Điểm mới về đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2026

Từ ngày 1/1/2026, khi Luật Việc làm năm 2025 có hiệu lực, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ có nhiều điều chỉnh quan trọng về mức đóng, diện tham gia.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, cung cấp hỗ trợ tài chính cho người lao động (NLĐ) khi không may mất việc. Điều 31 của Luật Việc làm số 74/2025/QH15 được Quốc hội khoá XV thông qua ngày 16/6/2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026 đã quy định rõ ràng về các đối tượng phải tham gia BHTN, giúp xác định trách nhiệm của cả NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Luật Việc làm 2025 mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, quy định rõ trách nhiệm người lao động và người sử dụng lao động.

Điều chỉnh mức đóng

Một trong những sửa đổi quan trọng của Luật Việc làm năm 2025 là điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Việc làm năm 2025, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cho ba nhóm.

Thứ nhất, người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng.

Thứ hai, người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba, nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Luật Việc làm hiện hành (Luật Việc làm năm 2013), mức đóng cho 3 nhóm trên được quy định cố định là bằng 1%. Luật Việc làm năm 2025 quy định là “tối đa bằng 1%”, tức là có thể bằng hoặc thấp hơn 1%, mức đóng cụ thể sẽ do Chính phủ quy định trong từng giai đoạn.

Ảnh minh họa/Nguồn internet

Người lao động nào phải tham gia BHTN?

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Việc làm số 74/2025/QH15, những người lao động thuộc diện tham gia BHTN bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động: Bao gồm hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Quy định này áp dụng ngay cả khi hợp đồng được gọi bằng tên khác, miễn là nội dung thể hiện có việc làm được trả công/tiền lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Người làm việc không trọn thời gian: Nếu NLĐ làm việc không trọn thời gian (part-time) nhưng có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất theo quy định.

Người làm việc theo hợp đồng làm việc (áp dụng với một số đối tượng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập).

Người quản lý và các chức danh quản lý có hưởng lương: Bao gồm người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nếu NLĐ đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHTN khác nhau theo quy định tại Khoản 1, họ và NSDLĐ có trách nhiệm tham gia BHTN cùng với việc tham gia BHXH bắt buộc.

Ảnh minh họa/Internet

Các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHTN

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 điều này.

Khoản 2 Điều này cũng nêu rõ những trường hợp không thuộc diện tham gia BHTN, bao gồm: NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, hoặc trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, hoặc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu; NLĐ đang làm việc theo hợp đồng thử việc; NLĐ làm nghề giúp việc gia đình.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 31 cũng mở ra khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHTN trong tương lai. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể quyết định việc tham gia BHTN đối với các đối tượng khác có việc làm và thu nhập ổn định, thường xuyên, dựa trên đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Thanh toán BHYT đối với thuốc y học cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu...

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 27/2025/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục được xây dựng nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và phát triển y học cổ truyền. Đáp ứng nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền, phù hợp mô hình bệnh tật của Việt Nam. Khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh

Từ 1/7, theo quy định mới, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế nào thuộc hệ thống BHYT trên toàn quốc.

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025 sẽ tác động tích cực đến người tham gia BHYT. Theo quy định mới, người tham gia BHYT có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế nào thuộc hệ thống BHYT trên toàn quốc, không bị giới hạn bởi địa giới hành chính.

Điều này khác biệt so với quy định trước đây, khi người tham gia BHYT thường chỉ được đăng ký tại cơ sở y tế thuộc tuyến địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

ĐBQH: Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%, bởi mức 60% như hiện nay, người lao động không đủ nuôi bản thân chứ chưa nói tới chi phí cho gia đình.

Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm, người lao động phải tự nộp gây bức xúc