Dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa khá tương đồng. Song, một trong số đó được xem là đặc hiệu giúp phân biệt hai loại bệnh.

Câu hỏi: Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu. Làm sao để tôi biết bản thân mình có mắc bệnh hay không?

Trả lời:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Ở người, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn khi mắc bệnh đậu mùa.

Người bệnh sẽ khởi phát với tình trạng sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, kiệt sức, ớn lạnh. Đặc biệt, triệu chứng đặc hiệu để phân biệt hai loại bệnh đậu mùa là vết sưng ở hạch bạch huyết. Người mắc đậu mùa khỉ sẽ bị nổi hạch, trong khi bệnh nhân bị đậu mùa thì không.

Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày, đôi khi kéo dài 5-21 ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Trong vòng 1-3 ngày (có thể lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban khó chịu. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang những bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo.

Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Ở châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 1/10 người mắc.

Bệnh dịch thời vua nào khiến hơn nửa triệu người tử vong?

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, đây cũng chính là trận dịch lớn nhất từng nổ ra ở nước ta khiến 589.460 người Việt tử vong
 

Benh dich thoi vua nao khien hon nua trieu nguoi tu vong?
 Sử sách nước ta ghi chép hạn chế về bệnh dịch. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", trận dịch đầu tiên trong lịch sử xảy ra vào năm 1100, dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông.

4 thứ trong bữa cơm giúp người Nhật sống khỏe, người Việt thì ngó lơ

Hóa ra, bí quyết sống thọ của người Nhật bắt nguồn từ chính những thói quen sống nhỏ nhất.

Người Nhật thường vội vàng trong tất cả mọi việc, nhưng chỉ có việc ăn là họ luôn chậm rãi, từ tốn thưởng thức. Hóa ra, bí quyết sống thọ của người Nhật không đến từ những điều quá cao siêu mà bắt nguồn từ chính những thói quen sống nhỏ nhất. 

Dưới đây là 4 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật tránh tăng cân, tiểu đường, bệnh dạ dày… bảo vệ sức khỏe của mình.