Cây cối tiết ra độc chết người và sự thực đáng sợ

Biến đổi khí hậu, môi trường bị ô nhiễm khiến cây cối tiết ra chất độc, một số loại cây lương thực như ngô, đậu, sắn sẽ sản sinh ra chất độc hại khiến con người và động vật tử vong khi ăn phải.

Cay coi tiet ra doc chet nguoi va su thuc dang so
Biến đổi khí hậu không chỉ khiến thiếu lương thực mà còn tiềm ẩn cả nguy cơ ăn phải thực phẩm tự sản sinh chất độc – Ảnh: South Africa 
Cảnh báo biến đổi khí hậu, môi trường bị ô nhiễm khiến cây cối tiết ra chất độc được giáo sư Jacqueline McGlade – một cựu khoa học gia tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc – đưa ra sau khi có các báo cáo về tình trạng nhiều nông dân nghèo ở Ethiopia và động vật của họ chết một cách bí ẩn. Những người này đều gặp tình trạng giống nhau là giảm thị lực, mất khả năng vận động và cuối cùng là tử vong.
Các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực nhận ra hạn hán đã làm hỏng mùa màng của nông dân, buộc người dân phải tiêu thụ thực vật hoang dã mà họ tìm thấy bên lề đường. Thật không may là tình trạng biến đổi khí hậu đã “kích hoạt” một cơ chế phòng thủ bên trong các loại cây này, khiến chúng chứa đầy chất độc.
Giáo sư McGlade từng đưa thông tin này vào một báo cáo cho Liên Hiệp Quốc vào năm 2016 và tiếp tục bàn về nó trong các báo cáo gần đây. Nó sẽ trở thành một thách thức an toàn thực phẩm, bởi vì chính những thực vật mà chúng ta đang dựa vào để sống cũng đang thích nghi với biến đổi khí hậu.
Tình trạng nguy hiểm này đang lan rộng ra nhiều loại cây lương thực khác. Không chỉ kém phát triển, năng suất cây trồng giảm mà cây lương thực còn xuất hiện aflatoxin – độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một nấm mốc, gây ung thư và hydro xyanua, loại chất độc gây tử vong nhanh chóng.
Nhiều báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã cho thấy tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với hệ thống lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới.
Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được kiểm soát thì cây lương thực có chất độc không chỉ xuất hiện ở các quốc gia châu Phi hoặc những vùng khí hậu nóng mà còn có cả ở các quốc gia vùng lạnh. Thời tiết càng ấm nóng thì tình trạng này càng lan rộng ra nhiều nơi, nhiều loại cây hơn.

Hãi hùng "dị nhân" nhảy dù trên miệng núi lửa chỉ vì...

(Kiến Thức) - Horacio Llorens Fernandez đã lên một chiếc máy bay và nhảy dù trên miệng núi lửa. Hành động này cực kỳ mạo hiểm vì chỉ sơ xảy hoặc rủi ro một chút người đàn ông này có thể rơi thẳng xuống miệng núi lửa nóng hừng hực.

Đối với những người có tính cách táo bạo, ưa mạo hiểm, thích tìm kiếm sự kích thích, bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tưởng được những gì họ sẽ làm.
Hai hung
 

Phản ứng "gắt" của động vật hoang dã khi bị chụp lén

(Kiến Thức) - Thông thường, khi phát hiện bị chụp lén, phản ứng của những động vật hoang dã này rất tức giận. Có những loài động vật còn phản ứng trực tiếp bằng cách chạy đi hoặc tấn công nhiếp gia.

Phan ung
Chụp lén là một hành vi rất thô lỗ. Nếu không có sự xin phép, hầu như không ai thích thú. Động vật hoang dã cũng giống như vậy, chúng cũng có những cảm xúc khó chịu, có thái độ bực mình, có biểu hiện căm ghét, bực bội khi bị nhiếp ảnh gia chụp trộm.  

Sự thật về cây gai cua đẹp nhưng độc, có ở VN

(Kiến Thức) - Cây gai cua có tên khoa học là Argemone mexicana. Đây là loài cây có rễ, thân, lá được sử dụng trong y học. Hoa của cây gai cua rất đẹp, tuy nhiên, trong mủ của cây lại chứa chất kịch độc.
 

Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN
 Cây gai cua có thân cao hơn 1m, không lông, lá mọc cách, có răng nhọn dài, cứng. hoa màu vàng, mọc ở ngọn, quả có gai nhỏ chứa nhiều hạt. Ảnh: blogspot.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-2
 Cây gai cua có nguồn gốc từ Mexico, thường mọc hoang dại và phát tán tự nhiên ra nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: hoala.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-3
 Tại Việt Nam, cây gai cua mọc nhiều ở miền Bắc, từ đồng bằng (dọc bờ sông Hồng), ven biển, đến trung du. Ảnh: yduochoaviet.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-4
 Cây gai cua hiện đã được địa phương hóa và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới do một số lợi ích ích mà nó đem lại. Ảnh: flickr.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-5
 Mủ của cây gai cua có màu vàng và có chứa độc đối với các loài gia súc. Tuy nhiên, chất mủ này cũng được sử dụng trong y học tại nhiều nơi, trong đó có miền Tây nước Mỹ và một phần của Mexico. Ảnh: googleusercontent.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-6
 Đặc biệt, toàn bộ cây gai cua đều có độc vì có chất protopin. Người bị trúng độc khó thở, chân tay tê liệt, nôn, ỉa chảy, kiết lỵ. Ảnh: ydvn.
Su that ve cay gai cua dep nhung doc, co o VN-Hinh-7
 Ở Việt Nam, cây gai cua chưa được sử dụng để làm thuốc. Ảnh: senckenberg.

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả, tiết kiệm