
Sâm Lai Châu là một trong những loài dược liệu đặc hữu tại tỉnh Lai Châu. Theo ông Bùi Huy Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lai Châu, sâm Lai Châu hiện có giá bình quân từ 150 - 300 triệu đồng/kg củ tươi. Ảnh: Báo NNMT

Sâm Lai Châu được coi là một đặc sản quý, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Ảnh: Tạp chí công thương

Sâm Lai Châu thường mọc ở độ cao trên 1.600m, được phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới như Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè. Ảnh: Tạp chí công thương

Loài cây này từng có tên gọi là tam thất đen, tam thất hoang, đến năm 2015 mới được định danh khoa học và đặt tên chính thức là sâm Lai Châu. Ảnh: Dân Việt

Sâm Lai Châu có hình dáng tương tự Sâm Ngọc Linh, thân củ có mắt đốt so le nhau, lá tròn không sẻ thùy hai mặt lá có lông, hạt có 1 chấm đen. Ảnh: Laichau.gov

Sâm có mùi thơm đặc trưng, vị đắng ngọt lưu lại rất lâu khi ăn. Ảnh: Tạp chí công thương

Tùy vào thổ nhưỡng, vùng miền địa lý mà cây ra nhiều hay ít đốt. Ảnh: Sâm Pusilung

Có cây sâm mọc củ, vài năm sau mới bắt đầu ra đốt, có cây mỗi năm củ mọc 2-3 đốt, có củ còn mọc thành nhiều nhánh, mỗi nhánh ra vài đốt một năm. Ảnh: Cuahangtaybac

Theo một số tài liệu nghiên cứu, các bộ phận của cây sâm Lai Châu đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, chống stress...Ảnh: Laichau.gov

Lá, nụ hoa sâm Lai Châu dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần. Ảnh: Laichau.gov