Đồ uống có ga gây "nhiễu" não bộ

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Thụy Sĩ, uống 3 lon nước tăng lực hoặc một chai nước có ga mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chất caffein có trong đồ uống có ga có thể ngăn chặn giấc ngủ sâu, cản trở sự phát triển của não bộ, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên, khi mà não bộ đang trong quá trình quan trọng và phát triển mạnh.
Ở thời điểm quan trọng này, nếu não bộ gặp vấn đề trong quá trình phát triển có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tâm thần phân liệt, lo âu hay rối loạn giới tính.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm thực tế trên chuột, những con chuột ở độ tuổi thiếu niên được cho uống thức uống có chứa caffein ít ngủ sâu hơn chuột uống nước lọc bình thường. Đồng thời bộ não của chúng cũng bị cắt tỉa và xáo trộn nhiều hơn bình thường khi tiêu thụ caffein có trong đồ uống.
 
Họ cũng khẳng định, những phát hiện này dấy lên những quan ngại về thế hệ tương lai, trong khi trẻ em và thế hệ thanh thiếu niên là những người tiêu thụ lượng lớn caffein có trong đồ uống có ga và nước tăng lực. Trong khi ngành công nghiệp đồ uống đang ngày càng tăng trưởng nhanh trong, đặc biệt là phân khúc thức uống năng lượng chứa caffein.
Bốn lon nước tăng lực mỗi ngày hoặc 3 đến 4 cốc cà phê có chứa từ 300 đến 400mg caffein.
Nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển của não bộ ở độ tuổi thiếu niên, thời kỳ bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, các dây thần kinh, điểm nỗi giữa các tế bào... đang phát triển mạnh.
Giáo sư Reto Huber tại Bệnh viện Nhi Đại học Zurich cho biết “giấc ngủ là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thời kỳ này đối với sự phát triển của não bộ”.
“Ngay cả khi não chuột có sự khác biệt rõ ràng với con người, thì caffein vẫn thực sự không thể vô hại đối với não bộ ở độ tuổi thanh thiếu niên”, một phát ngôn viên của nghiên cứu khẳng định.
Dailymail

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.

Hỏi: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thật sự hiệu quả? Nên tiêm vào thời điểm nào thích hợp nhất? (Phan Thảo - Quận Đống Đa, Hà Nội)
Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
 Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Trả lời: Cần hiểu đúng về vấn đề tiêm phòng trong ung thư cổ tử cung. Thật sự, vấn đề tiêm phòng là để tránh tình trạng bị lây nhiễm virus gây bệnh bướu gai ở người (HPV: human papilloma virus) chứ không phải để ngừa ung thư cổ tử cung.

Các công trình nghiên cứu đã chứng minh 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus này. 

Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. 

Như vậy, để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần phải tiêm phòng HPV và khám phụ khoa định kỳ để được làm phết tế bào âm đạo -cổ tử cung.

Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Có thai dùng kháng sinh thuộc nhóm quinolon thì sao?

(Kiến Thức) - Có thai 3-5 tuần mà trước đó có điều trị viêm thận và dùng thuốc getzlox... có hại như thế nào?

Hỏi: Em vừa phát hiện mình đã có thai 3-5 tuần, nhưng trước đó em có điều trị viêm thận và dùng thuốc getzlox, em đã có hỏi bác sĩ tại bệnh viện nơi em đang điều trị bệnh thì được các bác sĩ trả lời là có ảnh hưởng đến hệ xương khớp của thai nhi sau này. Xin bác sĩ tư vấn giúp để thai nhi sau này không bị ảnh hưởng -Nguyễn Dương Thu Trang (quận 1, TP HCM).