Hơn 200 con tuần lộc chết la liệt vì thiếu thức ăn

Ngày 27/7, đài truyền hình NRK (Na Uy) đưa tin các nhà nghiên cứu nước này đã phát hiện hơn 200 con tuần lộc chết vì đói tại quần đảo Svalbard ở vùng Bắc cực thuộc lãnh thổ nước này.

Hon 200 con tuan loc chet la liet vi thieu thuc an
Hơn 200 con tuần lộc chết vì đói tại quần đảo Svalbard ở vùng Bắc cực thuộc Na Uy. Ảnh: gulfnews.com 
Kết quả trên thu được sau khi nhóm nghiên cứu từ Viện Địa cực Na Uy theo dõi và kiểm đếm số tuần lộc trong vòng 10 tuần vì đây là loài động vật đóng vai trò chủ chốt giúp loài người tìm hiểu về hệ sinh thái lãnh nguyên. Viện Địa cực Na Uy cũng đã theo dõi và vẽ bản đồ quần thể tuần lộc hoang dã tại Svalbard trong khoảng 40 năm qua.

Mời quý vị xem video: Xem voi đực vô cớ tấn công rượt đuổi tê giác

Ba nhà nghiên cứu từ Viện Địa cực Na Uy cho biết thảm họa "quy mô lớn chưa từng có" này là do biến đổi khí hậu đẩy loài tuần lộc vào tình trạng thiếu thức ăn nghiêm trọng.
Nhà nghiên cứu Ashild Onvik Pedersen chia sẻ thật đáng sợ khi phát hiện ra nhiều tuần lộc chết như vậy và gọi đây là bằng chứng "đáng sợ" nhất về tác động của biến đổi khí hậu với tự nhiên. Theo nhà nghiên cứu này, mưa lớn tại Svabard hồi tháng 12 vừa qua đã khiến các loài động vật gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn.
Tuần lộc thường gặm cỏ ở khắp mọi nơi tại Svalbard và vào mùa Đông, loài động vật này thường đào bới tìm thức ăn tại vùng lãnh nguyên, chúng có thể đào xuyên tuyết nhưng không thể đào xuyên băng. Chuyên gia Pedersen cũng cho rằng số lượng lớn tuần lộc chết vì thiếu thức ăn như vậy cho thấy khí hậu ấm lên tác động mạnh tới đời sống hoang dã tại khu vực, dù những khu vực này xa những khu dân cư và hầu như chưa từng bị bàn tay con người tác động trực tiếp.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Torkild Tveraa tại Viện Nghiên cứu tự nhiên Na Uy cho biết các loại động vật thuộc nhóm hươu, nai đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái Bắc cực ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Nhà nghiên cứu này cho biết tuần lộc là động vật ăn cỏ tại các vùng Bắc cực. Nếu loài này biến mất, không đi kiếm ăn, không giẫm đạp nên các vùng cỏ và không thải ra phân hữu cơ cho các khu vực xung quanh thì khung cảnh sẽ hoàn toàn biến đổi.

Cây cối tiết ra độc chết người và sự thực đáng sợ

Biến đổi khí hậu, môi trường bị ô nhiễm khiến cây cối tiết ra chất độc, một số loại cây lương thực như ngô, đậu, sắn sẽ sản sinh ra chất độc hại khiến con người và động vật tử vong khi ăn phải.

Cay coi tiet ra doc chet nguoi va su thuc dang so

Biến đổi khí hậu không chỉ khiến thiếu lương thực mà còn tiềm ẩn cả nguy cơ ăn phải thực phẩm tự sản sinh chất độc – Ảnh: South Africa 

Cảnh báo biến đổi khí hậu, môi trường bị ô nhiễm khiến cây cối tiết ra chất độc được giáo sư Jacqueline McGlade – một cựu khoa học gia tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc – đưa ra sau khi có các báo cáo về tình trạng nhiều nông dân nghèo ở Ethiopia và động vật của họ chết một cách bí ẩn. Những người này đều gặp tình trạng giống nhau là giảm thị lực, mất khả năng vận động và cuối cùng là tử vong.

Động vật sẽ 'thu nhỏ' để đối phó với biến đổi khí hậu

Để đối phó với biến đổi khí hậu trong những năm tới, theo các nhà khoa học, các loài động vật sẽ giảm kích thước của chúng lại.

Dong vat se 'thu nho' de doi pho voi bien doi khi hau
Tê giác gần như chắc chắn sẽ bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu - Ảnh: The Sun. 

Các nhà khoa học cũng cho biết những loài lớn hơn cũng sẽ bị xóa sổ khi con người phá hủy môi trường sống của chúng.

Các loài gặm nhấm như gerbil lùn và chim biết hót như chim sẻ lông trắng có khả năng vượt qua biến đổi khí hậu tốt nhất. Nhưng đại bàng và tê giác đen phải đối mặt tuyệt chủng.

Trung bình các sinh vật dự kiến sẽ nhỏ hơn 25% trong 100 năm tới khi chúng thích nghi với các mối đe dọa như phá rừng, săn bắn, canh tác, đô thị hóa và nóng lên toàn cầu.

Trong khi đó, kích thước cơ thể trung bình của các loài động vật chỉ giảm 14% trong 130.000 năm kể từ kỷ băng hà cuối cùng. Các chuyên gia tại Trường đại học Southampton (Anh) đã nghiên cứu khối lượng cơ thể, kích thước lứa đẻ, môi trường sống, chế độ ăn uống và tuổi thọ của 15.484 động vật và chim sống và đưa ra kết quả này. Họ cũng sử dụng danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế về các loài đang bị đe dọa để dự đoán khả năng tuyệt chủng của các loài động vật.

"Trong tương lai, những động vật nhỏ, sống nhanh, có khả năng sinh sản cao, ăn côn trùng, có thể phát triển mạnh ở nhiều môi trường sống, sẽ chiếm ưu thế", một phát ngôn viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Southampton cho biết.

"Từ trước đến nay, mối đe dọa lớn nhất đối với chim và động vật có vú là loài người", Rob Cooke, tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm.

"Hiện chúng tôi đã chứng minh rằng sự mất mát dự kiến sẽ không phải là ngẫu nhiên về mặt sinh thái, mà là một quá trình chọn lọc, nơi một số sinh vật sẽ được lọc ra, tùy thuộc vào đặc điểm và tính dễ bị tổn thương của chúng đối với sự thay đổi môi trường sinh thái", đồng tác giả nghiên cứu, Felix Eigenbrod, khẳng định.

Hãi hùng hình ảnh hàng chục con cá voi chết khô trên bãi biển

Hơn 50 chú cá voi đã được tìm thấy mắc cạn và chết khô trên một bãi biển hẻo lánh ở Löngufjörur, phía Tây Iceland hôm 19/7.

Du khách trên một máy bay trực thăng đã phát hiện ra loạt xác cá voi này. Anh David Schwarzhans, một phi công của hãng trực thăng Reykjavik, cho biết anh và các hành khách đã đếm được 50 con cá voi hoa tiêu vây dài dạt vào bãi biển trên bán đảo Snaefellsnes.