Hơn 180.000 người chết vì uống nước ngọt mỗi năm

Mỗi năm có 184.000 người chết vì uống nước ngọt trên toàn thế giới, với những căn bệnh hiểm như ung thư, tim mạch, tiểu đường...

Theo AFP, nghiên cứu của tác giả Dariush Mozaffarian thuộc Đại học Tufts ở Boston (Mỹ) đã phân tích mối liên hệ giữa các trường hợp chết vì các bệnh tim mạch, ung thư và việc uống nước ngọt.
Hon 180.000 nguoi chet vi uong nuoc ngot moi nam
Nước ngọt làm 184.000 người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. 
Theo đó, trên toàn thế giới có khoảng 133.000 người chết vì các biến chứng từ tiểu đường, 45.000 người chết vì các bệnh tim mạch và 6.450 người chết vì các chứng ung thư. Tất cả các trường hợp này đều có liên quan đến uống nước ngọt.
Tác giả nghiên cứu nói: “Nhiều người trên thế giới thiệt mạng vì nước ngọt. Do đó việc giảm dần và tiến tới loại bỏ nước ngọt khỏi chế độ ăn uống hằng ngày nên trở thành ưu tiên toàn cầu”.
Mexico là nước có số người chết vì nước ngọt nhiều nhất với tỉ lệ tử vong là 450 người/1 triệu người trưởng thành. Đứng thứ hai là Mỹ với tỉ lệ 125 người/1 triệu người trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra sự liên đới giữa mức độ tiêu thụ đường tại một quốc gia với tần suất các ca tử vong liên quan tới tiểu đường, các bệnh tim mạch và ung thư.
Báo cáo nghiên cứu cũng nhận thấy 76% trường hợp tử vong liên quan tới uống nước soda hoặc các loại nước uống có đường khác xảy ra tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Các loại nước ép trái cây không được tính đến trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu của tác giả Dariush Mozaffarian tiến hành trên cơ sở phân tích 62 cuộc điều tra khảo sát về chế độ ăn uống của người dân trong các năm từ 1980-2010 tại 51 quốc gia.

7 lý do khiến bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác

(Kiến Thức) - Bạn bị mỗi đốt nhiều hơn người khác có phải vì ngọt thịt như dân gian vẫn nói? Quả thật có nhiều yếu tố khiến cơ thể bạn hấp dẫn lũ muỗi.

7 ly do khien ban bi muoi dot nhieu hon nguòi khác
Nhóm máu. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng, muỗi rất thích những người có nhóm máu O. Nhóm máu này đặc biệt thu hút muỗi đến 85%. Nó có thể ngửi được nhóm máu của bạn và nếu thuộc nhóm máu O, bạn sẽ bị muỗi đốt nhiều hơn. 
7 ly do khien ban bi muoi dot nhieu hon nguòi khác-Hinh-3
CO2 trong hơi thở của bạn. Muỗi rất khôn ngoan, chúng không mò mẫm để đi cắn bừa, chúng sẽ theo dấu vết CO2 trong không khí bạn thở ra. Nó có thể phát hiện CO2 từ khoảng cách 50m.
7 ly do khien ban bi muoi dot nhieu hon nguòi khác-Hinh-4
Thế nhưng rất tiếc không có cách nào để giảm lượng khí CO2, nó chỉ có tăng lên khi bạn vừa tập thể dục xong. Lúc này, muỗi sẽ vây quanh bạn.

7 ly do khien ban bi muoi dot nhieu hon nguòi khác-Hinh-2
Thân nhiệt của bạn. Nếu như CO2 dẫn đường cho muỗi tìm đến bạn thì nơi thân nhiệt cao là nơi muỗi sẽ cắn. Muỗi rất tài, nó sẽ tìm được đúng mạch máu của bạn. Đó là lý do mà những người có thân nhiệt cao thường bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác.  

Top hình xăm nhỏ rất tinh tế cho bạn gái kín đáo

(Kiến Thức) - Không cần những hình xăm "khủng", các bạn gái kín đáo có thể chọn cho mình một hình xăm tinh tế xinh yêu, vừa đẹp lại quyến rũ.

Top hinh xam tinh te o tai cho ban gai kin dao
Vành tai hoặc sau tai là vị trí xăm khá kín đáo, gần như không nhận ra nếu bạn gái không vén hẳn tóc sang một bên. Vì vậy, bạn có thể chọn các hình chi tinh tế, nhẹ nhàng nếu bạn có thuộc tuýp người có tính cách kín đáo.

Cách các bà mẹ Tây đối phó với con cái bướng bỉnh

(Kiến Thức) - Không nói nhiều, không thể hiện nhiều cảm xúc là cách mẹ Tây đối phó với trẻ bướng bỉnh cực kỳ hiệu quả.

Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay
Kỷ luật một đứa trẻ không bao giờ là việc dễ dàng với cha mẹ. Khi bị phạt, mỗi đứa trẻ lại có những cách phản ứng khác nhau tùy vào độ tuổi và cá tính riêng. Có những bé rất biết nghe lời nhưng đa phần, trẻ em thưởng có những cách phản ứng khiến cha mẹ phải đau đầu. Ảnh minh họa: Internet. 
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-2
Trừng phạt con trẻ không bao giờ là biện pháp được khuyến khích, tuy nhiên trong trường hợp bất đắc dĩ, cần để trẻ biết giới hạn đúng - sai, cha mẹ cần phải áp dụng cách phạt nào để đối phó với trẻ bướng bỉnh mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-3

Từ khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trẻ bắt đầu biết thể hiện ý muốn của mình qua việc kêu, khóc. Cha mẹ có thể rèn kỷ luật cho trẻ từ độ tuổi này từ những hành động dù nhỏ nhất với thái độ dứt khoát, thống nhất. Ví dụ như cương quyết nói “Không” khi trẻ muốn chạm vào đồ vật nguy hiểm như ổ điện, cốc thủy tinh. Ảnh minh họa: Internet.

Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-4
Trẻ khóc đòi thì dứt khoát bế trẻ đi sang khu vực khác để trẻ hiểu được về những giới hạn trẻ được và không được chạm tới. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-5
 Khi trẻ 2-3 tuổi là giai đoạn “khủng hoảng” đối với các bậc cha mẹ trong việc dạy con. Đây là lúc trẻ muốn thể hiện bản thân mình rõ rệt nhất, muốn tự mình quyết định và sẵn sàng phản ứng lại mọi lời chỉ bảo của phụ huynh. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-6
Một khi trẻ đã "lên cơn bướng", mọi lời giải thích, hỏi han, quát tháo đều chỉ khiến cơn giận của trẻ bùng phát và khó nguôi ngoai. (Ảnh minh họa: một bé gái đang "ăn vạ" khiến Tổng thống Mỹ cũng phải "bó tay")
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-7
Trẻ ở độ tuổi này thường rất bướng bỉnh và vô cùng khó bảo, cách kỷ luật trẻ tốt nhất mà cha mẹ có thể thực hiện chỉ là kiên trì thể hiện quan điểm của cha mẹ bằng những câu nói ngắn gọn. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-8
Cha mẹ tuyệt đối không chiều theo đòi hỏi của trẻ nếu không muốn trẻ sẽ tiếp tục tái diễn những đòi hỏi “trái khoáy” trong lần sau. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-9
Nếu trẻ tiếp tục không nghe lời, thậm chí là nổi giận, ăn vạ, gào khóc, cha mẹ cần nghiêm sắc mặt, cách ly trẻ ra khỏi những thứ khiến trẻ đòi hỏi và “mặc kệ” cho cơn giận của trẻ trôi qua. Ảnh minh họa: Internet. 
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-10
Cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ phương pháp “Time-out” nếu trẻ không nghe lời và bắt đầu có biểu hiện mất kiểm soát. Ảnh minh họa: Internet. 
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-11
 Cha mẹ thông báo cho trẻ biết sẽ bắt đầu phạt bằng cách đếm “1-2-3”. Sau đó, lập tức đặt trẻ vào một khu vực yên tĩnh, không có vật dụng gì bên cạnh, cách ly hoàn toàn khỏi TV và các thiết bị điện tử... với thời gian time-out bằng với tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 3 tuổi cần time-out 3 phút. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-12
 Cha mẹ có thể thông báo ngắn gọn cho trẻ biết lý do bị phạt, ví dụ: “Con sẽ ngồi một mình ở đây trong vòng 3 phút vì con ném đồ ăn lung tung”. Trong lúc time-out, cha mẹ hãy phớt lờ, không giải thích, lên lớp trẻ. Trẻ sẽ có khoảng không gian và thời gian riêng để bình tĩnh. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-13
 Nếu trẻ chạy ra khỏi khu vực phạt, cha mẹ chỉ cần im lặng, bê trẻ trở lại chỗ quy định. Trẻ tỏ thái độ gào khóc, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe... nhằm thu hút sự chú ý của phụ huynh, nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ nên làm ngơ trước những hành động này.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-14
Kết thúc thời gian phạt, cha mẹ có thể cư xử với trẻ như bình thường. Dùng sự dịu dàng, thương yêu để giải thích cho trẻ về những lỗi sai của trẻ. Nếu trẻ lại tái phạm như cũ, cha mẹ lại tiếp tục time-out lại, lặp lại không quá 20 lần time-out/ngày. Ảnh minh họa: Internet.
Hoc me Tay cach doi pho voi tre buong binh cuc hay-Hinh-15
Phương pháp time-out có thể áp dụng cho trẻ từ 3-12 tuổi, tuy nhiên các bậc cha mẹ thường phạm sai lầm khiến phương pháp này không đạt hiệu quả, thậm chí phản tác dụng là cha mẹ nói quá nhiều và thể hiện quá nhiều cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet.