![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cách đây hai tháng, chị tìm đến phòng tư vấn với dáng vẻ tiều tụy cho biết chồng cặp bồ bên ngoài và đang đòi ly hôn vợ. Chồng chị là một doanh nhân có tiếng. Lâu nay gia đình họ được xem là kiểu mẫu. Bản thân chị dù lui về làm hậu phương nhưng không phải là tuýp phụ nữ không biết làm sang cho chồng. Trong mắt mọi người, chồng chị có được ngày hôm nay có công không nhỏ của vợ. Ấy vậy mà chỉ vì một cô gái tiếp viên nhà hàng mà anh về ruồng rẫy vợ con. Hôm ấy chị ngồi trút nỗi niềm cả buổi sáng và ra về khi đã tĩnh tâm lại phần nào. Nhưng ngay hôm sau, chị gọi điện đến bảo cái máu hoạn thư trong người cứ thôi thúc phải hành động ngay. Rồi chị quả quyết rằng trận này đánh chắc phải “trăm thắng”.
Chị kể: “Tôi đã thuê dịch vụ thám tử tư điều tra tình địch. Và một tháng sau họ cung cấp đầy đủ về thông tin của cô gái nọ. Đó là một cô gái quê mùa có chút nhan sắc lên Hà Nội làm nhân viên phục vụ trong một quán bar. Ông xã tôi là khách quen ở đó và bị cô ta giăng bẫy tình để đào mỏ tiền của. Thám tử tư còn cho biết, mấy năm nay bố cô ta bị bệnh hiểm nghèo không có tiền chữa trị nên cô ta càng quyết chí bám lấy chồng tôi”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chị âm thầm đắc ý khi thấy chồng sốc nặng trước sự phản bội của cô bồ nhí trẻ. Ban đầu chị để ông thấm thía nỗi bị đau phản bội và nhìn thấy rõ bộ mặt thật của cô nhân tình. Sau đó, chị dùng sự vị tha của một người vợ tạo cơ hội cho chồng chuộc lỗi với vợ con. Như vậy, tổ ấm, hạnh phúc của chị vẫn vuông tròn. Chỉ trong một thời gian ngắn, vở kịch thành công đúng ý chị. “Tổn thất một ít kinh tế nhưng tôi đã giữ được hạnh phúc gia đình” – chị nói.
Tôi mừng cho chị vì hạnh phúc đã được hàn gắn nhưng cũng nói với chị về một nỗi lo khác. Đúng là cô gái kia có lỗi và đáng lên án khi đã chen chân vào hạnh phúc của gia đình chị. Nhưng mưu kế đánh gục tình địch của chị cũng không phải đã đúng và an toàn. Bởi đằng sau đó là một âm mưu lừa dối đen tối cố tình đẩy cô gái kia vào một bi kịch tình cảm mới. Chị bảo đó là cái giá mà cô ta phải trả khi phá hoại hạnh phúc người khác. Nhưng nếu cô gái đó không thể vượt qua khi phát hiện ra sự thật thì liệu chị có thanh thản với hạnh phúc vừa giành lại được. Còn chồng chị, liệu anh có thật sự toàn tâm yêu chị, toàn ý hàn gắn hạnh phúc khi phát hiện ra âm mưu của vợ mình. Chị ngồi ngẩn ngơ, đúng là trận chiến này chị đã thắng nhưng có vẻ như chưa hẳn đã “trăm thắng” như chị nghĩ.
Sau bao nhiêu năm gồng mình chịu đựng, chị quyết định ly hôn, chấm dứt năm tháng đau khổ bên người chồng gia trưởng, độc đoán... Ngày ra tòa, anh ta nói không có chỗ ở mới cũng chẳng có khả năng ra ngoài thuê trọ. Về phía chị cũng thế nên cuối cùng họ vẫn phải “chung nhà” dẫu chính thức ly hôn.
Ly hôn xong, anh gọi thợ vào làm một vách ngăn chia đôi căn hộ 40 mét vuông. Một cánh cửa khác được mở ra, bên này chị đổi khóa cửa cũ. Họ chính thức tách khỏi nhau, khẳng định chủ quyền riêng. Hàng ngày chị đưa đón con tới trường rồi đến cơ quan. Về nhà, mẹ con ăn uống ngủ nghỉ không bị gò bó, chạy theo sở thích độc đoán của anh như trước đây. Bên kia, anh ngày ba bữa cơm bụi, sáng đi làm với bộ đồ nhàu nhĩ, tối khuya mới về nhà. Cuộc sống của hai người thay đổi thấy rõ, duy chỉ có con bé vô tư với thói quen cũ. Nó cứ chạy từ “nhà mẹ” sang “nhà bố” líu lo, bắt bố vẽ tranh, kể chuyện, đưa đi chơi. Trong mắt chị cảnh ly hôn nhưng vẫn chung nhà ấy ít ra cũng giúp con cái không phải chịu cảnh bố mẹ mỗi người một nơi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Lần thứ hai đón nhận tình cảm mới, chị nói hết hoàn cảnh. Người mới hứa sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, kể cả rào cản từ “gã hàng xóm” đặc biệt. Biết người mới của chị “vô sản” vì khi ly hôn đã để lại hết tài sản cho vợ cũ nuôi con, chồng cũ mỉa mai “tưởng cô tìm thằng nào hơn tôi chứ…”. Người mới cũng nhận rõ sự bất cập của cuộc sống “nhà chung nhưng tình riêng” bàn với chị chuyển ra ngoài sống nhưng chị chần chừ. Chi phí ra ngoài thuê trọ khá đắt đỏ, vả lại sợ chuyển đi rồi phần tài sản này biết đâu sẽ bị chồng cũ chiếm luôn. Mặt khác, tình cảm của đứa con đối với bố quá khăng khít nên chị không nỡ chia rẽ… Thế là họ đành chấp nhận sống như vậy vài năm để dành dụm tiền “mua lại” nốt “nhà anh”. Thống nhất là vậy nhưng khi chuyển về sống chung, chị cảm nhận rõ sự cam chịu của chồng khi sống cảnh “chung nhà” với bố con bé.
Đêm nằm nghe tiếng hàng xóm say rượu văng tục bên kia bức vách, anh thở dài rồi nói. “Anh quyết định xin đi làm dự án ở bên Lào. Sau vài năm, anh sẽ kiếm được một số tiền kha khá để mua một căn hộ trả góp giá rẻ. Anh muốn mẹ con em được sống thoải mái hơn”. Chị ngập ngừng: “Trong thời gian anh đi, em cho thuê lại nơi này rồi tìm thuê một chỗ khác bên ngoài nhé. Em sẽ sắp xếp cho nó về thăm bố thường xuyên là được”. Tìm được giải pháp, chị thấy mình nhẹ lòng. Ngày mai, chị sẽ đăng tin cho thuê nhà.
Bây giờ, tôi đã đi thật xa, để sống một cuộc sống “single mum” đúng nghĩa, với niềm hạnh phúc có con bên cạnh. Nhưng bỏ lại đằng sau tôi là một cặp vợ chồng khốn khổ. Tôi chỉ biết bằng những lời này để cất lên tiếng xin lỗi họ, nhưng lỗi lầm của mình thì chẳng biết khi nào tôi chuộc được…
Nhà quá nghèo, ngay từ khi học cấp 3, tôi luôn tâm niệm, muốn đổi đời thì phải học lên đại học. Khổ luyện mấy năm trời, tôi cũng đậu vào đại học Nông lâm TP, nhưng sự đời chẳng may mắn, học đến giữa năm thứ 2 thì tôi phải nghỉ ngang vì mẹ ốm nặng. Về quê chăm mẹ một thời gian, đến khi mẹ mất thì nhà cửa cũng khánh kiệt, chẳng còn gì.
Tôi đành gác lại ước mơ học hành, xin đi làm công nhân cho một xí nghiệp may với đồng lương đủ sống. Rồi tôi yêu một anh kĩ sư xây dựng ở cùng khu nhà trọ, chúng tôi dọn đến sống với nhau như vợ chồng. Yêu bốn năm trời, anh ta luôn hứa hẹn, rồi lại hứa hẹn về một cái đám cưới khi nào ổn định công việc và nhà cửa. Tôi đã từng mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ ngoan ngoãn, con của chúng tôi biết bao nhiêu.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mối tình đầu đau đớn đã khiến tôi trở nên cảnh giác với đàn ông, để rồi mối tình thứ hai là một gã đểu cáng, phụ bạc, thì sau đó tôi chẳng con chút hy vọng gì về một mái ấm nữa. Một lần, tình cờ qua một mối quen biết, tôi gặp chị Hoa. Sau này tôi mới biết, đó là người phụ nữ chuyên môi giới cho những mối đẻ thuê. Tiếp cận tôi, tìm hiểu thấy tôi cũng khỏe mạnh, thật thà, chị dần dà thuyết phục tôi tham gia cái “nghề” này xem sao.
Tiền công rất lớn, mà thực tế chẳng mất gì. Ban đầu tôi từ chối quyết liệt, nhưng dần dà, tôi thấy mình cũng đang nghèo khó, chồng thì chẳng muốn lấy nữa, gia đình chẳng còn ai mà sợ xấu hổ, tuổi cũng gần 30, thôi thì liều một phen kiếm số vốn mà đi làm ăn. Thế là sau nhiều lần chị năn nỉ, tôi đồng ý. Sau khi cùng đi làm nhiều xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe, chị bảo tôi hoàn toàn có khả năng là người đẻ thuê tốt.
“Khách hàng” của tôi là hai vợ chồng ngoài 30, vợ làm ở bưu điện, chồng làm công ty nhà nước, đời sống kinh tế rất khá giả, nhưng vợ bị lạnh tử cung, đã thụ thai rất nhiều lần mà không được. Theo thỏa thuận, nếu thụ thai, trong thời gian mang thai tôi sẽ được chăm nom, bồi bổ tử tế và cho tiền tiêu vặt hàng tháng. Sau khi sinh mẹ tròn con vuông và làm cam kết giao con, không bao giờ được tìm gặp hay tranh chấp đứa trẻ, tôi sẽ nhận được 350 triệu tiền công, thế là mọi chuyện kết thúc.
Sau đó, quả thật, tôi nhanh chóng đậu thai. Lúc mới nhận “công việc”, tôi có chút e dè lo lắng vì tính chất lạ lùng của nó. Không hiểu sao, khi đứa trẻ lớn dần trong bụng, cảm giác về tình mẫu tử lại phát sinh mãnh liệt trong tôi. Tôi nhận ra là mình cũng khao khát có một đứa trẻ như bất kì người phụ nữ nào. Tôi thấy mình đã lớn tuổi rồi, nếu có một đứa con, không cần chồng gì cả, thì cũng đã là một niềm vui lớn.
Thời gian đứa trẻ trong bụng, tôi nhận sự chu cấp từ hai vợ chồng nọ, và một người giúp việc được thuê để thường xuyên thăm nom tôi. Tiền hàng tháng cũng đủ để tiêu vặt và dành dụm chút ít. Vuột ra ngoài mối quan hệ làm thuê thường tình, tôi vẫn thường thủ thỉ, trò chuyện cùng đứa trẻ, tôi coi nó như con ruột của mình và dành cho nó tình yêu thương vô bờ.
Càng gần ngày sinh, cảm giác bất an, đau khổ trong tôi càng lớn, nhất là mỗi khi nghĩ đến chuyện rồi phải xa con. Chẳng biết từ lúc nào, trong tôi nảy sinh suy nghĩ: Hay là mình bỏ trốn? Ý định được nung nấu lớn dần trong tôi. Tôi vạch ra cả một kế hoạch: Bỏ trốn thế nào, làm sao qua mắt họ, trốn đi đâu, lấy gì nuôi con? Vậy mà kế hoạch bùng phát không định trước.
Vào một ngày hai vợ chồng anh chị rủ nhau về thăm bà con bị ốm, cô người làm đi chơi, tôi một mình ra bến xe, bắt xe đò đến một nơi xa lạ. Rồi từ đó, tôi lại bắt vòng vòng mấy chặng xe, lộ trình rối loạn để không ai tìm ra được mình, rồi dừng chân ở một tỉnh miền cao nguyên xa xôi. Trong lá thư để lại cho hai vợ chồng anh chị , tôi nói muôn ngàn lời xin lỗi và mong một ngày nào đó sẽ chuộc lỗi, dù chẳng biết chuộc làm sao cho hết lỗi lầm của mình.
Tôi như nhìn thấy trước mắt khuôn mặt thảng thốt, nỗi đau vỡ vụn sau bao ngày háo hức mong chờ của họ. Nhưng tôi sẽ không sống nổi khi phải dứt con, bán con. Từ khi đến với tôi, đứa trẻ là điều linh thiêng, cao cả cứu vớt cuộc đời khốn khó, buồn bã của tôi.
Giờ đây, con tôi đã lên 4. Tôi trở thành bà mẹ nông dân một mình nuôi con. Mỗi chiều về, tiếng con thơ làm căn nhà vui rộn rã, và tôi chìm ngập trong niềm hạnh phúc. Nhưng nỗi ân hận luôn ở đó, vẫn làm lòng tôi chùng xuống. Nhưng dù ra sao, dù đối mặt với tòa án lương tâm hay sự áy náy, nợ nần những con người ấy suốt đời, tôi vẫn quyết không thể buông bỏ con mình. Đó là hạnh phúc, cũng là nỗi bất hạnh của một “người mẹ đẻ thuê” dám phá hủy hợp đồng như tôi…