Địa điểm hạ cánh của tàu thám hiểm có thể là nơi săn lùng hóa thạch

(Kiến Thức) -Một nghiên cứu gần đây cho thấy địa điểm hạ cánh cho tàu thám hiểm sao Hỏa tiếp theo của NASA chứa các khoáng chất bảo tồn hóa thạch đô%3ḅc đáo tương tự trên Trái đất.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một lý do khác để mong đợi sứ mệnh sao Hỏa tiếp theo của NASA. Một tàu vũ trụ quay quanh Sao Hỏa gần đây đã phát hiện ra những dấu hiệu rõ ràng rằng, khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Mars 2020 của NASA tên là Jezero Crater là thiên đường chứa nhiều chất silica hydrat hóa, một khoáng chất đặc biệt tốt trong việc bảo tồn các dấu hiệu của sự sống.

Điều đó có thể làm cho khu vực hạ cánh này trở thành một nơi tốt để nghiên cứu hóa thạch trên Sao Hỏa.

Dia diem ha canh cua tau tham hiem co the la noi san lung hoa thach
 Nguồn ảnh: Space.

Nhiệm vụ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cách các khoáng chất hình thành và bắt đầu thăm dò chúng để tìm dấu hiệu của sự sống. Và một nhóm các nhà khoa học đã đề xuất một số ý tưởng về cách thức các khoáng chất xuất hiện trong miệng núi lửa Jezero. Các nhà nghiên cứu mô tả phát hiện của họ trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Silica là một cấu trúc tinh thể được làm từ silicon và oxy có thể được tìm thấy trong thạch anh, thủy tinh và cát. Silica ngậm nước/ giữ nước trong cấu trúc tinh thể của nó. Trên Trái đất, silica ngậm nước có thể hình thành trong nhiều môi trường khác nhau, như trong thủy tinh núi lửa và dưới đáy đại dương.

Silica ngậm nước là một trong những vật liệu cứng nhất được biết đến ngoài kim cương chống lại sự phong hóa từ gió và nước. Điều đó có nghĩa là nó rất tốt trong việc bảo quản các vật liệu hóa thạch.

Jesse Tarnas, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Brown và là một trong những tác giả của bài báo cho biết, bằng chứng lâu đời nhất - bằng chứng rõ ràng nhất về các vi hạt mà chúng ta có trên Trái đất thường được tìm thấy trong silica.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chất silica ngậm nước trong miệng núi lửa Jezero trùng khớp với các phép đo tương tự được lấy từ silica ngậm nước trong phòng thí nghiệm.

Tàu Rover Mars 2020 dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 7/ 2020 và hạ cánh trên Sao Hỏa vào tháng 2/ 2021. Khi đến đó, các thiết bị của tàu có thể phân tích cẩn thận tính chất hóa học của chất silica ngậm nước và đá xung quanh.

Những quan sát này sẽ cho phép các nhà khoa học tìm ra cách thức silica ngậm nước hình thành, và xem chúng có chứa các phân tử hữu cơ phức tạp hay không.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Choáng váng cách lỗ đen pac-man mới "ăn" ngấu nghiến lỗ đen khác

(Kiến Thức) - Giống như siêu anh hùng từ trò chơi điện tử nổi tiếng Pac-Man, các lỗ đen có thể phát triển bằng cách ngấu nghiến các lỗ đen khác, một nghiên cứu mới cho thấy.

Các mô phỏng cho thấy điều này có thể xảy ra ở các khu vực ngay bên ngoài vùng ảnh hưởng lực hấp dẫn của các lỗ đen siêu lớn, nằm trong trái tim của các thiên hà.

Ở những vùng này, trọng lực hút khí, sao, bụi và thậm chí các lỗ đen khác vào lỗ đen siêu lớn.

Choáng váng phát hiện lỗ đen sao nặng gấp 70 lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư LIU Jifeng thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (NAOC) đứng đầu phát hiện một lỗ đen sao với khối lượng lớn gấp 70 lần so với Mặt trời. 

Được biết, lỗ đen quái vật này nằm cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng và được các nhà nghiên cứu đặt tên là LB-1.
Thiên hà Milky Way được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen sao. Các vật thể vũ trụ khác được hình thành do sự sụp đổ của các ngôi sao lớn và ánh sáng dày đặc đến nỗi không thể thoát ra.

Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.