Giám đốc CDC Việt Nam: “Tôi đồng tính, tôi có HIV”

Chia sẻ tại sự kiện “Không lây nhiễm = Không lây truyền”, TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho biết bản thân ông là người đồng tính và có HIV. 

Giam doc CDC Viet Nam: “Toi dong tinh, toi co HIV”
TS John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam (trái), cho biết tải lượng virus thấp sẽ không lây nhiễm HIV 
Theo TS John Blandford, từ lâu những người xung quanh ông đã biết ông có H. và bản thân ông rất thoải mái khi chia sẻ điều này. "Với cương vị là Giám đốc CDC, việc chia sẻ mình là người có H. tức là tôi mong muốn truyền tải tới cộng đồng những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV" - TS John Blandford nói.
Theo vị Giám đốc CDC, "Không phát hiện - Không lây truyền" (K = K) được dịch từ tiếng Anh "Undetectable = Untransmittable" (U = U) là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng virus ARV với người nhiễm HIV. Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virrus không phát hiện được trong máu được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng, một người có HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Thông điệp này làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị.
"Bản thân tôi là người nhiễm HIV, còn chồng tôi là người không có HIV và chúng tôi đã chung sống rất với nhau suốt 23 năm. Trong quá trình làm việc ở CDC Mỹ, tôi đã nghiên cứu và tìm kiếm những bằng chứng khoa học về việc điều trị HIV bằng thuốc ARV. Tại Việt Nam, tôi thấy rằng tình trạng người có HIV bị kỳ thị rất nặng nề, chính điều này đã khiến người ta ngại xét nghiệm HIV và khi biết mình có HIV thì không muốn lộ diện và ngại điều trị. Tôi muốn lấy bản thân mình làm tấm gương để xoá bỏ mặc cảm và sự kỳ thị để tất cả những người có HIV, nhất là những người đồng tính nam (MSM) sẽ cởi mở để tham gia điều trị ARV càng sớm càng tốt và người chưa xét nghiệm thì nên đi xét nghiệm HIV. Và khi người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả họ không dùng bao cao su hay dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm" - TS John Blandford nhấn mạnh.
Giam doc CDC Viet Nam: “Toi dong tinh, toi co HIV”-Hinh-2
"K=K được kỳ vọng sẽ giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV 
Sự kiện "Không phát hiện = Không lây truyền” (K = K) do Trường ĐH Y Hà Nội, CDC Việt Nam và Tổ chức hợp tác phát triển y tế Việt Nam tổ chức với thông điệp: "Tôi dương tính nhưng chắc chắn anh thì không" với bộ công cụ gồm những thông điệp thực tiễn nhằm chia sẻ thông tin đến cộng đồng người sống chung với HIV, cộng đồng người chuyển giới và các cán bộ y tế.
Dựa trên các bằng chứng khoa học, tuyên bố K = K đã được hơn 782 tổ chức y tế tại hơn 95 quốc gia trên thế giới công nhận và thông qua.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực đánh giá chương trình và hệ thống yY tế hỗ trợ cho công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV ở Việt Nam", Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ cho 10 tổ chức cộng đồng tại TP HCM, Cần Thơ, Điện Biên và Hà Nội để thực hiện các sáng kiến của chính họ, nhằm truyền bá thông điệp K = K tới cộng đồng.

Điểm mặt những vụ công an, bác sĩ phơi nhiễm HIV kinh hoàng ở VN

(Kiến Thức) - Khi thực thi nhiệm vụ, trường hợp các chiến sỹ công an hay các y bác sĩ bị phơi nhiễm HIV xưa nay không phải là chuyện hiếm ở Việt Nam.

Diem mat nhung vu cong an, bac si phoi nhiem HIV kinh hoang o VN
Vụ việc 24 người phơi nhiễm HIV trong vụ cấp cứu các nạn nhân tai nạn giao thông tại Kon Tum đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Thực tế, trước đây có rất nhiều trường hợp các chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ và nhiều y bác sỹ tham gia cứu bệnh nhân đã từng bị phơi nhiễm HIV.

Diem mat nhung vu cong an, bac si phoi nhiem HIV kinh hoang o VN-Hinh-2
Điển hình gần đây nhất tại Bệnh viện Phụ sản HN, 18 y bác sĩ đã bị phơi nhiễm HIV trong khi mổ đẻ và cứu sống nhân N.T.H (Quảng Ninh).

Diem mat nhung vu cong an, bac si phoi nhiem HIV kinh hoang o VN-Hinh-3
Trước đó, bệnh nhân N.T.H nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập, trụy tim mạch, máu phun ra ào ạt, sinh mạng chỉ tính theo tích tắc. Các bác sĩ không đủ thời gian xét nghiệm mà đưa ngay vào phòng mổ. Sau phẫu thuật, kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân mới có: dương tính với HIV. Khi đó, 18 người gồm bác sĩ cấp cứu, phẫu thuật và y sỹ phục vụ biết mình đã bị phơi nhiễm HIV.

Diem mat nhung vu cong an, bac si phoi nhiem HIV kinh hoang o VN-Hinh-4
 Ngày 26/9/2011, ở Quảng Trị có 5 bác sĩ hộ sinh phơi nhiễm HIV khi mổ đẻ ở. Do sơ suất, 5 nhân viên y tế ở khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã bị sây sát,  kim tiêm đâm vào tay, máu của người bệnh có HIV bắn vào mắt... 

Bác tin nghi lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm

(Kiến Thức) - Diễn biến mới nhất liên quan đến thông tin nghi vấn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm, lãnh đạo xã Kim Thượng (huyện tân Sơn, Phú Thọ) cho rằng việc nghi ngờ dùng chung kim tiêm gây nhiễm HIV trên địa bàn không có cơ sở.

Theo ông Phùng Quý Mão - Chủ tịch UBND xã Kim Thượng, hiện chính quyền địa phương mới nắm được thông tin  nghi vấn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm từ người dân, tuy nhiên việc nghi ngờ nhiều người cùng bị lây nhiễm HIV là không có cơ sở.
Bac tin nghi lay nhiem HIV o Phu Tho do dung chung kim tiem
Hồ sơ bệnh nhân nhiễm HIV ở Phú Thọ. Ảnh: VOV. 
Thực tế từ đầu năm đầu năm 2018, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn đã xây dựng Đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề xác định bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm tại cộng đồng. Từ tháng 7/2018, các cán bộ y tế của cơ sở đã thực hiện lấy mẫu máu của người dân trên địa bàn, cho đến nay, vẫn chưa có kết quả chính thức.
Ông Phùng Quý Mão cho biết, việc lấy máu xét nghiệm của Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn là chủ trương của đơn vị này để nghiên cứu đề tài bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Sau khi được sự thông qua của UBND huyện Tân Sơn, Trung tâm y tế huyện Tân Sơn lựa chọn xã Kim Thượng để thực hiện.
“Từ kết quả chẩn đoán của một người mà người dân nghi vấn chứ chưa có kết quả chính thức để khẳng định. Do đó, người dân không nên tự suy diễn sự việc để tránh gây hoang mang", ông Mão nói.
Cũng bác bỏ thông tin nghi vấn nhiều người dân ở xã Kim Thượng nghi nhiễm HIV do dung chung kim tiêm, trao đổi trên báo Giao thông vận tải, ông Vũ Đức Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Tân Sơn khẳng định: "Về việc sử dụng mũi tiêm an toàn đã được triển khai, tuyên truyền tới tất cả các cán bộ trong toàn ngành y tế trong cả nước, chứ không riêng cá nhân ai. Kể cả đơn vị Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn cũng đã được quán triệt, tuyên truyền, thậm chí đưa vào nguyên tắc chung trong việc sử dụng dụng cụ y tế. Hơn nữa, đây là vấn đề y đức của người làm nghề, là nguyên tắc tối thiểu của người làm nghề y nên tôi cho rằng, không thể có việc một bác sĩ dùng chung kim tiêm cho nhiều bệnh nhân”.
Trước đó, theo phản ánh của người dân xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) cách đây hơn 1 tháng, một bệnh nhân trú tại khu Chiềng 3 bất ngờ phát hiện bị nhiễm HIV. Đáng ngạc nhiên là bệnh nhân trung tuổi này chủ yếu ở nhà, hiếm khi đi xa và khó có khả năng tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.
Sau khi có kết quả dương tính với HIV, bệnh nhân cho biết chỉ đi thăm khám bệnh và tiêm tại nhà một bác sĩ ở địa phương.

Loạt hình ám ảnh về đại dịch thế kỷ HIV/AIDS

(Kiến Thức) - Loạt ảnh dưới đây phần nào lột tả sự đáng sợ của đại dịch thế kỷ HIV/AIDS đã hoành hành trên thế giới.

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS
 Cha của David Kirby ôm chặt con trai lần cuối ở Ohio (Mỹ) hồi tháng 11/1990. David là một trong những nạn nhân của đại dịch thế kỷ HIV/AIDS. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-2
 John Ryan, một bệnh nhân AIDS, đang nằm trên giường bệnh ở Los Angeles, bang California (Mỹ), ngày 16/2/1988. Thân hình của Ryan trở nên gầy gò và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng do mắc phải căn bệnh thế kỷ này. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-3
Tại Los Angeles, California (Mỹ) ngày 30/5/1987, khoảng 2.000 người thắp nến tưởng niệm những bệnh nhân tử vong trong đại dịch HIV/AIDS. (Ảnh: ATI) 

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-4
 Peta, một bệnh nhân AIDS, thất thần nằm trên giường bệnh ở Ohio (Mỹ) năm 1992. (Ảnh: ATI)
Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-5
 Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Ryan White, 16 tuổi, ở Indianapolis, bang Indiana, Mỹ, ngày 20/2/1990. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-6
 Một trong những bức ảnh cuối cùng chụp bệnh nhân AIDS David Kirby ở Ohio hồi tháng 11/1990. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-7
 Tiến sĩ Richard DiGioia ôm bệnh nhân của ông, Tom Kane, trên giường bệnh ở thủ đô Washington, Mỹ, ngày 25/9/1992. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-8
 Bác sĩ đang kiểm tra cho một bệnh nhân AIDS ở thành phố New York ngày 10/12/1986. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-9
Tinh thần lạc quan của bệnh nhân AIDS Evelyne N. tại bệnh viện St.Clare ở New York ngày 12/10/1986. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-10
Lenny Mendez thêu tên của một người bạn đã qua đời vì AIDS lên tấm chăn. Ảnh chụp ngày 8/4/1988 ở Los Angeles, bang California. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-11
Tình nguyện viên phục vụ bữa ăn tối cho bệnh nhân Paul Keenan tại bệnh viện St. Clare ở New York năm 1986. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-12
 Một bệnh nhân AIDS gục đầu xuống giường bệnh ở Paddington, Anh, năm 1985. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-13
 Phòng bệnh của Ryan White trở nên lạnh lẽo sau khi anh qua đời ở Indiana ngày 20/2/1990. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-14
Bà Ida Jones vòng tay ôm lấy người con trai Ryland đang
"chết dần chết mòn" vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ảnh chụp tại San Francisco, bang California, Mỹ, ngày 17/9/1991. (Ảnh: ATI)

Loat hinh am anh ve dai dich the ky HIV/AIDS-Hinh-15
Nụ cười tươi của Ryan White tại ngôi trường mới ở Indiana ngày 1/1/1987. Được biết, Ryan đã phải chuyển trường trước đó vì nhà trường không tiếp nhận em do lo sợ căn bệnh thế kỷ mà em mắc phải làm ảnh hưởng tới các học sinh khác. (Ảnh: ATI)