Đại gia bất động sản phía Nam Bắc tiến: Điều gì sẽ xảy ra?

Càng gần cuối năm, thị trường bất động sản (BĐS) các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội càng trở nên hấp dẫn hơn khi thu hút dòng vốn của các chủ đầu tư đến từ TPHCM. Theo các chuyên gia, đây là làn gió mới cho thị trường BĐS Hà Nội, song nó cũng cảnh báo về mặt bằng giá mới được thiết lập.

Ðua nhau tìm kiếm cơ hội

Nếu trước đây xu hướng các chủ đầu tư phía Bắc đầu tư BĐS ở các tỉnh phía Nam thì vài năm trở lại đây, xu hướng này đã đảo chiều. Những ông lớn trên thị trường BĐS TPHCM như Masterise Group, Phú Mỹ Hưng, Phú Long, Nam Long... đã có mặt tại thị trường BĐS phía Bắc, liên tiếp công bố những dự án lớn.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, tư vấn phát triển và thẩm định giá của CBRE Việt Nam cho hay: “Một số chủ đầu tư đã xây dựng tên tuổi của mình tại thị trường phía Nam nhưng chưa được biết đến nhiều tại khu vực phía Bắc. Do đó, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để quảng bá cũng như gây dựng niềm tin cho người mua nhà”.

Masterise Group vừa ra mắt 6 tòa căn hộ tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park, đánh dấu sự trở lại sau 8 năm vắng bóng trên thị trường BĐS Hà Nội. Trước đó, Masterise Group lần đầu tiên có mặt ở Hà Nội với dự án tại Long Biên, song công trình chỉ có một toà nhà cao 25 tầng. Thương hiệu đơn vị phát triển này cũng không được đẩy mạnh truyền thông nên vẫn được coi là tên tuổi khá mới ở thị trường phía Bắc.

Liên tiếp những ngày cuối năm, một loạt dự án ở Hà Nội của các doanh nghiệp tên tuổi mới ở thị trường phía Nam cũng lần lượt công bố và đang trong giai đoạn rục rịch triển khai. Tập đoàn Hưng Thịnh đang trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án chung cư Lakeside Hưng Thịnh tại Linh Đàm, Hoàng Mai. Dự án có cùng 2.500 căn hộ được triển khai trên diện tích 6,4 ha.

Công ty Him Lam cũng chuẩn bị tung ra thị trường một loạt sản phẩm mới tại Long Biên, Hà Đông...

Không chỉ đầu tư, phát triển dự án tại Thủ đô, các doanh nghiệp địa ốc ở TPHCM cũng công bố dự án đô thị ở các tỉnh phía Bắc. Cty Phát triển Phú Mỹ Hưng cũng dự kiến phát triển Khu đô thị Phú Hưng Khang thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình rộng khoảng 405 ha, dự kiến cung cấp hơn 1.000 đơn vị nhà ở cùng 2 trường học và một bệnh viện. Ngoài ra, dự án còn có một khách sạn 75 phòng. Doanh nghiệp đã có những đợt phát hành trái phiếu để chuẩn bị nguồn vốn cho dự án.

Đi xa hơn, Tập đoàn Nam Long đang sở hữu quỹ đất tại Hải Phòng và có kế hoạch triển khai dự án Khu đô thị Nam Long - Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên) với quy mô 21ha. Đồng hành với các chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án, nhiều đơn vị phân phối tại TPHCM cũng đang đổ bộ ra Hà Nội khi liên tục mở chi nhánh. Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam... đã hoặc đang có kế hoạch mở sàn tại Hà Nội.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội cho biết, có 3 yếu tố chính khiến thị trường BĐS Hà Nội trở thành một thị trường tiềm năng. Thứ nhất, pháp lý khiến các nhà đầu tư yên tâm. Thứ hai, nhìn chung chất lượng các dự án ở Hà Nội vẫn còn đi sau thị trường phía Nam. Thứ ba, các chủ đầu tư phía Nam đánh giá có đủ khả năng và năng lực tạo ra các sản phẩm vừa túi tiền mà vẫn có thể đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.

Còn ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường miền Bắc khiến cho khu vực này ghi nhận sự quan tâm cao. Nhiều nhà đầu tư tại khu vực miền Nam đang có xu hướng Bắc tiến. Sắp tới, dòng tiền vào BĐS vẫn sẽ tiếp tục hướng ra phía Bắc.

Từng mắc kẹt và đẩy giá cao

Mặc dù đang có một làn sóng dịch chuyển đầu tư bất động sản rất lớn, nhưng những thành công của các chủ đầu tư từ TPHCM tại thị trường Hà Nội vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Trước đó, có dự án mắc kẹt khiến nhà đầu tư nghi ngại các chủ đầu tư phía Nam. Cụ thể, sau nhiều lùm xùm về tiến độ, dự án Manhattan Tower (21 Lê Văn Lương, Hà Nội) về tay chủ đầu tư TPHCM với cái tên quen thuộc Công ty Cổ phần Landmark Holding vào năm 2018. Được kỳ vọng nhiều, song dự án giậm chân tại chỗ khi xây xong phần thô vào năm 2019, sau đó Landmark Holding phải rút lui khỏi dự án. Đến thời điểm này, khách hàng mua nhà tại dự án mòn mỏi chờ đợi không biết bao giờ mới nhận được nhà.

Thêm nữa, thời kỳ khi Landmark Holding vào dự án này, giá căn hộ ở đây được đẩy lên cao trên mức 34 triệu đồng/m2 trong khi đó các dự án xung quanh chỉ ở mức 28-30 triệu đồng/m2.

Điều dễ thấy nhất ở các dự án do chủ đầu tư miền Nam đang bán ở Hà Nội là mặt bằng cao hơn hẳn so với dự án cùng khu vực mà dự án đó đứng chân. Tuy nhiên, chủ đầu tư ở TPHCM đều lý giải rằng, do tiện ích vượt trội và được quản lý đẳng cấp 5 sao. Dự án Masteri Waterfront Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) được bán với giá từ 39 triệu đồng/m2 (cao hơn so với dự án cao cấp cùng khu vực vài triệu đồng/m2). Himlam đang bán shophouse tại Vạn Phúc (Hà Đông) giá lên tới 300 triệu đồng/m2, cao hơn nhiều so với các dự án khác nằm trên cùng trục đường…

Nhiều chuyên gia nghi ngờ các chủ đầu tư có sự làm giá bằng cách tự mua bán với nhóm khách hàng, rồi đẩy giá lên cao, nhằm tạo mặt bằng giá mới cho các dự án mà họ nhắm đến nhưng chưa muốn công bố.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng, các chủ đầu tư từ TPHCM sẽ phải cân nhắc tâm lý khách hàng - một trong những thách thức lớn, vì họ có thể chưa hiểu tường tận về nhu cầu và thị trường BĐS Hà Nội, đặc biệt là về giá.

“Tại TPHCM, những dự án ở trung tâm thành phố giá có thể lên đến và trên 10.000 USD/m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất là ít và rất khó bán. Do đó, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển nhà ở, song thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”, bà Hằng nói.

Theo bà Hằng, một khó khăn nữa của các nhà đầu tư từ TPHCM đầu tư ra Hà Nội là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội. Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường miền Bắc khiến cho khu vực này ghi nhận sự quan tâm cao. Nhiều nhà đầu tư tại khu vực miền Nam đang có xu hướng Bắc tiến. Sắp tới, dòng tiền vào BĐS vẫn sẽ tiếp tục hướng ra phía Bắc.

Dự án cao ốc được cấp phép gần 30 năm nhưng chưa giao đất

Hai dự án Saigon Center IV, V được cấp phép đầu tư năm 1993 nhưng đến nay, dự án Saigon Center IV chỉ mới có được 816m2/3.376m2 đất, trong khi đó dự án Saigon Center V khoảng 5.247m2 đất chưa bàn giao.

Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng việc điều chỉnh thời hạn hoạt động dự án trung tâm thương mại văn phòng căn hộ Saigon Center IV, V (TPHCM) sau 27 năm được cấp phép đầu tư nhưng chưa được giao đất.

Trước đó, Thủ tướng đã giao bộ này phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất thời hạn hoạt động các dự án Saigon Center IV, V và bảo đảm các dự án hoạt động có hiệu quả cho phía Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài.

Phân lô đất nền tự phát gắn mác khu nghỉ dưỡng Lâm Đồng

Thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động khi môi giới rầm rộ buôn bán đất nền tự phân lô gắn mác khu nghỉ dưỡng, dự án đầu tư để thu hút người mua. Việc phân lô, chuyển nhượng không phù hợp sẽ phá vỡ quy hoạch, gây áp lực về vấn đề môi trường, kéo theo nhiều hệ luỵ liên quan đến khiếu kiện, an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Phá vỡ quy hoạch

Ngày 13/10, UBND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có văn bản 1551/UBND-TNMT chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên Môi trường, văn phòng đăng ký đất đai huyện tăng cường quản lý, chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền trái quy định.

Metro Star có thực sự liên quan đến đất công?

(Vietnamdaily) - Metro Star được UBND TP.HCM duyệt bán theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015.

Trước những tin đồn về việc Metro Star liên quan đến đất công, Chủ đầu tư bức xúc: “Vào năm 2006 UBND TP. HCM đã có văn bản duyệt bán lô đất nhà ở cho Công ty Giao thông Công chánh theo Quyết định số 8978/ UBND-ĐT. Khi cổ phần hóa thì cũng đã tính toán nhà ở này vào giá trị cổ phần hóa và bán cổ phần cho công chúng. Vào thời điểm này, chúng tôi chưa hề biết và có quan hệ gì với công ty Giao thông công chánh, vài trang tin nói chúng tôi liên quan đến việc mua bán đất công là không đúng sự thật”.

Chủ đầu tư cũng chia sẻ thêm: "10 năm sau chúng tôi mới gặp và làm việc chính thức với Công ty Giao thông Công chánh thì vào thời điểm này, Công ty Giao thông Công chánh đã là một công ty tư nhân. Chúng tôi thuận mua vừa bán theo thị trường và đúng Pháp luật...".

Metro Star co thuc su lien quan den dat cong?
 Metro Star tại 360 Xa lộ Hà Nội, Quận 9.

Thứ hai, đây là một công trình được UBND TP.HCM duyệt bán theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015, theo đó khi chuyển nhượng phải thỏa mãn các Quy định: phải có Sổ đỏ, Giấy phép xây dựng hoặc quyết định tương đương, có Sở Xây dựng kiểm tra và xác nhận đã xây dựng xong phần móng, đăng báo 3 kỳ kiên tiếp thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày và không có ai khiếu nại.

Sở Xây dựng đã kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn thành phần móng cũng như hiện trạng công trình (đã đủ điều kiện và đang bán trước khi chuyển nhượng). Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đã lấy ý kiến của các sở ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Cục thuế… tổ chức thẩm định theo quy định tại điều 14 của Nghị định 76/2015/NĐ-CP và đã có Tờ trình đề xuất số 17/TTr-HĐTĐCNDA ngày 16/09/2016 báo cáo UBND Thành phố trước khi UBND Thành phố ký ban hành quyết định số 5268/QĐ-UBND cho phép chuyển nhượng.

"Việc chuyển nhượng công trình theo Nghị định 76 là cực kỳ khó khăn, kéo dài nên trên thị trường chỉ có khoảng 1% công trình là được chuyển nhượng theo hình thức này, còn lại đa phần là theo hình thức chuyển nhượng cổ phần công ty", chủ đầu tư nói.

Ngoài ra, theo chủ đầu tư, để chuyển nhượng công trình theo Nghị định 76, thường thì bắt buộc 2 công ty phải có thỏa thuận ràng buộc, mở tài khoản phong tỏa vì khi UBND TP ra Quyết định cho chuyển nhượng là thay đổi chủ sở hữu, không thay đổi lại được nữa.

Do đó, nếu có ý kiến cho rằng không được ký thỏa thuận trước khi có Quyết định là không đúng vì 2 công ty tư nhân hoàn toàn có quyền ký thỏa thuận theo Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại.

Metro Star co thuc su lien quan den dat cong?-Hinh-2
 Xác nhận của Apave (Công ty Giám sát của Cộng hòa Pháp thành lập từ năm 1867) về tiến độ thi công của Metro Star.

Chủ đầu tư cũng nói thêm: “.... Ngày hôm nay nếu Thành phố nói giá bán ở năm 2006 là rẻ mà muốn thu thêm thì cũng chỉ liên quan đến việc thu thêm của Công ty Giao thông Công chánh, không liên quan gì đến chúng tôi, không thể vì một việc không liên quan gì đến chúng tôi mà làm chậm việc phê duyệt hồ sơ cần thiết cho công trình này. Điều này quá vô lý và gây thiệt hại không cần thiết cho doanh nghiệp.

Mặt khác theo quan điểm riêng của chúng tôi thì giá bán của TP HCM tại thời điểm 2006 là phù hợp giá thị trường. Tại văn bản số 2376/STC-ĐTSC ký ngày 27/03/20107, Sở Tài chính cũng đã khẳng định việc xác định giá trị quyền sử dụng đất của khu đất tại sô 360 Xa lộ Hà Nội là phù hợp”.

Cũng tại buổi làm việc, Chủ đầu tư cung cấp một số hồ sơ như sau: Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp ngày 16/05/2020 với loại đất là ở lâu dài vĩnh viễn. Quyết định 73/QĐ-SXD-PTN ngày 14/07/2008 về việc phê duyệt công trình đầu tư xây dựng (thay cho Giấy phép xây dựng).

Quyết định số 5147/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về việc duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000. Văn bản 2709/SQHKT-QHKTT ngày 11/06/2019 về việc cung cấp thông tin quy hoạch kiến trúc công trình.

Ngoài ra còn có hồ sơ nghiệm thu móng. Quyết định số 5268/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND TP.HCM về việc chấp thuận cho chuyển nhượng ghi rõ: “Khối chung cư đã xong phần móng, vách, đáy hầm…”. Cập nhật trong kế hoạch phát triển nhà ở số 1757/QĐ-UBND ngày 08/05/2019.

Xác nhận của Apave (Công ty Giám sát của Cộng hòa Pháp thành lập từ năm 1867) về tiến độ thi công của Metro Star. Xác nhận của Apave (Công ty Giám sát nổi tiếng của Cộng hòa Pháp thành lập từ năm 1867) xác nhận như sau: “Công tác thi công trên công trường: Thi công với tốc độ tối đa trong giới hạn kỹ thuật cho phép. Tiến độ thi công: được đẩy nhanh nhất so với tiến độ tổng của Chủ đầu tư phê duyệt. Chất lượng thi công cọc: tuân thủ quy định của TCVN và thi công đúng quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước”.

Bên cạnh đó còn  có biên nhận đăng ký hợp đồng mẫu tại Bộ Công thương ngày 21/10/2020. Phê duyệt PCCC số 5156/PC07-DD5 ngày 19/09/2019 của Phòng CS PCCC&CNCH.

"Như vậy Metro Star rất đầy đủ hồ sơ pháp lý. Theo đánh giá của chúng tôi, trong tình hình các công trình bất động sản nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến tất cả các khâu trong việc thực hiện thủ tục pháp lý hiện nay trên cả nước, Metro Star có thể nói là công trình có hồ sơ pháp lý rõ ràng và chặt chẽ.

Đây là toà nhà có thiết kế Singapore, thi công bởi Ricons (thành viên Coteccons Group), tiến độ xây dựng được giám sát bởi Apave. Metro Star dự kiến sẽ bàn giao nhà vào cuối năm 2021 cùng thời điểm tuyến Metro số 1 đi vào hoạt động", chủ đầu tư cho biết thêm.