Dịch COVID-19 chiều 5/4: Thêm 1 bệnh nhân khỏi bệnh, không có ca nhiễm mới

(Kiến Thức) - Theo cập nhật tin tức dịch COVID-19 từ Bộ Y tế đến 16h30 chiều ngày 5/4 tại Việt Nam: không ghi nhận ca mới, tổng 240 ca bệnh, 91 bệnh nhân được chữa khỏi, trong đó một bệnh nhân được công bố khỏi bệnh ở Quảng Nam.

Bộ Y tế thông tin, tính đến 16h ngày 5/4, không ghi nhận thêm ca bệnh mắc mới COVID-19 và 4 ca nặng đang điều trị có tiến triển tốt. Đáng chú ý, Quảng Nam vừa có một bệnh nhân được công bố khỏi bệnh chiều nay.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 240 ca mắc, trong đó có 149 từ nước ngoài (chiếm 62,1%); 91 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa.
Chiều 5/4, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đã công bố khỏi bệnh và làm thủ tục xuất viện cho ông C.P.S. (66 tuổi, quốc tịch Anh) - bệnh nhân thứ 57 ở Việt Nam.
Sau hơn hai tuần điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân 57 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 2, đủ điều kiện xuất viện.
Dich COVID-19 chieu 5/4: Them 1 benh nhan khoi benh, khong co ca nhiem moi
Bệnh nhân 57 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần thứ 2, đủ điều kiện xuất viện. Ảnh: Zing.
Đây là bệnh nhân COVID-19 duy nhất được điều trị tại một bệnh viện của Quảng Nam. Ông Nguyễn Văn Hai - giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho biết theo quy định, bệnh nhân được xuất viện nhưng vẫn cách ly để theo dõi thêm 14 ngày.
Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 91/240 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.
Số người được cách ly là 67.273 người, trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.277; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 23.992; Cách ly tập trung tại cơ sở khác là 42.004 người.
Cũng thông tin từ Bộ Y tế, 4 bệnh nhân nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có tiến triển, cụ thể: bệnh nhân số 20 (bác gái bệnh nhân 17) kết thúc ECMO lúc 12h20 ngày 4/4; 3 bệnh nhân đã ngưng thở máy từ mấy ngày qua và đang tập thở. Kết quả xét nghiệm đã âm tính.
Thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam cũng cho hay, tính đến 16h30 ngày 5/4, thế giới ghi nhận 1.201.724 trường hợp mắc COVID-19 tại 207 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 64.727 trường hợp tử vong.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Các nước có trên 100.000 trường hợp mắc: Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha. Tâm dịch hiện nay trên thế giới tập trung tại: Hoa Kỳ, châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp), Trung Đông (Iran). Đặc biệt số mắc tại Hoa Kỳ tăng rất nhanh (311.357 trường hợp mắc, 8.452 trường hợp tử vong). Ý là nước có số tử vong cao nhất (124.632 trường hợp mắc, 15.362 trường hợp tử vong).
Tại Đông Nam Á, số ca mắc tăng nhanh tại Malaysia (3.483 trường hợp mắc, 57 trường hợp tử vong), Philippines (3.094 trường hợp mắc, 144 trường hợp tử vong), Thái Lan (2.067 trường hợp mắc, 20 trường hợp tử vong), Indonesia (2.092 trường hợp mắc, 191 trường hợp tử vong) và Singapore (1.189 trường hợp mắc, 06 trường hợp tử vong).
Dich COVID-19 chieu 5/4: Them 1 benh nhan khoi benh, khong co ca nhiem moi-Hinh-2
 

“Đột nhập” hai bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 ở TP HCM

(Kiến Thức) - Để chủ động phòng chống khi dịch bệnh do virus corona diễn biến phức tạp, Sở Y tế TP HCM đã chuyển đổi Bệnh viện huyện Cần Giờ thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 với 300 giường bệnh.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM

Trưa 10/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ triển khai thêm một bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 tại huyện Cần Giờ. Theo đó, Bệnh viện huyện Cần Giờ đã chuyển đổi chức năng một phần cơ sở vật chất hiện tại trở thành Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ. Ảnh: Sở Y tế.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-2
Đây là bệnh viện chuyên cách ly, điều trị Covid-19 với quy mô 300 giường. Nơi này sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm để khám và điều trị từ ngày 16/3. Ảnh: Sở Y tế.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-3
Bệnh viện này được đầu tư bổ sung các trang thiết bị hồi sức hiện đại, lắp đặt các phòng cách ly áp lực âm, sắp xếp lại các khu vực điều trị đúng theo chuẩn của của một bệnh viện chuyên khoa về dịch bệnh. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-4
Trung tâm điều phối nhân lực y tế Sở Y tế sẽ có kế hoạch luân phiên cán bộ nhân viên y tế của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của TP đến công tác tại bệnh viện này; ngoài các chuyên gia về bệnh nhiễm còn có chuyên gia về bệnh lý đường hô hấp và chuyên gia về hồi sức cấp cứu. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-5
Ngoài tận dụng cơ sở vật chất cũ, bệnh viện cũng được đầu tư bổ sung các trang thiết bị hồi sức hiện đại, lắp đặt các phòng cách ly áp lực âm, sắp xếp lại các khu vực điều trị theo chuẩn của một bệnh viện chuyên khoa về dịch bệnh. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-6
Bệnh viện được lắp đặt 20 tivi 40 inch tại các phòng chức năng và phòng bệnh nhân. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-7

Nhân sự bệnh viện sẽ do Sở Y tế TP.HCM bố trí đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của thành phố đến làm việc. Ảnh: Zing.

“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-8
Ngoài các chuyên gia về bệnh lây nhiễm còn có chuyên gia về bệnh lý đường hô hấp và chuyên gia về hồi sức cấp cứu. Ảnh: Zing.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-9
Thời gian vừa qua, bên cạnh duy trì các khu cách ly tập trung chống Covid-19 tại mỗi quận, huyện, Sở Y tế và Bộ Tư lệnh TP.HCM đã đưa vào sử dụng ba khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè (108 giường), huyện Củ Chi (350 giường), huyện Cần Giờ (300 giường). Trong hình là khu cách ly ở bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-10
Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã được lắp đặt và sử dụng 3 phòng cách ly áp lực âm, chuyên dùng cách ly cho những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-11
Sau thời gian khẩn trương thi công lắp đặt, ngày 13/3, Bệnh viện dã chiến phòng chống Covid-19 tại huyện Củ Chi chính thức đưa phòng cách ly áp lực âm vào sử dụng. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-12
Bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 đã được đưa đến Bệnh viện dã chiến sáng ngày 13/3 và đã được cách ly tại phòng cách ly áp lực âm của khu 1. Ảnh: Kinhtedothi.
“Dot nhap” hai benh vien chuyen dieu tri Covid-19 o TP HCM-Hinh-13
Hiện tại, Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi đã được lắp đặt 3 phòng cách ly áp lực âm, chuyên dùng cách ly cho những bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 hoặc đang chờ khẳng định lại kết quả lần 2. Ảnh: Kinhtedothi. 

Video "Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19". Nguồn: VTC Now.

Lật tẩy những cách ăn uống bị lầm tưởng là có thể phòng COVID-19

(Kiến Thức) - Dịch bệnh COVID-19 với diễn biến phức tạp khiến không ít người lo lắng, mách nhau những mẹo ăn uống để phòng bệnh, như uống nước ấm, ăn tỏi, dầu dừa, tảo, hay thậm chí là nên ăn chay… Các chuyên gia khẳng định những mẹo này vô ích.

Lat tay nhung cach an uong bi lam tuong la co the phong COVID-19
Ăn chay không giúp phòng Covid-19
PETA, một tổ chức đấu tranh cho quyền động vật đã khuyến khích mọi người ăn chay để phòng tránh dịch  bệnh. Tuy nhiên, TS Ashish K. Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết thực phẩm không phải là cơ chế lan truyền dịch bệnh này. Việc hâm nóng hoặc làm chín thức ăn sẽ tiêu diệt toàn bộ virus trong đó. 

Hành động của mẹ chồng khi biết con dâu vô sinh khiến ai cũng phẫn nộ

Tôi thật khổ sở, thật đau lòng khi mẹ chồng không ngại biểu hiện sự quyết liệt của bà. Bà nhiệt tình giục chồng tôi đi kiếm vợ mới, bà thúc hai cô em gái chồng tôi làm mai, giới thiệu mối để chồng tôi quen biết, tìm hiểu.

Cũng không có gì nhiều để khoe về người đàn ông mà tôi quyết định chọn làm một nửa để trao gửi cuộc đời mình. Chỉ biết rằng tôi đã “chết" ngay từ cái nhìn đầu tiên khi tôi và anh cùng tổ thảo luận trong cuộc họp liên ngành của tỉnh.
Hanh dong cua me chong khi biet con dau vo sinh khien ai cung phan no
 
Từ những ý kiến tranh luận trái chiều đến khi thống nhất quan điểm chung khiến tôi và anh trở nên thân thiết, gần gũi. Kết thúc cuộc họp cũng là lúc tôi và anh cho nhau số điện thoại để liên lạc khi chúng tôi trở về nơi làm việc của mình ở hai đầu tỉnh. Sau hai năm qua lại tìm hiểu, tôi về làm dâu nhà anh lúc tôi tròn 28 tuổi. Chồng tôi là trai một, sau anh là hai cô em đã yên bề gia thất. Chồng tôi đã bước vào tuổi 35 nên chuyện sinh con đối với chúng tôi là điều cần làm ngay. Đó không chỉ là quyết tâm của hai vợ chồng tôi mà bố mẹ chồng rồi cả các em gái của chồng cũng luôn nhắc nhở, chờ mong. Nhất là sức khoẻ của bố chồng tôi vốn không được tốt vài năm trở lại đây nên việc cho dòng tộc nhà chồng sớm có người nối dõi cũng trở nên cấp bách. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, vợ chồng tôi ăn ở thuận hoà, luôn yêu thương nồng ấm vậy mà đã qua một năm làm vợ tôi vẫn không thấy mình có dấu hiệu mang thai để báo tin vui cho gia đình đôi bên. Không chờ đợi được nữa, trước sự sốt ruột của nhà chồng, tôi cùng anh đưa nhau đến bệnh viện phụ sản...Kết quả khiến tôi hoàn toàn choáng váng vì chồng tôi hoàn toàn bình thường, còn tôi gặp trục trặc bẩm sinh ở tử cung mà theo kết luận của bác sĩ là cần chữa trị trong thời gian dài, tốn kém là một chuyện nhưng thành công với xác suất rất nhỏ nhoi, không thể lường trước được... Tôi yêu chồng, tôi không thể dễ dàng đầu hàng số phận mà buông tay anh ấy được, tôi quyết níu giữ hạnh phúc cuộc hôn nhân còn quá mới mẻ đối với mình. Giấu chồng bán hết tư trang của mình, tôi dồn hết tiền riêng cũng như vay mượn thêm từ bố mẹ, từ bạn bè đồng nghiệp để chữa bệnh, hi vọng mình sẽ sớm cho chồng tôi, cho bố mẹ đôi bên được lên chức. Trong khi tôi hết sức cố gắng chạy chưa căn bệnh không may mình phải gánh, thì chồng tôi suy sụp hẳn. Anh buồn bã, thất vọng, suốt ngày than ngắn thở dài, người gầy tọp đi, khiến tôi thấy mình càng có lỗi.

Còn mẹ chồng cũng thay đổi thái độ nhanh chóng đối với tôi. Bà gọi hai cô em gái của chồng tôi về rồi mấy mẹ con họ bàn bạc thì thụt mà không cho tôi tham gia. Để rồi cuối cùng bà tuyên bố thẳng rằng gia đình bà cần người nối dõi, họ không chấp nhận mang tiếng tuyệt tự, vì vậy nếu tôi muốn ở lại căn nhà này cùng chồng thì phải đẻ được, còn không bà sẽ có cách dể duy trì họ tộc nhà chồng...