Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Điều đặc biệt ở nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

03/02/2018 06:42

(Kiến Thức) - Nguyên quán của cố Tổng Bí thư Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, nơi sinh của ông lại là thành An Thổ, một tòa thành cổ nằm ở mảnh đất Phú Yên.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.
Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.
Ngược dòng lịch sử, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Thành có bình đồ hình vuông, với diện tích khoảng 6.400m2. Ảnh: Cổng chào của thôn An Thổ.
Ngược dòng lịch sử, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Thành có bình đồ hình vuông, với diện tích khoảng 6.400m2. Ảnh: Cổng chào của thôn An Thổ.
Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Sau năm 1899, khi lỵ sở Phú Yên chuyển hẳn ra Sông Cầu, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An. Ảnh: Cổng vào Khu di tích quốc gia thành An Thổ.
Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Sau năm 1899, khi lỵ sở Phú Yên chuyển hẳn ra Sông Cầu, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An. Ảnh: Cổng vào Khu di tích quốc gia thành An Thổ.
Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân của cố Tổng bí thư Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông Phổ đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Ảnh: Chợ Thành, khu chợ của thôn An Thổ.
Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân của cố Tổng bí thư Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông Phổ đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Ảnh: Chợ Thành, khu chợ của thôn An Thổ.
Tại tòa thành cổ này, vào ngày 01/5/1904, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh. Ông là con thứ 7 trong gia đình. Ảnh: Trường tiểu học An Dân số 2 nằm trong thành An Thổ.
Tại tòa thành cổ này, vào ngày 01/5/1904, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh. Ông là con thứ 7 trong gia đình. Ảnh: Trường tiểu học An Dân số 2 nằm trong thành An Thổ.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt. Phần lớn diện tíchcủa tòa thành là khu dân cư, các công trình công cộng và đất canh tác. Ảnh: Một con đường trong thành.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt. Phần lớn diện tíchcủa tòa thành là khu dân cư, các công trình công cộng và đất canh tác. Ảnh: Một con đường trong thành.
Để ghi nhận những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của thành An Thổ, vào năm 2008, tòa thành đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Bia ghi đánh dấu khu vực cửa Tiền của thành An Thổ.
Để ghi nhận những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của thành An Thổ, vào năm 2008, tòa thành đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Bia ghi đánh dấu khu vực cửa Tiền của thành An Thổ.
Trên tòa công đường của thành An Thổ ngày trước, một tòa nhà 2 tầng bề thế rộng 750m2 đã được xây dựng làm nơi trưng bày hiện vật, tư liệu của Khu di tích lịch sử quốc gia thành An Thổ.
Trên tòa công đường của thành An Thổ ngày trước, một tòa nhà 2 tầng bề thế rộng 750m2 đã được xây dựng làm nơi trưng bày hiện vật, tư liệu của Khu di tích lịch sử quốc gia thành An Thổ.
Giữa tầng một của khu nhà là phần nền móng của của công trình xưa. Tại đây, một phần lịch sử được tái hiện qua những hiện vật gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của thành An Thổ.
Giữa tầng một của khu nhà là phần nền móng của của công trình xưa. Tại đây, một phần lịch sử được tái hiện qua những hiện vật gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của thành An Thổ.
Tầng 2 là khu vực trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cuộc đời chiến đấu kiên cường, bất khuất của cố Tổng bí thư Trần Phú.
Tầng 2 là khu vực trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cuộc đời chiến đấu kiên cường, bất khuất của cố Tổng bí thư Trần Phú.
Giữa khu trưng bày là tượng bán thân bằng đồng của đồng chí Trần Phú cùng với lời nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng và của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”.
Giữa khu trưng bày là tượng bán thân bằng đồng của đồng chí Trần Phú cùng với lời nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng và của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”.
Các khu vực trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú, mà đóng góp tiêu biểu của ông là bản Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930). Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.
Các khu vực trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú, mà đóng góp tiêu biểu của ông là bản Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930). Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.
Khung cảnh làng quê yên bình nơi cố Tổng bí thư Trần Phú chào đời.
Khung cảnh làng quê yên bình nơi cố Tổng bí thư Trần Phú chào đời.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Bạn có thể quan tâm

Nghi thức kết nạp thành viên rùng rợn của mafia Italia

Nghi thức kết nạp thành viên rùng rợn của mafia Italia

Phát sốt loài cây "trứng cá đen", đẹp nhà lại hái ra tiền

Phát sốt loài cây "trứng cá đen", đẹp nhà lại hái ra tiền

7 sự thật khó tin về đỉnh Everest khiến ai cũng sững sờ

7 sự thật khó tin về đỉnh Everest khiến ai cũng sững sờ

Tìm thấy hóa thạch Kangaroo mặt ngắn 50.000 năm tuổi

Tìm thấy hóa thạch Kangaroo mặt ngắn 50.000 năm tuổi

Công trình khiến kẻ thù La Mã khiếp sợ suốt nhiều thế kỷ

Công trình khiến kẻ thù La Mã khiếp sợ suốt nhiều thế kỷ

Hoàng đế Vạn Lịch không thiết triều 30 năm, vì sao vẫn yên?

Hoàng đế Vạn Lịch không thiết triều 30 năm, vì sao vẫn yên?

Giải mã bộ luật đáng sợ nhất của thế giới mafia

Giải mã bộ luật đáng sợ nhất của thế giới mafia

Sự thật rợn người về cuộc sống của cung nữ nhà Thanh

Sự thật rợn người về cuộc sống của cung nữ nhà Thanh

Hệ thống ghi chép kỳ dị khiến thế giới hiện đại kinh ngạc

Hệ thống ghi chép kỳ dị khiến thế giới hiện đại kinh ngạc

Lộ diện loài đại bàng tiền sử khổng lồ, khoa học chấn động

Lộ diện loài đại bàng tiền sử khổng lồ, khoa học chấn động

14 bức ảnh hiếm lột tả chân thực cảnh sống cuối nhà Thanh

14 bức ảnh hiếm lột tả chân thực cảnh sống cuối nhà Thanh

Những phát minh "độc, lạ" giúp con người làm đẹp thời xưa

Những phát minh "độc, lạ" giúp con người làm đẹp thời xưa

Top tin bài hot nhất

Hệ thống ghi chép kỳ dị khiến thế giới hiện đại kinh ngạc

Hệ thống ghi chép kỳ dị khiến thế giới hiện đại kinh ngạc

12/07/2025 12:25
Tìm thấy hóa thạch Kangaroo mặt ngắn 50.000 năm tuổi

Tìm thấy hóa thạch Kangaroo mặt ngắn 50.000 năm tuổi

13/07/2025 06:42
Hoàng đế Vạn Lịch không thiết triều 30 năm, vì sao vẫn yên?

Hoàng đế Vạn Lịch không thiết triều 30 năm, vì sao vẫn yên?

12/07/2025 19:08
Sự thật rợn người về cuộc sống của cung nữ nhà Thanh

Sự thật rợn người về cuộc sống của cung nữ nhà Thanh

12/07/2025 12:50
Công trình khiến kẻ thù La Mã khiếp sợ suốt nhiều thế kỷ

Công trình khiến kẻ thù La Mã khiếp sợ suốt nhiều thế kỷ

12/07/2025 20:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status