Hãi hùng silicon bơm vào mũi nhiễm trùng cứng như đá

Sau 30 năm bơm silicon vào mũi, bệnh nhân này đã phải chịu đựng triệu chứng đau nhức, mũi thâm đen do silicone hết hạn, hóa thạch trong mũi.

Sáng nay, 22/1, TS-BS Trần Đăng Khoa,  khoa Thẩm Mỹ, BV An Sinh cho biết vừa lấy khối silicon cứng như đá ra khỏi mũi bệnh nhân NT (47 tuổi, TP.HCM). 
Sau mổ bệnh nhân tỉnh táo và được chỉ định theo dõi sáu tháng. Bệnh nhân cho biết 30 năm trước vì thấy lỗ mũi hơi thấp nên đã đi bơm silicon vào mũi. Khối silicon sau đó kết dính và ngày càng cứng.
Hai hung silicon bom vao mui nhiem trung cung nhu da
 Khối silicon cứng như đá trong mũi bệnh nhân.
Gần đây khối silicon gây thâm nhiễm ra da khiến lỗ mũi dần chuyển màu đen và kèm đau nhức.
Bệnh nhân đến BV An Sinh khám, các BS chỉ định phải lấy khối silicon ra. Kết quả sau hai giờ đồng hồ, các bác sĩ đã dùng kéo và kìm kẹp bóc tách khối silicon với cả trăm mảnh nhỏ li ti cứng như đá.
Hai hung silicon bom vao mui nhiem trung cung nhu da-Hinh-2
 

Hai hung silicon bom vao mui nhiem trung cung nhu da-Hinh-3
 BS đang lấy silicon trong mũi bệnh nhân ra. Ảnh: TÙNG SƠN
Theo TS-BS Khoa, silicon ăn từ đầu mũi đến trán và lan qua hai cánh mũi, góc mắt. Nếu không lấy khối silicon ra thì khả năng lỗ mũi sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng. Tuy nhiên, lần này bệnh nhân mới lấy được 90%, 10% còn lại ăn vào da quá sâu không lấy được và để theo dõi tiếp.

Những lưu ý để mứt dừa non bảo quản được lâu

(Kiến Thức) - Để mứt dừa non tự làm có thể bảo quản được lâu và không bị hôi mùi dầu, bạn cần lưu ý những điểm sau.

Nhung luu y de mut dua non bao quan duoc lau
 Mứt dừa non ngon dẻo, dễ làm được đặc biệt yêu thích dịp Tết. Để đảm bảo mứt dừa non có thể bảo quản được lâu và không hôi mùi dầu, bạn phải đảm bảo những nguyên tắc sau: 

Phòng viêm phế quản cho trẻ ngày rét đậm, rét hại

(Kiến Thức) - Dưới đây là những nguyên tắc phòng viêm phế quản cho trẻ trong những rét đậm rét hại tới đây.

Phong viem phe quan cho tre ngay ret dam, ret hai
 Khi bị viêm phế quản trẻ thường có triệu chứng thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngưng thở. Khi tới viện khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa,xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.