Đức: Thương vụ mua F-35 từ Mỹ là một sai lầm!

Việc chi hàng trăm tỷ USD để mua tiêm kích F-35 nhưng lại không có quyền tự bảo dưỡng, sửa chữa loại chiến đấu cơ này trong nước, sẽ để lại nhiều hệ lụy cho ngành công nghiệp quốc phòng Đức trong tương lai.

Đức hiện đã công khai kế hoạch nhập khẩu tiêm kích tàng hình F-35. Thông báo được đưa ra hồi tháng 3 vừa qua, và mẫu tiêm kích Mỹ được dự kiến sẽ thay thế tiêm kích Typhoon mà Đức đang sản xuất và sử dụng. Đồng thời, Berlin cũng tuyên bố đầu tư 133 tỷ USD cho hiện đại hóa quân sự.

Duc: Thuong vu mua F-35 tu My la mot sai lam!
 Tiêm kích F-35 phiên bản F-35B. Ảnh: LockheedMartin.

Tới nay, quyết định trên được Đức coi là một sai lầm. Ý kiến này không nhận được sự bằng lòng của người dân hay chính phủ, mà được đưa ra bởi ngành quân sự Đức và Hiệp hội Ngành Hàng không Đức (BDLI).

Đức đã ký kết một hợp đồng với Mỹ, quy định rằng các công ty Đức sẽ không được tham gia bảo dưỡng, nâng cấp hay sửa chữa các tiêm kích F-35. Tất cả chi phí sẽ được trả cho Mỹ, và một số nước Châu Âu sẽ thực hiện các dịch vụ trên.

BDLI còn đưa ra bằng chứng rằng các thương vụ nhập khẩu F-35 gần đây của một số nước Châu Âu khác vẫn được sử dụng dịch vụ bảo dưỡng nội địa. Ngay cả Thụy Sĩ, vốn nổi tiếng với lập trường trung lập quân sự, cũng sẵn sàng chi 3 tỷ USD cho các hợp đồng bảo dưỡng nội địa.

Các điều khoản kể trên được coi là một đòn giáng vào ngành quân sự Đức. BDLI thậm chí còn chỉ trích quyết định của chính phủ Đức, cho rằng họ còn không cân nhắc lực chọn cho phép các đơn vị quân sự nội địa tham gia.

Airbus, một trong các đơn vị hàng không lớn nhất thế giới đã đưa ra ý kiến phản đối điều khoản này. Theo ông Wolfgang Schöder, Giám đốc Điều hành Airbus Helicopters, quyết định này không chỉ đe dọa ngành quân sự nội địa, mà còn ảnh hưởng tới các công nghệ được phát triển nội bộ trong các thập kỷ gần đây.

Ông Schöder đưa ra thông báo trên trong bối cảnh Đức đang sẵn sàng chi trả hơn 16 tỷ USD nhằm sở hữu tiêm kích F-35 và trực thăng CH-47F Chinook.

Các chỉ trích trên, dù nặng nề nhưng theo một số chuyên gia quân sự, là hoàn toàn xứng đáng. Theo đó, BDLI, cùng toàn bộ ngành quân sự Đức, cho rằng vấn đề không chỉ đơn giản là cung cấp dịch vụ cho việc phát triển công nghệ ngoại, mà còn là ở các thiếu sót trong chính sách phòng thủ chiến lược.

Bởi, dựa theo các tính toán, chỉ có khoảng 30% số tiền chi ra được sử dụng để nhập khẩu các máy bay Mỹ này, tuy nhiên 70% chi phí còn lại sẽ được dùng cho việc bảo dưỡng trong nhiều năm sau.

https://bulgarianmilitary.com/2022/11/16/german-aerospace-industry-the-f-35s-purchase-was-a-mistake/

Sự thật giật mình cuộc sống hoàng gia châu Âu thời Trung cổ

Nhiều người tò mò cuộc sống hoàng gia châu Âu thời Trung cổ có giống trong các bộ phim hay không. Những bí mật về cuộc sống của họ đã được các chuyên gia bật mí.

Su that giat minh cuoc song hoang gia chau Au thoi Trung co
 Cuộc sống hoàng gia châu Âu thời Trung cổ là chủ đề được công chúng tò mò. Theo đó, giới chuyên gia đã tiết lộ một số bí mật về họ khiến nhiều người ngỡ ngàng, thậm chí sốc vì có những điều khác xa phim ảnh. Đầu tiên là việc nhà vua hay nữ hoàng, hoàng hậu không bao giờ được ở một mình. Lúc nào cũng có người hầu cận đi theo sát họ. 

Đức mở xưởng sửa chữa khí tài cho Ukraine tại Slovakia

Việc mở rộng mạng lưới sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị là một bước tiến của Đức trong nỗ lực hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức, bà Christine Lambrecht vừa qua đã thông báo rằng nước này đang bắt tay xây dựng một trung tâm sửa chữa khí tài tại Slovakia với mục đích bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị quân sự cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Duc mo xuong sua chua khi tai cho Ukraine tai Slovakia