Hà Nội: Tay chân miệng tăng vọt, nhiều trẻ biến chứng não

So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đã tăng gấp đôi với trên 1.600 ca mắc.

Tỉ lệ biến chứng viêm não cao gấp 4 lần
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến nay trên địa bàn là hơn 1.600 ca, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gần gấp đôi, tuy nhiên không đột biến do số ca mắc trung bình trong nhiều năm trở lại đây đều dao động từ 2.000 – 4.000 ca. Trong đó, mức 4.000 ca là đỉnh dịch năm 2011. Hiện tại, trung bình mỗi tuần có thêm 30-50 ca mắc mới.
Tại BV Nhi TƯ, từ đầu đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 770 trường hợp mắc tay chân miệng, hiện tại 12 trẻ đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Trong khi cả năm 2017, BV Nhi TƯ mới tiếp nhận hơn 200 ca tay chân miệng.
ThS.BS Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, số trẻ nhập viện do tay chân miệng tăng gấp 4, trong đó có nhiều ca biến chứng nặng vào tim, phổi, não, riêng biến chứng viêm não chiếm 15-20%, trong khi mọi năm tỉ lệ này dưới 5%.
Đáng lưu ý, phần lớn mẫu bệnh phẩm của BV Nhi TƯ gửi sang Viện Dịch tễ TƯ xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh tay chân miệng đều nhiễm chủng EV71.
Tại BV Việt Nam - Cuba, TS Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi cho biết, cách đây 1 tháng, trung bình mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận 3-4 tre mắc tay chân miệng, nhưng con số hiện tại đã tăng hơn 2 lần, từ 8-10 ca.
Nếu tính chung cả nước, từ đầu năm đến nay đã có gần 54.000 trường hợp mắc tay chân miệng, 6 trường hợp tử vong tại các tỉnh phía nam.
Trong đó, số ca mắc tại phía Nam chiếm áp đảo, hơn 61.000 ca (chiếm 77,6%), miền Bắc 6.500 ca (10,6%), miền Trung 6.000 ca (10,1%), Tây Nguyên 1.000 ca (1,7%).
Riêng TP.HCM đến nay đã ghi nhận hơn 18.000 ca mắc, hơn 3.500 ca nhập viện, trong đó số ca nhiễm virus EV71 chiếm khoảng 25%.
EV71 gây biến chứng cao hơn 5 lần
Theo các chuyên gia, sở dĩ năm nay dịch tay chân miệng bùng phát mạnh, nhiều ca nặng do sự trở lại của chủng virus EV71 nhưng lại biến chủng gene từ B5 sang C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước năm 2011, khiến 70.000 người mắc và hơn 150 ca tử vong.
Theo PGS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, khi nhiễm virus EV71 sẽ gây biến chứng thần kinh cao gấp 5,1 lần so với các chủng virus khác gây tay chân miệng.
Đa số các trường hợp tử vong đều phát hiện nhiễm virút EV71: 93% trường hợp tử vong tại Trung Quốc năm 2008-2012, 82% trong vụ dịch tay chân miệng tại Việt Nam năm 2011 và 100% trong số các trường hợp tử vong trong năm nay có lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).
Đến nay, bệnh lưu hành quanh năm khắp 63 tỉnh thành, tuy nhiên số ca mắc thường tăng nhanh vào tháng 9 - 11 hàng năm, đặc biệt dịp đầu năm học mới.
Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có: Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, trong đó hay gặp là virus EV71 và Coxsackie A16. EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém, không thường xuyên rửa tay xà phòng cho trẻ em.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do đó các gia đình cần chủ động phòng bệnh bằng các thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín, giữ môi trường sống, các đồ dùng luôn sạch sẽ.

TPHCM: 1 giờ có ít nhất 7 ca tay chân miệng đến nhập viện

Hiện nay, bệnh tay chân miệng đang có nguy cơ lây lan nhanh trên cả nước và bùng phát thành dịch, đặc biệt tại khu vực phía Nam, trong đó có TPHCM

Khoa Nhiễm–Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM đang điều trị cho khoảng 180 bệnh nhi tay chân miệng, trong đó có 28 trẻ phải nằm ở phòng cấp cứu của khoa.
Có đến 2 trẻ bị nhiễm độ 4, 17 trẻ bị cấp độ 3, còn lại là độ 2b – đều là các mức độ nặng của bệnh.

Những kiểu tóc khiến nàng trông luộm thuộm, kém sang

(Kiến Thức) - Tóc tết hai bím, tóc túi to giữa đầu, tóc đuôi ngựa...là những cách tạo kiểu tóc đơn giản, phổ biến nhưng lại khiến bạn kém sang hơn trong mắt người khác.

Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang

Tóc tết: Nếu bạn đã qua tuổi 12, kiểu tóc tết hai bím đơn giản trông trẻ con và không còn phù hợp với bạn nữa. Nếu vẫn thích tóc tết, hãy thử tết tóc kiểu Pháp, kiểu đuôi cá hay thác đổ để nhìn chững chạc và cuốn hút hơn.

Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-2
Buộc tóc đuôi ngựa bằng dây vải: Buộc kiểu này khiến bạn trông kém sang. Chiếc chun buộc kiểu đó chỉ nên dùng trong phòng tắm. Thay vì vậy, hãy dùng loại dây nhỏ phù hợp với màu tóc hoặc cố định tóc đuôi ngựa bằng kẹp rồi chỉnh tóc che đi.
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-3
Búi to giữa đầu: Ngay sau khi xuất hiện, kiểu tóc búi này nhanh chóng trở thành xu hướng được nhiều cô gái yêu thích nhưng cũng sớm trở nên lỗi thời. Hãy thay thế bằng cách búi thấp, tự nhiên để có vẻ ngoài thanh lịch hơn.
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-4
Dùng kẹp gắp: Loại kẹp này rất hữu dụng khi giúp bạn cuộn tóc gọn gàng lúc tắm hay dọn dẹp nhưng chớ nên dùng khi đi làm, đi chơi hay đặc biệt là tới các sự kiện quan trọng.
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-5
Tóc xoăn và mái bằng: Bạn vẫn có thể kết hợp như thế này ở bữa tiệc lớp, buổi tụ họp gia đình nhưng trông hai kiểu tóc này chẳng ăn nhập gì với nhau. Nếu vẫn thích để mái bằng, bạn nên làm xoăn gợn sóng.
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-6
Tóc chải trông như ướt sượt: Kiểu tóc này đã quá lỗi thời. Bạn có thể tạo "hiệu ứng tóc ướt" nhưng hãy cẩn trọng với các sản phẩm tạo kiểu tóc. Xịt quá nhiều gel có thể khiến tóc bết lại.      
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-7

Kiểu tóc đuôi ngựa: Có 2 loại tóc đuôi ngựa phổ biến là cao và thấp. Tuy nhiên, cả hai kiểu này đều khiến bạn trông kém sang. Nếu vẫn thích phong cách này, hãy chỉ buộc thấp đơn giản, làm phần đuôi tóc hơi rối và phồng lên, tạo vẻ nữ tính, tự nhiên.

Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-8
Kẹp ghim chi chít trên đầu: Mục đích chính của những chiếc kẹp tăm là cố định tóc kiểu "vô hình". Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng kẹp ghim theo hai kiểu: Dùng kẹp cùng màu tóc và giấu chúng trong tóc, dùng kẹp sáng màu như một loại phụ kiện (và tất nhiên càng ít càng tốt).
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-9
Dùng quá nhiều sản phẩm tạo kiểu: Những lọn tóc xoăn từ chân tới ngọn tóc, được chuốt keo bóng lộn khiến bạn trông kém tinh tế dù ở bất cứ thời tiết nào. Kiểu tóc này cho thấy bạn đang cố để tạo ấn tượng với mọi người. Các nhà tạo mẫu khuyên nên chọn kiểu tóc tự nhiên hơn.
Nhung kieu toc khien nang trong luom thuom, kem sang-Hinh-10
Kiểu tóc ombré: Nghệ thuật tóc ombré hàm ý một sự thay đổi mềm mại từ màu tóc này sang màu tóc khác. Để đạt được hiệu ứng này, các nhà tạo mẫu tóc sử dụng nhiều màu trung gian. Tuy nhiên, kiểu tóc này khá kén trang phục. Nếu bạn để tóc ombré mà mặc váy điệu đà, gợi cảm thì có vẻ không hợp lắm. Ảnh: BS. 

Video "Kiểu tóc dành cho người có khuôn mặt tròn". Nguồn:Youtube.