"Soi" tiểu hành tinh kích thước tòa nhà "sượt" qua Trái đất

(Kiến Thức) - Một tiểu hành tinh khổng lồ đã bay qua Trái đất vào ngày 25/10. NASA xếp loại tiểu hành tinh 1998 HL1 là loại "có khả năng gây nguy hiểm".

Tiểu hành tinh Asteroid 1998 HL1 cách 3,86 triệu dặm (6.210.000 km) so với Trái đất, gấp khoảng 10 lần so với khoảng cách trung bình đến mặt trăng và tiểu hành tinh này tiếp cận gần Trái đất nhất vào lúc 13:17 giờ EDT (17:17 giờ GMT), theo NASA.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.
Kính viễn vọng Virtual Telescope Project được thành lập bởi nhà vật lý thiên văn Gianluca Masi thuộc Đài quan sát thiên văn Bellatrix ở Núi lửa Ý, và cơ quan này đã tổ chức một buổi phát sóng trực tiếp về tiểu hành tinh Asteroid 1998 HL1.
Kính viễn vọng đã theo dõi chuyển động của tiểu hành tinh này, vì vậy vật thể xuất hiện dưới dạng một chấm trắng trước nền của những vệt sao.
NASA xếp loại tiểu hành tinh 1998 HL1 là loại "có khả năng gây nguy hiểm" vì tảng đá vũ trụ này có "khả năng tạo ra các đường quỹ đạo tiếp cận đe dọa gần với Trái đất".
Tiểu hành tinh 1998 HL1 có đường kính khoảng 1.800 feet (550 m), hoặc bằng khoảng chiều cao của Tháp Sears ở Chicago, theo Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Bất ngờ phân tử hiếm thấy trong sự hình thành sao trẻ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn sử dụng một trong những kính viễn vọng vô tuyến tiên tiến nhất, phát hiện một phân tử hiếm nằm trong vành đĩa bụi và khí xung quanh một ngôi sao trẻ, nó có thể giúp đưa ra câu trả lời cho một trong những câu hỏi hóc búa mà các nhà thiên văn học phải đối mặt.

Ngôi sao trẻ có tên HD 163296, nằm cách Trái đất 330 năm ánh sáng và hình thành trong sáu triệu năm qua.

Nó được bao quanh bởi một vành đĩa bụi và khí đốt. Sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ở sa mạc Atacama ở Chile, các nhà nghiên cứu đã có thể phát hiện một tín hiệu cực kỳ mờ cho thấy sự tồn tại của một dạng carbon monoxide hiếm được gọi là đồng vị 13 C 17 O.

Loạt điều thú vị “tưởng bịa mà thật” về vũ trụ của chúng ta

Ở giữa vũ trụ có vị mâm xôi và mùi rượu rum hay 1 “thìa” sao neutron nặng cả tỷ tấn chỉ là 1 vài trong số những điều “tưởng bịa mà thật” về vũ trụ.

Loat dieu thu vi “tuong bia ma that” ve vu tru cua chung ta
 Khi 2 miếng kim loại cùng chất tiếp xúc với nhau trong không gian, chúng sẽ gắn chặt vào nhau vĩnh viễn.