Thực phẩm hỗ trợ giảm huyết áp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng cụ thể như kali và magiê... có thể hỗ trợ giảm huyết áp.

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu gây tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như phồng tách động mạch chủ, biến chứng về mắt, biến chứng suy thận, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp cần điều trị để kiểm soát huyết áp ở mức an toàn.

Để kiểm soát tốt huyết áp, trước tiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bỏ thuốc lá, tránh lo âu, căng thẳng…

Tập luyện đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng tiêu thụ đường, giảm nguy cơ kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp và duy trì huyết áp ổn định hơn.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng và điều trị tăng huyết áp. Việc thay đổi lối sống và tuân thủ chế độ ăn phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ góp phần kiểm soát, ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thực phẩm giàu kali

Một trong những biện pháp tự nhiên, hiệu quả và an toàn để kiểm soát huyết áp là tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu kali. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một chế độ ăn giàu kali giúp làm giảm tác động của natri trong cơ thể và từ đó hạ huyết áp.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, người lớn nên tiêu thụ khoảng 3.510 mg kali mỗi ngày để đạt hiệu quả bảo vệ tim mạch.

Kali có tác dụng làm giãn mạch máu, hỗ trợ thận bài tiết natri và điều hòa cân bằng điện giải trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa lượng kali tiêu thụ và mức huyết áp. Việc bổ sung kali có thể làm giảm huyết áp tâm thu trung bình 3,49 mmHg và huyết áp tâm trương 1,96 mmHg ở người trưởng thành, đặc biệt hiệu quả ở những người có huyết áp cao và chế độ ăn nhiều muối.

Các thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, khoai lang, rau bina, đậu, cà chua, dưa hấu và bơ. Theo các chuyên gia, nên ưu tiên tiêu thụ kali từ nguồn thực phẩm tự nhiên hơn là từ thực phẩm bổ sung, vì điều này còn mang lại lợi ích từ các chất xơ và vi chất khác. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng cường kali, vì chức năng lọc kali bị hạn chế.

Trái cây là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất/Ảnh minh hoạ-Internet
Trái cây là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất/Ảnh minh hoạ-Internet

Trái cây có múi

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống nước cam và bưởi có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, bưởi và nước ép bưởi có thể gây trở ngại cho các loại thuốc hạ huyết áp thông thường (dễ gây tương tác bất lợi), vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trái cây này vào chế độ ăn uống.

Cá hồi và các loại cá béo khác

Cá béo là nguồn cung cấp acid béo omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Những chất béo này có thể giúp giảm mức huyết áp bằng cách giảm viêm và giảm oxylipin (chất gây co thắt mạch máu).

Một nghiên cứu ở 2.036 người khỏe mạnh cho thấy những người có nồng độ chất béo omega-3 trong máu cao nhất có huyết áp tâm thu (chỉ số ở trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số ở dưới) thấp hơn đáng kể so với những người có nồng độ chất béo này trong máu thấp nhất. Lượng omega-3 cao hơn cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có giá trị dinh dưỡng cao. Đây cũng là một nguồn tập trung các chất dinh dưỡng quan trọng để kiểm soát huyết áp, bao gồm magiê, kali và arginine, một axit amin cần thiết để sản xuất oxit nitric, chất cần thiết cho việc thư giãn mạch máu và giảm huyết áp.

Dầu hạt bí ngô cũng đã được chứng minh là một phương thuốc tự nhiên chữa bệnh cao huyết áp. Một nghiên cứu ở 23 phụ nữ cho thấy rằng việc bổ sung 3 gam dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong 6 tuần dẫn đến giảm đáng kể huyết áp tâm thu, so với nhóm dùng giả dược.

3.jpg
Ảnh minh hoạ/Internet

Rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp nhờ vào cơ chế giãn mạch, lợi tiểu và chống viêm.

Việc sử dụng đúng cách loại rau này có thể đem lại hiệu quả tích cực cho người bị tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp nhẹ. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng tối đa và an toàn, cần dựa trên hướng dẫn từ các nghiên cứu y học.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới về các loài cây dược liệu tại châu Á thì rau diếp cá có thể sử dụng dưới dạng tươi (ăn sống), pha trà, chiết xuất dạng nước hoặc viên nang.

Dạng dùng phổ biến nhất tại Việt Nam là xay rau diếp cá tươi lấy nước uống, mỗi ngày khoảng 50–100ml, chia làm 1–2 lần sau bữa ăn. Chiết xuất rau diếp cá có thể giúp điều hòa huyết áp thông qua việc giảm hoạt động của men ACE (angiotensin-converting enzyme) – yếu tố làm tăng huyết áp trong cơ thể.

Nghiên cứu cũng khuyến cáo việc sử dụng rau diếp cá dưới dạng trà như sấy khô, hãm với nước nóng, khoảng 1–2 tách mỗi ngày giúp kiểm soát huyết áp ổn định ở người tăng huyết áp giai đoạn đầu, đồng thời không gây tác dụng phụ đáng kể. Các chuyên gia cũng lưu ý không nên sử dụng quá liều (>200ml/ngày nước ép tươi) vì có thể gây lạnh bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.

10 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và suy thận.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu trong các động mạch cao hơn bình thường. Nếu áp lực này quá cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian. Người bị cao huyết áp cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Việc thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn uống, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên khi kết hợp thường xuyên vào chế độ ăn uống cân bằng:

Thực phẩm tốt cho sự hoạt động của tuyến giáp

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ người có vấn đề tuyến giáp trong điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.

Thực phẩm giàu i-ốt

Nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp thường là do thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống. Do đó, việc bổ sung i-ốt thông qua thực phẩm có thể giúp phòng tránh bệnh tuyến giáp một cách hiệu quả. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội tiết tố của tuyến giáp và thúc đẩy sản xuất các nội tiết tố cần thiết, giúp hạn chế việc hình thành khối u tuyến giáp.