Điều quý giá nhất trên đời

Trong cuộc đời, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình, điều gì là quý giá nhất chưa?

Cho dù con ở nơi đâu, cũng là con. Nhưng sẽ có người nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt và hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt trước mặt người hiểu được giá trị. Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất, là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào?
Trong cuộc đời, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình, điều gì là quý giá nhất chưa? Nếu chưa tìm ra câu trả lời, bạn hãy cùng tôi đọc câu chuyện giữa tiểu hòa thượng và lão hòa thượng dưới đây nhé!
Trên một ngọn núi bên ngoài thành phố nọ có một ngôi chùa cổ. Ngôi chùa cổ nằm giữa những hàng tre trúc xanh mướt và những cây tùng bách cổ thụ, có một vị sư trụ trì nổi tiếng là người đức hạnh và trí tuệ.
Một ngày nọ, vị tiểu hòa thượng đến trước mặt vị sự trụ trì và hỏi: “Rốt cuộc, trong cuộc đời của chúng ta, điều gì là quý giá nhất ạ?”
Vị sự trụ trì nói: “Con hãy ra sau vườn hoa lấy tảng đá mà ta để ở đó rồi đi xuống chợ ở dưới núi bán. Nếu như có người hỏi, con đừng nói gì mà giơ lên một ngón tay. Nếu như họ có thương lượng trả giá, con cũng đừng bán mà hãy lập tức mang nó về chùa. Ta sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là quý giá nhất!”
Sáng sớm ngày hôm sau, tiểu hòa thượng hào hứng ôm tảng đã rồi chạy xuống chợ dưới bán. Khi chợ đông đúc, người đi qua đi lại đều ngạc nhiên hỏi nhau: “Tiểu hòa thượng ngốc, có ai sẽ mua tảng đá này cơ chứ?”
Không ngờ một lát sau, có một người phụ nữ trung tuổi đi tới và hỏi: “Tảng đá này bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng giơ một ngón tay của mình lên mà không nói lời nào.
Người phụ nữ hỏi: “10 đồng sao?” Tiểu hòa thượng lắc đầu, người phụ nữ lại nói: “Vậy là 100 đồng? Thôi được rồi, ta sẽ mua về để muối dưa chua vậy.”
Tiểu hòa thượng nghe vậy thầm nghĩ: “Trời ơi, tảng đá không đáng 1 đồng mà có người trả 100 đồng! Trên núi của chúng ta chẳng phải có cả đống sao?”
Tiểu hòa thượng nghe lời sư trụ trì, không bán mà ôm đá trở lại chùa và hỏi sư phụ: “Sư phụ, hôm nay có người phụ nữ trả con 100 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sư phụ có thể nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất chưa ạ?”.
Vị sư trụ trì nói: “Đừng vội! Sáng ngày mai, con hãy ôm tảng đá này tới trước cửa bảo tàng bán. Nếu có người hỏi, con cứ giơ một ngón tay lên. Nếu như họ trả giá, con đừng bán mà lại ôm đá về. Sau đó, chúng ta sẽ nói chuyện tiếp!”.
Dieu quy gia nhat tren doi
 Ảnh minh họa. 
Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại vui vẻ ôm tảng đá đến trước bảo tàng ngồi bán. Một nhóm người hiếu kỳ vây quanh tiểu hòa thượng rồi xì xào bàn tán: “Một tảng đá bình thường rốt cuộc có giá là bao nhiêu? Chẳng lẽ đây là tảng đá quý hiếm sao?”
Lúc này có một người đàn ông từ trong đám đông bước lên phía trước rồi lớn tiếng hỏi: “Tiểu hòa thượng. ngươi bán tảng đá này bao nhiêu tiền?” Tiều hòa thượng lại giống như cũ, giơ một ngón tay lên mà không nói gì. Người đàn ông kia hỏi: “1000 đồng sao? Được, ta mua luôn vì đang cần tảng đá để khắc bức tượng thần.”
Tiểu hòa thượng nghe xong, lùi lại một bước, sợ tới mức không nói lên lời. Nhưng tiểu hòa thượng vẫn tuân thủ lời của sư trụ trì, không bán mà ôm đá về: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 1000 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sự phục đã nói cho con biết được chưa?”
Sư trụ trì nghe tiểu hòa thượng nói xong, cười rồi trả lời: “Ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hiệu đồ cổ bán đi. Nhớ lời của ta, đừng bán mà hãy mang nó về. Lúc ấy, ta nhất định sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất.”
Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại mang tảng đá đến hiệu cầm đồ cổ ở dưới núi. Không ngờ, một người đàn ông đến trước tiều hòa thượng và nói: “Đây là bảo thạch ngàn năm không gặp, tiểu hòa thượng bán bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng lại như cũ, không nói gì mà giơ một ngón tay lên. Người đàn ông nói: “10.000 đồng?”
Tiểu hòa thượng lắc đầu, người đàn ông lại nói: “100.000 đồng sao? 100.000 thì ta cũng muốn mua báu vật này.” Tiểu hòa thượng nghe xong như không tin vào tai mình, vội vàng ôm tảng đá về chùa và nói với sư trụ trì: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 100.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ, sư phụ đã có thể nói cho con biết được chưa?”
Vị sư trụ trì chỉ vào tảng đá, đập vỡ nó và nói: “Thực ra, ta không phải có ý định bán tảng đá này. Sở dĩ ta bảo con làm như vậy vì muốn bồi dưỡng và rèn luyện cho con về khả năng nhận biết được giá trị của bản thân và khả năng lý giải sự việc.
Cho dù con ở nơi đâu, cũng là con. Nhưng sẽ có người nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt và hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt trước mặt người hiểu được giá trị. Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất, là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào?
Nói ngắn gọn, điều quý giá nhất trong cuộc đời là con có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của bản thân mình.”

Cội nguồn của mọi phước đức ở đâu?

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá "Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. 

Mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ.

Hạnh phúc có lẽ là con đường!

Dù là con đường hay ước mơ nào đó thì đều phải có hạnh phúc vì khi không hạnh phúc thì chúng ta khó đi được trọn con đường. 

Gần đây tôi làm, tôi đi, tôi làm mọi thứ tôi hay quên đi chánh niệm, quên đi là mình đang ở giây phút hiện tại nhiệm màu, nhiều khi tôi bị ùa vào vòng xoáy thế gian, và biết đó là điều không hay vậy mà vẫn nhắm mắt tham gia vào những điều không dễ thương đó, tôi tự cảm thấy không hài lòng vì hành động của mình, thời gian lúc yên tĩnh tôi lại ước về quá khứ, ước quay lại mình sẽ không như vậy và rồi lại nhớ tới câu chuyện “cô bé bán diêm”. Một em bé đáng thương, giữa trời tuyết rơi phủ kín đường và cả lên tóc em, bụng đói mà vẫn phải lang thang trên đường... Những que diêm và “điều ước mộng mị” trong cái lạnh về đêm. Đôi khi, ước mơ chỉ là một điều ước nhỏ bé, thật dễ dàng với người này nhưng lại quá khó khăn với người kia, có khi điều ước là có một chỗ thật ấm áp để tránh cái giá lạnh đầu đông hay chỉ là một chiếc bánh nhỏ chống đói, chưa nói tới những điều ước xa vời vợi.