Facebook tung Messenger Kids cho trẻ dưới 13 tuổi

Messenger Kids yêu cầu người lớn đăng nhập bằng tài khoản của mình, thiết lập hồ sơ và người có thể tương tác với trẻ.

Hơn 1 tỷ người – chủ yếu là người lớn – sử dụng ứng dụng Messenger của Facebook để liên lạc mỗi tháng. Giờ đây, ứng dụng này đang muốn trẻ hóa.
Facebook vừa công bố Messenger Kids, ứng dụng di động dành riêng cho trẻ dưới 13 tuổi. Công ty này khẳng định Messenger Kids cung cấp một môi trường được kiểm soát cho các hoạt động diễn ra trên smartphone và tablet tại các gia đình.
Messenger Kids là sản phẩm mới của Facebook dành cho nhóm người dùng trẻ em. Ảnh: TNW.
Messenger Kids là sản phẩm mới của Facebook dành cho nhóm người dùng trẻ em. Ảnh: TNW. 
Ban đầu, ứng dụng này sẽ phát hành dưới dạng preview trên iOS, trước khi xuất hiện rộng rãi. Động thái này của Facebook vướng phải không ít hoài nghi. Nhiều bậc cha mẹ đang lo ngại con cái họ dành quá nhiều thời gian cho smartphone và thiết bị di động và rằng các hãng công nghệ đang điều khiển thói quen online của bọn trẻ.
Giải đáp lo ngại này, Facebook cho biết họ dành nhiều tháng trò chuyện với các nhóm phụ huynh, chuyên gia về hành vi trẻ em và tổ chức bảo vệ trẻ em để phát triển ứng dụng. Họ cũng bỏ ra hàng nghìn giờ để phỏng vấn các gia đình trên toàn nước Mỹ để tìm hiểu về cách họ liên lạc với nhau.
Facebook khẳng định Messenger Kids được thiết kế để trẻ em không thể tự đăng ký tài khoản Facebook mới. Điều khoản của Facebook yêu cầu người sử dụng phải trên 13 tuổi.
Sau khi người lớn đăng nhập tài khoản của họ vào ứng dụng, họ được yêu cầu thiết lập hồ sơ của trẻ và bạn bè hoặc người thân nào chúng được phép liên lạc qua Messenger. Mỗi người bạn chúng muốn kết nối đều phải thông qua sự đồng ý của phụ huynh.
Ứng dụng này cũng chỉ cho phép gửi tin nhắn, video chat và gửi ảnh, không có các tính năng chơi game, gửi tiền và nhiều thao tác khác như phiên bản dành cho người lớn.

Người dùng Facebook lại có thể tự xóa bài đã đăng

Sau 2 ngày ẩn tùy chọn "delete post", hiện tại tính năng này đã xuất hiện trở lại trên Facebook phiên bản web.

Thời điểm hiện tại, người dùng Facebook hoàn toàn có thể tự xóa bài đã đăng bởi trên phiên bản web, bởi tùy chọn "delete post" (xóa bài đăng) ở góc trên bên phải status đã xuất hiện trở lại như trước đây.

Những biểu tượng smartphone nào cũng có nhưng hiếm người biết

Hiểu những biểu tượng này, bạn sẽ biết thêm một số thông tin thú vị về chiếc smartphone mình đang sử dụng.

Trên hầu hết mặt lưng của những chiếc smartphone nói riêng và nhiều thiết bị điện tử khác nói chung đều có những biểu tượng mà không phải ai cũng hiểu ý nghĩa. Ở trường hợp của chiếc iPhone, những biểu tượng này xuất hiện cho tới model iPhone 7 và 7 Plus. Apple đã xóa bỏ các biểu tượng này ở các dòng máy mới nhất là iPhone 8, 8 Plus và iPhone X. Việc hiểu ý nghĩa của những biểu tượng này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chính chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng.
 
Nhìn chung, những biểu tượng này là các dấu xác nhận được sử dụng bởi nhiều cơ quan chính phủ, quản lý cho thấy thiết bị có đạt tiêu chuẩn hay không. Chúng ngoài ra cũng thường được dùng để thử hiện liệu một thiết bị có được bán ở một số quốc gia, khu vực nhất định. Hãy cùng chúng tôi giải mã những biểu tượng công nghệ thường thấy nhất.
Giờ thì hãy cũng đào sâu về ý nghĩa của chúng nhé:
- Biểu tượng dấu chấm cảm và một đường tròn bao quanh: Nhà mạng và các dịch vụ không dây ở các quốc gia khác nhau hoạt động trên các băng tần khác nhau. Khi một thiết bị tuân theo tiêu chuẩn CE và có biểu tượng này, nó có nghĩa là thiết bị có thể cố gắng hoạt động trên một băng tần không hợp pháp ở một quốc gia Châu Âu cụ thể nào đó.
- Biểu tượng CE: CE là viết tắt của Conformité Européenne và được dùng để đánh dấu cho các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn bức xạ điện từ và điển tử an toàn của Liên minh Châu Âu (EU). Các sản phẩm có biểu tượng này có thể được bán ở hầu hết các quốc gia Châu Âu.
 
- Biểu tượng FCC: Nếu một thiết bị có biểu tượng FCC, có nghĩa là nó đã được xác nhận bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ. Là một cơ quan chính phủ, FCC điều hành các hoạt động, thiết bị truyền thông trên nước Mỹ.
- Biểu tượng UL: UL là viết tắt của Underwriters Laboratories, một tổ chức chuyên gia đánh giá mức độ an toàn của nhiều sản phẩm điện tử và các vật liệu xây dựng. Các thiết bị có biểu tượng này cho thấy chúng đã được xác nhận bởi Underwriters Laboratories.
- Biểu tượng vòng tròn có một dấu tick: Có tên là Ctick, biểu tượng này được sử dụng bởi Australian Communications Media Authority (ACMA, tạm dịch: Cơ quan Thông tin Liên lạc và Truyền thông Úc) để xác định một thiết bị đã đạt tiêu chuẩn điện từ để có thể được bán ở Úc.
- Biểu tượng thùng rác có dấu X: Biểu tượng này có liên quan đến Quy định về việc tái chế rác thải thiết bị điện tử (WEEE) của Châu Âu. Nó cho thấy một thiết bị không nên bị bỏ vào thùng rác vì các chấy nguy hiểm bên trong và cần được tái chế một cách hợp lý.
- Biểu tượng NOM: Biểu tượng này cho thấy một thiết bị đã được phê duyệt bởi cơ quan điều hành Norma Oficial Mexicana (tạm dịch: Tiêu chuẩn chính thức Mexico).