DNA dị thường từ mộ cổ tiết lộ cây gia phả cổ xưa nhất thế giới

Một ngôi mộ cổ khổng lồ, chứa 35 bộ hài cốt được chôn cất từ 5.700 năm trước đã tiết lộ những chi tiết đáng kinh ngạc về nước Anh thời đồ đá.

Theo Acient Origins, những phát hiện cho thấy những con người thời đại đồ đá này có cuộc sống và văn hóa phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Ngôi mộ cổ đặc sắc được khai quật tại vùng Cotswolds-Severn (Anh) và kết quả phân tích DNA đã tiết lộ mối quan hệ đặc biệt của ít nhất 27/35 người.

DNA di thuong tu mo co tiet lo cay gia pha co xua nhat the gioi
Ngôi mộ cổ đặc biệt vừa được nghiên cứu tại Anh - Ảnh: Hội đồng quận Cotswold

DNA được chiết xuất từ xương và răng của các bộ hài cốt, sau đó được phân tích từ nhóm các nhà di truyền học và khảo cổ học quốc tế từ Đại học Newcastle, Đại học Basque Country, Đại học Vienna và Đại học Harvard.

Theo Heritage Daily, đứng đầu cây gia phả gồm 27 người này là một người đàn ông và 4 người vợ. Các thành viên còn lại đa phần là hậu duệ của họ.

Điểm đặc biệt là ngoài 4 người phụ nữ nói trên thì các thế hệ sau rất hiếm hài cốt nữ giới. Hài cốt nam và nữ được chôn trong 2 khu vực riêng biệt của ngôi mộ cổ hình chữ L này, với phần lớn hơn thuộc về những người đàn ông nằm cùng anh em của họ. Trong khu mộ nữ giới có 2 hài cốt là trẻ chưa trưởng thành, ngoài ra còn có các cá thể không cùng huyết thống.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều bất thường này thực ra khác dễ giải thích: nữ giới Anh quốc thời kỳ đó được chôn cất cùng chồng của họ sau khi qua đời, nếu đã lập gia đình. Do đó chỉ những đứa con gái chết non, chưa lập gia đình mới nằm cùng mộ phần với cha mẹ.

Trong 8 cá thể không có liên hệ huyết thống với bất kỳ ai, có 3 người phụ nữ mà các nhà khoa học tin là những người đã kết hôn với một trong các thành viên nam của gia tộc, tuy nhiên không có con hoặc chỉ có con gái, và đứa con gái đã đi lấy chồng, sau đó an nghỉ trong mộ gia đình chồng.

Ngôi mộ cổ cũng cho thấy một chi tiết rất "hiện đại" trong quan điểm về hôn nhân và gia đình của người Anh thời đồ đá: những đứa con riêng được nhận vào gia đình và cũng được an táng theo đúng nghi lễ của những đứa con chung. Bằng chứng là có những người đàn ông có mẹ cùng nằm trong mộ, nhưng người chồng của mẹ họ lại không phải cha ruột của họ.

Tiến Chris Fowler từ Đại học Newcastle, tác giả chính của nghiên cứu cho biết phát hiện này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc chưa từng có về mối quan hệ gia đình trong một cộng đồng thời đại đồ đá mới. Đây là cây gia phả lâu đời nhất được lập nên bằng cách phân tích DNA.

Quật mộ cổ, chuyên gia “sởn da gà” thấy huyết ngọc kỳ quái

Khi khai quật một ngôi mộ cổ ở Mao Sơn, thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), các nhà khảo cổ đã phát hiện mảnh "Huyết ngọc" đáng ghê sợ trong truyền thuyết.

Quat mo co, chuyen gia “son da ga” thay huyet ngoc ky quai
 Thập niên 80 ở Trung Quốc, có một viên ngọc từng khiến giới khảo cổ kinh hãi, các nhà khoa học "nổi da gà" vì câu chuyện rùng rợn nhuốm màu huyền bí phía sau.

Bật nắp mộ cổ, lạnh người trông thấy mặt nạ nhuốm máu ngàn năm tuổi

Các nhà khảo cổ khai quật được một mặt nạ vàng 1.000 tuổi trong ngôi mộ cổ ở Peru. Chiếc mặt nạ này được vẽ bằng máu người và đặt trên hộp sọ.

Bat nap mo co, lanh nguoi trong thay mat na nhuom mau ngan nam tuoi
 Các chuyên gia thuộc dự án khảo cổ Sicán tìm thấy một mặt nạ vàng 1.000 tuổi vào thập niên 1990 khi khai quật ngôi mộ cổ ở Peru. Theo họ, ngôi mộ chứa hài cốt của một người đàn ông trung niên ở tầng lớp thượng lưu từ nền văn minh Sicán.

Khai quật mộ cổ 500 năm của nhà sư: Xuất hiện hai con "quái thú" còn sống

Việc phát hiện ra hai con "quái thú" trong ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia vô vùng phấn khích.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh đã có rất nhiều kẻ trộm mộ. Mặc dù triều đình đã ra lệnh cấm nhưng vẫn có những người bất chấp làm việc phi pháp để kiếm lợi. Đặc biệt, lăng mộ của các hoàng tử, quý tộc và những người giàu có, trở thành lựa chọn hàng đầu của những kẻ trộm mộ.

Thời xưa, phương thức chôn cất của các nhà sư khác với người thường. Chủ yếu họ sử dụng phương pháp hỏa táng để xử lý di hài của mình, nhưng không phải nhà sư nào cũng sử dụng phương pháp này. Vào thời nhà Minh, có một nhà sư rất nổi tiếng tên là Nghiêm Cự Quang.

Ngài là một nhà sư người Tứ Xuyên, sống ở thành phố Nội Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Sau khi qua đời, ông không tiến hành hỏa táng mà được chôn cất tại núi Thiên La, thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên.

Khai quat mo co 500 nam cua nha su: Xuat hien hai con

Cửa vào lăng mộ đã bị hư hại (Ảnh: QQ)

Tuy nhiên, theo các ghi chép lịch sử, không có đồ vật nào có giá trị bị mất trong lăng mộ của Thiền sư Nghiêm Cự Quang. Có lẽ là do trong lăng mộ của Ngài không có đồ vật gì có giá trị, hoặc có thể những kẻ trộm mộ này đã cất giấu chúng sau khi ăn trộm vì vậy hậu thế sau này không hề biết.

Trong cuộc tổng điều tra di tích văn hóa quốc gia lần thứ 3 năm 2009, lăng của Thiền sư Nghiêm Cự Quang đã trở thành di tích văn hóa trọng điểm cấp quận.

Các chuyên gia đã phải bỏ rất nhiều công sức mới mở được ngôi mộ của vị Thiền sư. Sau khi mở ra thì nhóm khảo cổ thấy một buồng đá rất nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 6 mét và chiều rộng 3 mét.

Do nguyên nhân tự nhiên nên cửa mộ đã bị hư hại, rất tồi tàn, thậm chí hoa văn hoa mẫu đơn trên bức tường bên trong cũng đã bị mài mòn và không rõ màu sắc. Sau khi các chuyên gia vào bên trong thì phát hiện nó trống không, không có di vật văn hóa, chỉ có tấm bia ghi lại cuộc đời của Thiền sư Nghiêm Cự Quang.

Khai quat mo co 500 nam cua nha su: Xuat hien hai con

Con vật xuất hiện trong ngôi mộ (Ảnh: QQ)

Trong lúc đang thất vọng, nhóm chuyên gia bỗng dưng phát hiện có vật gì đó đang cử động, thậm chí chúng còn phát ra ánh sáng. Tất cả mọi người đều rất kinh ngạc. Khi chuyên gia dần dần tới gần phía ánh sáng, hai con thú đã chạy ra khỏi mộ.

Mọi người chưa kịp định thần thì con thú này đã nhanh chóng biến mất không còn tăm tích. Nhưng may mắn thay, một số người đã phản ứng nhanh hơn họ và nhanh chóng chụp được một vài bức ảnh về loài động vật hoang dã bí ẩn này.

Ảnh chụp các con quái thú này cũng được bàn giao cho các bộ phận liên quan để nhận dạng. Sau khi giám định, các chuyên gia phát hiện con "quái thú" thực chất là một con lửng chó đã tuyệt chủng 50 năm, 4 chiếc "đèn xanh" chính xác là mắt của chúng.

Theo hồ sơ của Sở Lâm nghiệp huyện Long Xương, loài lửng chó này đã bị tuyệt chủng ở trong địa phận thành phố Long Xương từ những năm 1950, tính đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do con người săn bắt giết hại bừa bãi.

Theo đánh giá của nhóm khảo cổ, chuyến "tham quan" này tuy không thu được về nhiều di vật có giá trị song việc tìm được một loài động vật đã tuyệt chủng cũng đã là một may mắn lớn.