Giật mình truy ra nguồn gốc mực lạ siêu rẻ ở chợ TPHCM

(Kiến Thức) - Tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên mực lạ siêu rẻ với giá khó tin 20-30 nghìn đồng/kg. Thực chất, đây là loại mực gì?

Tại Huế, TP HCM và nhiều tỉnh thành khác, người tiêu dùng bỗng xôn xao khi ở các chợ bán loại mực giá rẻ đến bất ngờ. Chỉ 20 nghìn đồng đã có thể mua 1kg mực loại này. Trong khi, lâu nay phải bỏ ra 150-200 nghìn đồng mới có được 1kg mực tươi. Những người bán hải sản cho rằng, nguồn gốc mực lạ là từ vùng biển Khánh Hòa.

Những người chuyên bán hải sản ở Khánh Hòa khẳng định, đó không phải là mực lạ mà chỉ là mực ma hay mực xà. Chất lượng loại mực này thua xa các loại mực khác như mực ống, mực nang, mực bạch tuộc. Trong khi giá 1kg mực ống hiếm khi thấp dưới 150 nghìn đồng thì loại mực ma cao lắm cũng chỉ... 30 nghìn đồng, rẻ hơn 5 lần.
Ngư dân khai thác, người bán hải sản dễ dàng phân biệt đâu là mực ma, đâu là các loại mực khác. Nhưng với người tiêu dùng, không phải ai cũng phân biệt được.
Một người bán hải sản tươi cho biết: “Thường khách lạ vẫn mua, khách du lịch ở xa tới không biết thì mua, thậm chí người ở đây cũng không biết”.
Loại mực ma thường được đưa vào chế biến để làm thành mực khô, mực tẩm. 1kg mực khô thông thường giá lên đến 500-600 nghìn đồng. Nhưng 1kg mực khô chế biến từ mực ma, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chuyện trộn lẫn loại mực này với mực khác là có thực. Mực ma được những người bán dạo đưa lên tàu bất chấp quy định. Có cả chục người chuyên “nhảy” tàu để bán mực khô. 150 nghìn đồng /kg là mức giá đầu tiên mà họ đưa ra nhưng sau đó, sẵn sàng bán chỉ 80 nghìn đồng.
Không ít người tiêu dùng bị mắc lừa. Rõ ràng, bản thân mực ma không có lỗi trong chuyện này. Nguyên nhân chính là kiểu bán hàng “ma”. Và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy những hạn chế của việc tổ chức thị trường thủy sản trong nước.

Tài xế chống nạnh... mời công an lên phường làm việc

(Kiến Thức) - Bị dừng xe yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài xế phát hiện Công an viên không mang phù hiệu liền chống nạnh mời lên Công an phường làm việc. 

Trên một số diễn đàn dành cho dân chơi ô tô đang lan truyền một đoạn clip dài hơn 12 phút, ghi lại hình ảnh tài xế xe con đang bị một chiến sĩ Công an phường chặn đầu xe bắt lỗi vi phạm gây xôn xao.


Điểm mặt những loài mực 1 - 0 -2 của đại dương

(Kiến Thức) - Thám hiểm vào thế giới của loài mực, con người luôn cảm thấy choáng ngợp trước sự quái đản của loài này.

Mực con heo (tên khoa học là Helicocranchia pfefferi) khiến người ta liên tưởng đến sinh vật phim hoạt hình dễ thương nhưng chúng có mặt ngoài đời thực. Loài này sống trong vùng ánh sáng yếu từ 200-1.000m dưới mực nước biển, các xúc tu cùng cơ thể phình to khiến con vật trông như một con lợn con mũm mĩm với mái tóc rối bù.
Mực con heo (tên khoa học là Helicocranchia pfefferi) khiến người ta liên tưởng đến sinh vật phim hoạt hình dễ thương nhưng chúng có mặt ngoài đời thực. Loài này sống trong vùng ánh sáng yếu từ 200-1.000m dưới mực nước biển, các xúc tu cùng cơ thể phình to khiến con vật trông như một con lợn con mũm mĩm với mái tóc rối bù. 

Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) được mô tả lần đầu vào năm 1903 bởi nhà nghiên cứu mực Carl Chun. Sinh vật gây ám ảnh với đôi mắt lớn màu đỏ và màng đen ma quái trong tấm "áo choàng" của nó. Sinh vật kỳ lạ này nằm trong phân loại giữa mực và bạch tuộc.
Mực ma cà rồng (Vampyroteuthis infernalis) được mô tả lần đầu vào năm 1903 bởi nhà nghiên cứu mực Carl Chun. Sinh vật gây ám ảnh với đôi mắt lớn màu đỏ và màng đen ma quái trong tấm "áo choàng" của nó. Sinh vật kỳ lạ này nằm trong phân loại giữa mực và bạch tuộc. 

Mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) phát triển từ 12-14m chiều dài và có thể nặng hơn 500 kg. Loài này có nguồn gốc từ vùng biển sâu Nam Cực, tối tăm và lạnh lẽo, rất hiếm gặp và thậm chí đã nổi tiếng thành truyền thuyết trong giới thủy thủ.
Mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) phát triển từ 12-14m chiều dài và có thể nặng hơn 500 kg. Loài này có nguồn gốc từ vùng biển sâu Nam Cực, tối tăm và lạnh lẽo, rất hiếm gặp và thậm chí đã nổi tiếng thành truyền thuyết trong giới thủy thủ. 

Mực thủy tinh cũng là một phân loài mực, phần lớn các cơ quan của nó trong suốt. Một trong những loài mực bất thường nhất là Cranchia scabra, có cơ thể hình thùng rượu trong suốt gắn với hàng chục nốt sần nhỏ. Khi bị căng thẳng hoặc bị tấn công bởi kẻ săn mồi, Cranchia scabra kéo đầu và xúc tu của nó vào lớp vỏ giống như một con rùa rút lui vào vỏ và nó có thể bơm mực vào niêm mạc của lớp phủ và ngay lập tức ngụy trang bản thân giống như Ninja.
 Mực thủy tinh cũng là một phân loài mực, phần lớn các cơ quan của nó trong suốt. Một trong những loài mực bất thường nhất là Cranchia scabra, có cơ thể hình thùng rượu trong suốt gắn với hàng chục nốt sần nhỏ. Khi bị căng thẳng hoặc bị tấn công bởi kẻ săn mồi, Cranchia scabra kéo đầu và xúc tu của nó vào lớp vỏ giống như một con rùa rút lui vào vỏ và nó có thể bơm mực vào niêm mạc của lớp phủ và ngay lập tức ngụy trang bản thân giống như Ninja.

Mực sọc Pyjama (Sepioloidea lineolata) chỉ phát triển chiều dài khoảng 50mm, có nguồn gốc ở vùng biển miền nam Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vẻ bề ngoài có nhiều kẻ sọc giống như Pyjama.
 Mực sọc Pyjama (Sepioloidea lineolata) chỉ phát triển chiều dài khoảng 50mm, có nguồn gốc ở vùng biển miền nam Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vẻ bề ngoài có nhiều kẻ sọc giống như Pyjama.

Mực bay Nhật Bản (Todarodes pacificus) không hay bay, nhưng khi đã bay, chúng bay rất ngoạn mục. Có nhân chứng đã quan sát thấy loài mực này bay đến độ cao 50m trên những con sóng trong nỗ lực để thoát khỏi kẻ thù ít linh hoạt như cá voi. Khi những con mực này bay, trông chúng như những tên lửa đặc biệt.
Mực bay Nhật Bản (Todarodes pacificus) không hay bay, nhưng khi đã bay, chúng bay rất ngoạn mục. Có nhân chứng đã quan sát thấy loài mực này bay đến độ cao 50m trên những con sóng trong nỗ lực để thoát khỏi kẻ thù ít linh hoạt như cá voi. Khi những con mực này bay, trông chúng như những tên lửa đặc biệt. 

Mực Promachoteuthis là một loại mực hiếm có, nhìn giống như một cái miệng của con người bao quanh bởi các xúc tu, khuôn miệng khiến mọi người khiếp đảm khi nhìn thấy trên thực tế chỉ là chiếc miệng kỳ quái của con mực này.
Mực Promachoteuthis là một loại mực hiếm có, nhìn giống như một cái miệng của con người bao quanh bởi các xúc tu, khuôn miệng khiến mọi người khiếp đảm khi nhìn thấy trên thực tế chỉ là chiếc miệng kỳ quái của con mực này. 

Mực khổng lồ Jumbo (Dosidicus gigas) là loài mực lớn nhất con người từng bắt gặp, có thể tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ. Vũ khí đặc biệt nhất của chúng chính là răng, những chiếc răng cong, sắc, giống như giác hút của mực ống.
 Mực khổng lồ Jumbo (Dosidicus gigas) là loài mực lớn nhất con người từng bắt gặp, có thể tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc và Nam Mỹ. Vũ khí đặc biệt nhất của chúng chính là răng, những chiếc răng cong, sắc, giống như giác hút của mực ống.

Chính quyền cho dân khai thác cát biển trái phép

Người dân tại một số địa phương ở Thừa Thiên Huế đang đổ xô đi khai thác biển trái phép, khiến bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng...

Tại một số địa phương trên vùng biển TT-Huế đang diễn ra tình trạng người dân đổ xô đi khai thác cát biển trái phép, khiến nhiều bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng, trong khi đó chính quyền sở tại vẫn chưa có những động thái tích cực để ngăn chặn tình trạng này.

10 món ngon từ mực không thể bỏ qua

(Kiến Thức) - Mực trứng, mực ống hay mực khô đều có thể chế biến thành những món ngon khó cưỡng giàu dinh dưỡng. Dưới đây là 10 món ngon từ loại hải sản này bạn nên thử làm.

Gỏi đậu rồng mực xé.
Gỏi đậu rồng mực xé.

Trồng cây cần sa tại nhà để ...chữa ung thư

(Kiến Thức) - Công an Ngọc Xuân, TP Cao Bằng vừa phát hiện bắt giữ một số đối tượng trồng cần sa trong vườn nhà, triệt phá và thu giữ là hơn 23kg.


Tại tổ 12 phường Ngọc Xuân, Công an phường Ngọc Xuân đã phát hiện tại nhà của Nông Hữu Chiến trồng cây cần sa với số lượng 20kg; tại nhà ông Hoàng Quang Tự, Công an phường phát hiện, thu giữ 1,8 kg cây cần sa. Ngoài ra, Công an phường còn thu giữ thêm 2 kg cây cần Sa vô chủ.