

Nó nỗ lực từng phút để bảo vệ tính mạng của mình và dùng chân tấn công lại kẻ đi săn. Cuộc chiến đôi bên kéo dài tới hơn 4 tiếng đồng hồ trước khi bầy sư tử bỏ đi để lại con mồi một mình.

Huou cao co bi thuong dau 6 su tu va ket bat ngo-Hinh-2
Cuối cùng, hươu cao cổ may mắn giữ được tính mạng

Vận may đã đến với hươu cao cổ nhờ sự kiên cường của nó. Dù bị thương không nhẹ nhưng vẫn bảo toàn được mạng sống là điều quan trọng hơn tất cả.

Những hình ảnh được ghi lại bởi hướng dẫn viên Emily Whiting trong một chuyến dẫn khách đi săn ở Khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân Klaserie, Nam Phi.

Hươu cao cổ hỗn chiến sư tử, đá nhầm sang con gây xót xa

(Kiến Thức) - Đáng tiếc, trong hỗn chiến với sư tử, hươu cao cổ mẹ điên cuồng tung những cú đá trời giáng về phía kẻ thù, không may, một trong những cú đá lại giáng đúng vào người hươu con, vô tình làm gãy cổ nó.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Mike Dexter, 33 tuổi, người Nam Phi, ghi được những hình ảnh ấn tượng ở khu bảo tồn động vật hoang dã Maasai Mara ở Kenya.
Theo nhiếp ảnh gia Mike Dexter, anh đã dành nhiều giờ đồng hồ để theo dõi một mẹ con hươu cao cổ. Sau khi sinh nở thành công, hươu cao cổ mẹ vô cùng tự hào, khích lệ từng chút một đứa con của mình.

"Soi" tiểu hành tinh kích thước tòa nhà "sượt" qua Trái đất

(Kiến Thức) - Một tiểu hành tinh khổng lồ đã bay qua Trái đất vào ngày 25/10. NASA xếp loại tiểu hành tinh 1998 HL1 là loại "có khả năng gây nguy hiểm".

Tiểu hành tinh Asteroid 1998 HL1 cách 3,86 triệu dặm (6.210.000 km) so với Trái đất, gấp khoảng 10 lần so với khoảng cách trung bình đến mặt trăng và tiểu hành tinh này tiếp cận gần Trái đất nhất vào lúc 13:17 giờ EDT (17:17 giờ GMT), theo NASA.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.