FLC muốn họp bất thường công bố kết quả tái cơ cấu sau vụ ông Trịnh Văn Quyết

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn FLC (FLC) thông báo triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 nhằm công bố kết quả tái cơ cấu công ty sau sự cố của ông Trịnh Văn Quyết.
 

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham dự họp là 1/12/2023, thời gian và địa điểm tổ chức cụ thể sẽ được công ty thông báo sau. Nội dung họp được FLC cho biết là về “Báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả tái cơ cấu Tập đoàn FLC và kế hoạch kinh doanh năm 2024”.
Trước bối cảnh khủng hoảng liên tục kéo dài trong thời gian qua, tại ĐHĐCĐ bất thường vào đầu tháng 3/2023, bên cạnh việc bổ sung thành viên HĐQT, lãnh đạo FLC cũng đã chia sẻ với cổ đông về kế hoạch tái cấu trúc trong năm 2023.
Theo đó, doanh nghiệp này sẽ tập trung giữ lại 2 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm phát triển bất động sản và kinh doanh nghỉ dưỡng, sân golf. Ngoài ra, FLC cũng sẽ thực hiện M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay, có nguồn vốn duy trì hoạt động.
FLC muon hop bat thuong cong bo ket qua tai co cau sau vu ong Trinh Van Quyet
 FLC họp bất thường công bố kết quả tái cơ cấu. 
Ở diễn biến khác, FLC vừa công bố văn bản giải trình việc chậm nộp báo cáo tài chính và phương án khắc phục. Trong văn bản, Tổng giám đốc Lê Tiến Dũng cho biết các BCTC kiểm toán năm 2021 của công ty chưa được phát hành do FLC và đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán.
“Theo đó, Tập đoàn FLC chưa thể phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, năm 2022, quý 1/2023, quý 2/2023 và BCTC bán niên 2023 đã được soát xét”, ông Lê Tiến Dũng nói rõ trong văn bản.
Chính vì chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2021 và 2022, FLC chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 và ĐHĐCĐ thường niên 2023.

FLC khẩn thiết xin cơ quan quản lý xem xét lại quyết định hủy niêm yết

(Vietnamdaily) - FLC khẩn thiết kiến nghị cơ quan quản lý xem xét lại về việc huỷ niêm yết cổ phiếu FLC, trong đó cần thiết xem xét đến các lý do khách quan, cũng như hoàn cảnh bất khả kháng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin.

Theo CTCP Tập đoàn FLC, trong thời gian gần đây, Tập đoàn và các đơn vị thành viên phải đối mặt với nhiều nguy cơ, khó khăn trong quá trình hoạt động do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, cũng như các vấn đề phát sinh liên quan đến việc một số cựu lãnh đạo bị tạm giam để điều tra.

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự việc nêu trên là trong thời gian dài, Tập đoàn FLC không thể tìm kiếm được Công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán cho báo cáo tài chính (BCTC) của FLC.

Cổ đông FLC đợi thêm 7 tháng để được giao dịch cổ phiếu?

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn FLC (FLC) vừa có văn bản về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM.
 

FLC cho biết, ngày 20/9/2022, Tập đoàn FLC mới ký được hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY để thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021.

Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, đặc biệt là các vấn đề phát sinh không thuộc thẩm quyền của ban lãnh đạo Tập đoàn FLC đương nhiệm (cần phải xin ý kiến ĐHĐCĐ) nên đến nay doanh nghiệp vẫn chưa phát hành được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Chứng khoán phiên 13/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 13/11?

PC1 được khuyến nghị khả quan và nâng giá mục tiêu thêm 15%

Chứng khoán Vietcap (VCSC): Nâng giá mục tiêu PC1 thêm 15% và điều chỉnh khuyến nghị từ Phù hợp thị trường lên Khả quan cho PC1.

VCSC giá mục tiêu PC1 là do nâng dự báo tổng lãi ròng giai đoạn 2023 - 2027 thêm 6% và tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2024.

VCSC dự phóng tổng lãi ròng giai đoạn 2023 - 2027 của PC1 cao hơn chủ yếu do (1) dự báo lãi ròng từ mảng niken cao hơn 39% do kết quả kinh doanh mảng niken trong 9 tháng 2023 cao hơn dự kiến và giả định giá bán niken trung bình tăng 6% trong giai đoạn 2024-2027 và

(2) VCSC điều chỉnh giảm dự phóng tổng chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) giai đoạn 2023 - 2027 do kết quả chi phí SG&A thấp hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm.

VCSC dự báo lãi ròng báo cáo năm 2023 của PC1 sẽ giảm 25% so cùng kỳ mặc dù lợi nhuận gộp tăng 13% (nhờ đóng góp từ KCN Nomura và mảng niken bù đắp cho mức giảm 48% và 18% trong lợi nhuận gộp từ mảng xây lắp điện và mảng sản xuất điện).

VCSC dự báo chi phí SG&A, chi phí tài chính và lợi ích cổ đông thiểu số cao hơn so với cùng kỳ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2023.

Cho năm 2024, VCSC dự báo lãi ròng sẽ tăng gần gấp đôi so với mức cơ sở thấp của năm 2023, nhờ dự báo doanh thu mảng xây lắp điện tăng gấp đôi, đóng góp lợi nhuận 107 tỷ đồng từ KCN của Western Pacific, nhà máy niken vận hành cả năm và không ghi nhận lỗ tỷ giá.

Theo quan điểm của VCSC, PC1 có định giá hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2024 là 12,5 lần, tương ứng PEG 5 năm là 0,2 (dựa trên dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2023-2027 là 51%).

Chung khoan phien 13/11: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 13/11?

ACB được khuyến nghi khả quan với giá mục tiêu đến 31.800 đồng/cp

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong nhiều năm liền; 

Chiến lược thận trọng: Không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; tỷ trọng cho vay các công ty phát triển bất động sản được giữ ở mức thấp; Bộ đệm dự phòng tốt giúp ngân hàng không gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu; Lợi suất sinh lời cao và bền vững.

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho ACB với mức giá mục tiêu là 31.800 đồng/cp, tương đương mức lợi suất 39,5%.

Rủi ro: Tình hình vĩ mô trong và ngoài nước diễn biến tiêu cực khiến cầu tín dụng phục hồi chậm hơn dự kiến. Điều kiện thị trường không thuận lợi ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán. Thu nhập mảng banca giảm trước những động thái chấn chỉnh của Chính phủ.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SIP

CTCK Vietcombank (VCBS): Đánh giá CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) là doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trong dài hạn nhờ lượng vốn FDI tiếp tục đổ vào tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM đồng thời phát triển các KCN với đầy đủ các dịch vụ tiện ích như điện, nước, hệ thống kho bãi, cảng…

Năm 2023 và 2024, VCBS dự phóng doanh thu lần lượt đạt 6.252 tỷ đồng (tăng trưởng 3,6%) và 6.486 tỷ đồng (tăng trưởng 3,7% so với năm trước); lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 937 tỷ đồng (giảm 4%), và 1.092 tỷ đồng (tăng 17% so với năm trước).

Với tiềm năng lớn nhờ quỹ đất sẵn sàng cho thuê và mảng cung cấp dịch vụ tiện ích KCN tăng trưởng đều đặn, VCBS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 92.400 đồng/cp.