Mưu kế xử tình địch

Sau khi tìm hiểu kỹ gia cảnh và mục đích của tình địch, chị đã nghĩ ra một âm mưu.

Cách đây hai tháng, chị tìm đến phòng tư vấn với dáng vẻ tiều tụy cho biết chồng cặp bồ bên ngoài và đang đòi ly hôn vợ. Chồng chị là một doanh nhân có tiếng. Lâu nay gia đình họ được xem là kiểu mẫu. Bản thân chị dù lui về làm hậu phương nhưng không phải là tuýp phụ nữ không biết làm sang cho chồng. Trong mắt mọi người, chồng chị có được ngày hôm nay có công không nhỏ của vợ. Ấy vậy mà chỉ vì một cô gái tiếp viên nhà hàng mà anh về ruồng rẫy vợ con. Hôm ấy chị ngồi trút nỗi niềm cả buổi sáng và ra về khi đã tĩnh tâm lại phần nào. Nhưng ngay hôm sau, chị gọi điện đến bảo cái máu hoạn thư trong người cứ thôi thúc phải hành động ngay. Rồi chị quả quyết rằng trận này đánh chắc phải “trăm thắng”.
Chị kể: “Tôi đã thuê dịch vụ thám tử tư điều tra tình địch. Và một tháng sau họ cung cấp đầy đủ về thông tin của cô gái nọ. Đó là một cô gái quê mùa có chút nhan sắc lên Hà Nội làm nhân viên phục vụ trong một quán bar. Ông xã tôi là khách quen ở đó và bị cô ta giăng bẫy tình để đào mỏ tiền của. Thám tử tư còn cho biết, mấy năm nay bố cô ta bị bệnh hiểm nghèo không có tiền chữa trị nên cô ta càng quyết chí bám lấy chồng tôi”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sau khi tìm hiểu kỹ gia cảnh và mục đích của tình địch, chị đã nghĩ ra một âm mưu. Chị quay sang thuê luôn dịch vụ thám tử tư “diễn” một màn kịch. Theo đó, vị thám tử sẽ vào vai một đại gia đẹp trai giàu có tiếp cận cô ả tình địch. Bằng mọi cách, anh ta phải quyến rũ bằng được cô ta với tình yêu nồng cháy hơn chồng chị. Quả nhiên trong một thời gian ngắn, tình địch của chị đã xiêu lòng trước tình cảm mê mệt của chàng trai chưa vợ, đẹp trai, giàu có, sẵn sàng chi tiền hậu hĩnh để cô ta chữa bệnh cho bố. Đã vậy anh ta lại còn tha thiết mong được tổ chức đám cưới càng nhanh càng tốt. Sự hào nhoáng đó đã khiến cô gái xiêu lòng và quyết từ bỏ người tình già lâu nay. Tất cả những chuyến về quê cô gái, những lần vào khách sạn, mua sắm của đôi tình nhân này đều được dịch vụ thám tử tư kia ghi lại bằng hình ảnh. Và nó được gửi hết vào địa chỉ email của chồng chị.
Chị âm thầm đắc ý khi thấy chồng sốc nặng trước sự phản bội của cô bồ nhí trẻ. Ban đầu chị để ông thấm thía nỗi bị đau phản bội và nhìn thấy rõ bộ mặt thật của cô nhân tình. Sau đó, chị dùng sự vị tha của một người vợ tạo cơ hội cho chồng chuộc lỗi với vợ con. Như vậy, tổ ấm, hạnh phúc của chị vẫn vuông tròn. Chỉ trong một thời gian ngắn, vở kịch thành công đúng ý chị. “Tổn thất một ít kinh tế nhưng tôi đã giữ được hạnh phúc gia đình” – chị nói.
Tôi mừng cho chị vì hạnh phúc đã được hàn gắn nhưng cũng nói với chị về một nỗi lo khác. Đúng là cô gái kia có lỗi và đáng lên án khi đã chen chân vào hạnh phúc của gia đình chị. Nhưng mưu kế đánh gục tình địch của chị cũng không phải đã đúng và an toàn. Bởi đằng sau đó là một âm mưu lừa dối đen tối cố tình đẩy cô gái kia vào một bi kịch tình cảm mới. Chị bảo đó là cái giá mà cô ta phải trả khi phá hoại hạnh phúc người khác. Nhưng nếu cô gái đó không thể vượt qua khi phát hiện ra sự thật thì liệu chị có thanh thản với hạnh phúc vừa giành lại được. Còn chồng chị, liệu anh có thật sự toàn tâm yêu chị, toàn ý hàn gắn hạnh phúc khi phát hiện ra âm mưu của vợ mình. Chị ngồi ngẩn ngơ, đúng là trận chiến này chị đã thắng nhưng có vẻ như chưa hẳn đã “trăm thắng” như chị nghĩ.

Khó xử vì “tình địch” là ân nhân cứu mạng

Kẻ xen vào hạnh phúc của tôi, là “tình địch” lại chính là ân nhân cứu mạng tôi trong quá khứ. Ơn này rất lớn, tôi có nên "ngậm bồ hòn làm ngọt"?

Quê tôi ở Thái Bình. Chúng tôi có hai con gái còn nhỏ và mẹ già đã ngoài 70 tuổi. Cuộc sống chật vật nên ngoài mấy sào ruộng, vợ tôi phải mở thêm quán bán nước. Túc tắc mỗi ngày cũng kiếm được dăm, bẩy chục nghìn.

Cam phận tầm gửi

Nhiều phụ nữ có nhan sắc, có học thức nhưng cam chịu sống phụ thuộc vào người khác.

Quen Linh trên mạng xã hội đã lâu nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp gặp nhau khi cùng đưa mấy đứa trẻ đến khu vui chơi ở Công viên Tao Đàn, TP HCM.

Sau khi bọn trẻ chơi chán, tôi đề nghị: “Mình đưa bọn nhóc qua ăn gà rán đi em”, Linh thoáng bối rối rồi lí nhí: “Lần sau nhé chị, em không có tiền”. Nghe qua, tôi hơi bất ngờ vì nhìn Linh sang trọng, 2 đứa bé ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ thế kia mà bảo không tiền cũng lạ.

Chồng phát 100.000 đồng mỗi tuần

Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. Chồng Linh là con trai một trong nhà. Tuy không giỏi giang nhưng anh ta rất giàu có vì của cải của cha mẹ để lại. Đặc biệt, chồng Linh rất yêu vợ, luôn sợ mất cô. Linh thích gì, chồng cũng chiều; muốn ăn uống, mua sắm gì, chồng cũng cho. Có điều là mỗi tuần, anh ta chỉ phát cho Linh 100.000 đồng. Số tiền 100.000 đồng không hơn không kém này duy trì từ ngày cưới cho đến nay.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Ban đầu em cũng bức bối, khó chịu lắm nhưng chồng bảo em cần tiền làm gì khi ăn uống, mua sắm, anh ấy trả hết rồi nên dần dần em cũng nguôi ngoai” - Linh giải thích. Một đứa rồi 2 đứa con ra đời, số tiền ấy vẫn không nhích lên vì “cần gì đã có chồng lo”.

“Sao anh ta kỳ vậy? Anh ta đối đãi với gia đình bên vợ thế nào?” - tôi thắc mắc. “Anh ấy tốt lắm. Năm ngoái, chồng em đã trả số nợ hơn 200 triệu đồng cho ba mẹ của em vì trót mê đề đóm” - Linh cho biết. Linh kể cô từng đi học trang điểm và có chứng chỉ quốc tế nhưng anh chồng không cho đi làm vì sợ ra đường nhiều người “nhìn ngó” vợ, sợ Linh thành công sẽ bỏ anh ta. “Bây giờ em đi làm vẫn còn kịp mà”- tôi gợi ý. Linh cười buồn: “Em lại có thai nữa rồi, việc đi làm còn xa lắm”.

“Không quen sống cực khổ”

Đề cập chuyện nhiều phụ nữ xinh đẹp, có học thức lại cam chịu “sống nhờ” vào người khác, bà Bùi Thanh Huyền, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM, lý giải: “Có nhiều lý do để chị em sống phụ thuộc vào người khác: bận chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người thân bị bệnh, không tìm được công việc phù hợp, chồng có điều kiện kinh tế tốt... Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em sống phụ thuộc vào người khác vì không quen lao động, không thích cực khổ. Điều này thật đáng trách và đáng tiếc!”.

Bà Bùi Thanh Huyền kể mới đây, một cô gái trẻ, xinh đẹp đến tìm gặp bà để nhờ tư vấn có nên giữ lại cái thai hay không. M., tên cô gái, cho biết cô 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TP HCM. Người yêu cô 55 tuổi, làm giám đốc một doanh nghiệp lớn ở TP. Ông ta đã có gia đình, con cái và không bao giờ muốn bỏ gia đình để lấy M. dù nói yêu cô mỗi ngày. M. khoe tuy không có danh phận nhưng cô được người yêu chu cấp đầy đủ, mỗi tháng đi du lịch trong nước một lần, mỗi năm thì có một chuyến du lịch nước ngoài.

“M. cho biết ông ấy nhất định bắt cô phải bỏ thai và đây là lần thứ 3 mang thai nên M. có chút băn khoăn. Tôi đã khuyên M. nên suy nghĩ kỹ vì thêm một lần phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của cô. Sau một giờ trò chuyện, tưởng đâu M. đả thông tư tưởng, ai dè cô ấy nói: “Nhưng mà anh ấy hứa sẽ mua nhà nếu em bỏ thai. Em không quen sống cực khổ...” - bà Huyền ngao ngán.

Phụ nữ giỏi giang liệu có hạnh phúc?

Không ít lần tôi đã nghe những lời tuyên bố đầy tự hào: “Tui sẽ chứng minh cho ổng thấy không có ổng tui vẫn sống được”.

Hay như: “Ổng mà dám lăng nhăng là tui ly dị liền để coi ai khổ cho biết!” Thật sự là vậy, phụ nữ bây giờ không còn quá lệ thuộc vào đàn ông. Họ đủ bản lĩnh để tự mình chèo chống con thuyền của đời mình. Và rất nhiều người vợ, người mẹ đã chứng minh được điều đó khi họ can đảm chọn con đường đơn thân để nuôi con khôn lớn.

Tôi quen một cô bạn có cá tính từ nhỏ. Đến khi trưởng thành cô ấy vẫn không thay đổi: luôn cứng cỏi và không bao giờ chịu đầu hàng. Rồi cô ấy lập gia đình và có ba đứa con xinh xắn. Nhưng buồn thay chồng cô ấy là người đàn ông vô trách nhiệm. Đi làm thì thôi về đến nhà không hề đụng tay vào việc gì để phụ vợ. Thậm chí tiền lương đưa về cho vợ cũng bị cắt xén không đủ đi chợ một tuần. Vậy mà cô ấy không hề than thở nửa lời, chăm chỉ làm tốt việc công ty, đảm việc nhà và chăm sóc nuôi nấng ba đứa con sinh ba khỏe mạnh, hoạt bát. Thời điểm đó tôi cũng có một đứa con chưa tròn hai tuổi nên rất hiểu nếu không được sự giúp đỡ của chồng thì sẽ khó khăn chật vật như thế nào. Nhưng cô ấy chẳng quan trọng việc chồng mình nghĩ gì và làm gì. Cứ lẳng lặng làm tròn bổn phận và tự xoay sở theo cách riêng của mình.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đã có lúc tôi nghi ngờ cô ấy đang cố che đậy nỗi đau khổ của mình. Nhưng không, cô ấy thật sự mạnh mẽ khi gánh vác cả gia đình trên vai mà không cần sự giúp đỡ của bất cứ ai. Vì con, cô ấy làm ngày làm đêm hai ba việc không mệt mỏi. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình chỉ một tay cô ấy gánh gồng. Anh chồng mang danh đưa tiền cho vợ vào mỗi đầu tháng nhưng thật ra số tiền anh ta rút rỉa nhiều gấp 5 lần số đã đưa cho vợ. Và anh chồng vô tư không hề biết, khi ba đứa con vào lớp 1 cô sẽ viết đơn li dị. Để xem đến ngày đó anh ta có còn còn vui vẻ như bây giờ không, cô ấy đã bật cười khi nói thế.

Tôi không bất ngờ khi nghe kế hoạch của bạn. Bởi từ nhỏ cô ấy đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu lần cảnh người cha của mình đi làm về là kiếm cớ gây sự với mẹ. Ông chửi rủa bà, miệt thị bà là đồ vô tích sự, là kẻ ăn bám. Nhiều lúc hăng máu, cô cũng bị ông lôi vào đánh cho bầm mình. Vì thế khi lớn lên cô quyết sẽ học thật giỏi, kiếm tiền thật nhiều và nhất là không được để đàn ông coi thường.

Bởi vậy khi lớn lên, hình mẫu của cô ấy hoàn toàn trái ngược với mẹ của mình. Cô ấy nói nam nữ bình đẳng, cớ gì phải nai lưng làm con hầu cho chồng trong khi ổng chẳng có gì hơn mình. Cô quá mạnh mẽ và độc lập đến nỗi không cần góp ý sửa đổi lại chồng mình. Cô mặc kệ thái độ hờ hững của chồng. Cô cứ lẳng lặng làm hết, ôm hết việc đến khi chịu đủ rồi thì cô buông tay.

Tôi không biết cô làm vậy liệu có hạnh phúc hơn? Tại sao một người phụ nữ giỏi ngoại giao, giỏi kiếm tiền, giỏi công việc và giỏi chăm con lại phải cố gồng mình chứng tỏ trong khi có thể chia sẻ với người bạn đời. Tại sao phải khẳng định không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai đặc biệt là của chồng như một cách “phòng thủ”.

Khi kết hôn, không phải người vợ nào cũng mong mỏi sẽ được chồng mình yêu thương và quan tâm chăm sóc. Thế thì tại sao không thử mở lời khi sự thờ ơ của ông ấy chỉ vừa mới bắt đầu? Hãy để họ có cơ hội chứng minh vai trò trụ cột của mình nhưng quá đòi hỏi ở họ những tiểu tiết không cần thiết. Để là một người phụ nữ mạnh mẽ không hẳn phải ôm đồm hết mọi chuyện trong sự tự kiêu và bất mãn.