Điều tối kỵ khi chọn chuối thờ ngày Tết kẻo rước hạn nặng

Vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ của gia đình nào cũng sẽ bày một mâm ngũ quả, trong đó chuối là loại quả không thể thiếu. Thế nhưng, làm sao để chọn được nải chuối vừa đẹp lại hợp cả về phong thủy, tâm linh thì không phải ai cũng biết.

Những kiêng kỵ khi chọn mua chuối thờ:
– Chỉ chọn nải chuối có số quả lẻ chứ không chọn nải có số quả chẵn. (Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoa từng chia sẻ: Số chẵn là số âm, không tốt còn số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn)
– Không chọn chuối đã chín hẳn vì trong mấy ngày Tết dễ bị rụng, thối, hỏng. Chỉ chọn chuối chưa chín nhưng đã tròn cạnh, không xây xát hay bị dập, không non.
Dieu toi ky khi chon chuoi tho ngay Tet keo ruoc han nang
Ảnh minh họa. 
– Nên chọn chuối tiêu thắp hương dịp Tết thay vì chuối tây bởi: Chuối tiêu nải to, quả cong nhìn rất đẹp mắt ( những quả chuối cong, dài sẽ giúp ôm chặt các loại quả khác khi được gài lên như cam, quýt…) nhưng chuối Tây thì nải nhỏ hơn, chỉ thích hợp đặt ở bàn thờ Phật hoặc thần Tài.
– Nên chọn nải chuối quả to, dài, xòe ra trông giống bàn tay Phật với hàm ý là che chở con cháu, phù hộ độ trì cho gia đình.
Khi sắp xếp mâm ngũ quả bày ngày Tết, gia đình bạn nên lưu tâm chọn những loại quả này:
Nải chuối: Nải chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của mọi gia đình ngày Tết. Từ thực tế trên mâm ngũ quả, nải chuối nằm ở dưới nâng đỡ những quả khác cho thấy nải chuối mang ý nghĩa đem lại sự đùm bọc, sung túc bình an, tượng trưng cho sự đoàn kết và hạnh phúc của mọi người trong nhà.
Lưu ý, chọn chuối bày trên mâm ngũ quả phải là chuối xanh, chưa chín tượng trưng cho hành Mộc và lâu hỏng.
Quả phật thủ: Quả phật thủ có mùi thơm quyến rũ dùng để thờ Phật và gia tiên với mong muốn lưu giữ thần, Phật và gia tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Trên mâm ngũ quả, quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất.
Quả bưởi tượng trưng cho nguồn sức khỏe dồi dào của mọi người trong năm mới
Quả xoài tạo nên mối quan hệ hòa thuận trong gia đình
Quả đu đủ tượng trưng cho tiền bạc và tài lộc đầy đủ, thịnh vượng.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Vài nét về Tết trong cung Vua phủ Chúa nước ta thời phong kiến

Tết Nguyên Đán trong cung đình thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt Nam xưa. Ngoài nét cổ truyền và phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực.

Trong cung đình ngày xưa, tính chất linh thiêng của ngày Tết rất quan trọng, vì Vua và triều đình là đại diện cho hưng thịnh quốc gia, bình an ấm no dân chúng nên những nghi lễ cúng bái đầu năm rất tôn nghiêm, chưa kể tính xa hoa, lộng lẫy chứng tỏ quyền lực “Thiên tử”. Một chút phác thảo về Tết cung đình thời Trần – Lê – Nguyễn như vài trang lịch sử lật xem trong những ngày Tết.
Lễ tế Nam Giao thời Nguyễn. Ảnh: Tư liệu Pháp/VOV
 Lễ tế Nam Giao thời Nguyễn. Ảnh: Tư liệu Pháp/VOV

Lạ lùng phong tục chúc nhau may mắn Tết Nguyên đán trên thế giới

(Kiến Thức) - Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người dân nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc... Vào dịp Tết, người dân các nước có những phong tục thú vị như tặng nhau cam để gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Đối với người Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Để gặp nhiều may mắn trong năm mới, người dân một số nơi tại Trung Quốc có phong tục gói sủi cảo vô cùng độc đáo.
Đối với người Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Để gặp nhiều may mắn trong năm mới, người dân một số nơi tại Trung Quốc có phong tục gói sủi cảo vô cùng độc đáo.