Dịch bệnh ở Đà Nẵng vẫn khó lường

Dù cơ quan chức năng đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Đà Nẵng bước đầu được kiểm soát, tuy nhiên, dịch bệnh ở Đà Nẵng vẫn còn âm ỉ, với những ca mắc mới ở cộng đồng tiếp tục được phát hiện. Điều đáng lo ngại, là những ca bệnh mới có lịch trình và tiếp xúc rất phức tạp, khó lường.

Những bệnh nhân giữa chợ

Ngày 22/8, Sở Y tế TP Đà Nẵng liên tục phát thông báo khẩn để tìm người tiếp xúc với 4 bệnh nhân. Điều đáng lo nhất, 4 ca mắc mới gồm 3 tiểu thương và một thành viên ban quản lý chợ trên địa bàn quận Thanh Khê. Trong đó, chợ Siêu thị tại phường Thuận Phước) có 2 tiểu thương mắc COVID-19, hai bệnh nhân còn lại là tiểu thương chợ Tân Lập và thành viên ban quản lý chợ Lầu Đèn (kiêm tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú).

Để chủ động phòng chống dịch COVID-19 lây lan, chính quyền địa phương quận Thanh Khê đã cho tạm ngừng hoạt động 3 chợ. Đồng thời, thiết lập vùng cách ly khu vực chợ, áp dụng các biện pháp phong tỏa để phun khử khuẩn, lấy xét nghiệm các tiểu thương và người dân xung quanh. Trước đó, chợ Đầu mối Hòa Cường (quận Hải Châu) cũng phải tạm ngừng hoạt động tiến hành cách ly để dập dịch khi một nữ tiểu thương tại chợ xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Dich benh o Da Nang van kho luong
Các công dân tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức đưa về địa phương để cách ly 14 ngày trước khi về nơi cư trú 

PGS-TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư nhận định, tình hình dịch tại Đà Nẵng đến nay đã bước đầu kiểm soát được dịch trên địa bàn toàn thành phố, tâm dịch là Bệnh viện Đà Nẵng về cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch còn phức tạp, khó lường do dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng, nên tuyệt đối không thể chủ quan.

Trong thời gian tới đây, dự kiến sẽ tiếp tục ghi nhận những ca mắc mới với số lượng được khống chế khoảng 10 ca/ngày trong vài ngày tới và sẽ dao động giảm dần ở những ngày tiếp theo cho tới cuối tháng 8 với điều kiện các biện pháp chống dịch quyết liệt vẫn được duy trì tốt như hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Dương, kể cả khi số mắc mới về 0 cũng không có nghĩa là mầm bệnh đã hoàn toàn được làm sạch tại cộng đồng. Nguồn lây nhiều khả năng đã chui sâu, bám rễ tại một số nơi và sẽ là nguy cơ thường trực lây nhiễm cho người xung quanh và có thể sẽ gây ra các ca mắc mới không rõ nguồn lây bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, việc phải duy trì giám sát liên tục, chặt chẽ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả người sốt, ho, đau họng, cảm cúm tại cộng đồng và tất cả các cơ sở khám chữa bệnh là vô cùng cần thiết và đây là chỉ số giám sát theo dõi dịch rất quan trọng.

“Giải cứu” công dân mắc kẹt

Hôm qua, gần 730 người dân Quảng Ngãi đã được chính quyền TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đưa về địa phương để tiến hành cách ly 14 ngày, trước khi về lại nơi cư trú. Đây là đợt “giải cứu” đầu tiên để đưa khoảng hơn 8.000 người dân các địa phương (chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân, lao động tự do) đang kẹt lại Đà Nẵng khi dịch bệnh bùng phát. Hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Ngãi đã phối hợp khá nhịp nhàng từ việc bàn giao, tiếp nhận, bố trí phương tiện, cũng như thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình di chuyển, phòng chống dịch bệnh lây lan.

Gần 30 ô tô cỡ lớn được huy động trong ngày, đã vận chuyển hết công dân Quảng Ngãi đăng ký qua đường dây nóng về đến nơi an toàn. Chính quyền Quảng Ngãi cũng đã chuẩn bị 5 khu cách ly tập trung với sức chứa hơn 1.000 người theo quy định, để tiếp nhận công dân từ Đà Nẵng trở về.

Bà Phan Thị Thúy Linh, Giám đốc Sở LĐTB&XH Đà Nẵng, cho biết: thống kê sơ bộ hiện trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 6.400 học sinh, sinh viên và hơn 2.000 công nhân, lao động tự do “kẹt” lại vì dịch bệnh COVID-19.

Cũng trong ngày 22/8, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định về việc thành lập Bệnh viện dã chiến TP Đà Nẵng tại Cung Thể thao Tiên Sơn để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Một điều đáng lo ngại được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đà Nẵng công bố: trong số 243 bệnh nhân COVID-19 (tính đến 18h ngày 21/8) hiện đang được cách ly, chữa trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng, có tới 70,8% (172 trường hợp) bệnh nhân không có triệu chứng bệnh, có 31 bệnh nhân (12,8%) có tiên lượng từ nặng, rất nặng đến nguy kịch…

Quê xa nhưng tháng nào bố mẹ chồng cũng lên thăm

Cứ mỗi khi bố mẹ chồng ra thăm, ông bà đều vác theo bao lớn quà quê nhưng lại chẳng phải cho vợ chồng tôi.,

Tôi kết hôn năm ngoái và vợ chồng tôi đang ở một căn hộ chung cư nhỏ trong thành phố. Bố mẹ chồng ở quê, cách hơn 80km nhưng ông bà rất chăm chỉ đi lại, mỗi tháng lên thăm vợ chồng tôi một lần.

Bố mẹ chồng tôi có một tính cách mà tôi không thích lắm. Đó là ông bà quá mức nhiệt tình và hào phóng với người lạ.

Lần nào ra thăm chúng tôi, ông bà cũng mang lỉnh kỉnh đủ thứ quà quê, nào là rau, củ, quả, thịt gà, thịt lợn... Nếu để vợ chồng tôi ăn cả tháng thì tôi rất biết ơn, nhưng đằng này, bố mẹ chồng bảo tôi đem đi chia cho hàng xóm và nhà chỉ giữ lại để ăn 1-2 bữa mà thôi.

Ông bà bảo: "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, mình có thơm thảo thì họ mới quý mến, lúc cần nhờ vả gì họ cũng nhiệt tình". Ở quê, bố mẹ chồng thu hoạch xong cũng đi chia cho khắp xóm làng người quen. Ra thành phố, thấy vợ chồng tôi ở chung cư, cùng tầng là 11 nhà khác, ông bà cũng muốn chúng tôi kết thân với họ như vậy, có gì ngon lại mang cho nhau như người dưới quê.

Que xa nhung thang nao bo me chong cung len tham

Khi tôi mang đi cho, họ đều cảm ơn nhưng tôi nhìn thấy họ rất kinh ngạc và khó hiểu. (Ảnh minh họa)

 

ngạc và khó hiểu. (Ảnh minh họa)

Thú thật, từ lúc chúng tôi về đây ở, hàng xóm hiếm khi gặp mặt vì ai cũng đi làm cả ngày, tối về đóng cửa ai ở nhà nấy. Chúng tôi chỉ biết nhau qua group chung của tòa nhà, có mấy khi trò chuyện đâu. Tự dưng tôi phải mang đồ đi chia, tôi không hào hứng chút nào. Khi tôi mang đi cho, họ đều cảm ơn nhưng tôi nhìn thấy họ rất kinh ngạc và khó hiểu.

Có lần đi đổ rác, tôi còn thấy mớ rau ngót mình chia cho hàng xóm bị ném vào xe rác của chung cư. Rõ ràng có ai đó đã không ăn và cũng chẳng coi trọng món quà quê này.

Sáng hôm chủ nhật vừa rồi, mẹ chồng lại mang lên 2 túi rau và ít thịt lợn. Trước khi ra về, ông bà dặn tôi nhớ mang chia cho hàng xóm. Tôi vâng vâng dạ dạ nhưng lòng thì chẳng muốn chút nào. Buổi tối bà lại gọi điện hỏi xem tôi đã chia chưa? Hàng xóm có nói gì không? Có khen đồ quê ngon không? Tôi đành bảo mình còn bận nên chưa chia được, rằng lát nữa tôi sẽ mang cho hàng xóm.

Tâm sự với chồng thì chồng chê tôi có mỗi việc đó cũng phải suy nghĩ. Thì cứ nói lại với mẹ rằng con chia rồi, hàng xóm đều khen ngon, sau đó cất hết vào tủ lạnh mà ăn dần thôi!!! Nhưng tôi mới về làm dâu đã nói dối bố mẹ chồng như thế thì không hay chút nào. Huống chi ông bà rất tốt, chỉ là nhiệt tình thái quá mà thôi.

Tôi thật chẳng biết giải quyết chuyện này thế nào nữa. Phải nói gì để bố mẹ chồng hiểu rằng cuộc sống ở đây không giống ở quê hả mọi người?

Giám đốc BV Phụ sản T.Ư: ‘Cò mồi’ mặc đồng phục, đứng cổng viện ‘dọa’ bệnh nhân

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư thông tin có hiện tượng cò mồi mặc đồng phục, đứng giãn cách rất đúng khoảng cách ngoài đường, đóng vai trò dắt xe cho bệnh nhân. Dắt xong thì bảo bệnh nhân ra chỗ khác khám, dọa "bệnh viện đầy dịch, vào làm gì".

Sáng 22/8, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội làm việc với các bệnh viện của T.Ư, Hà Nội, bệnh viện tư nhân về công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch.