COVID-19, đại dịch tim không đập thình thịch

Hiểu đúng, hiểu đủ về COVID-19 từ A-Z và bình tĩnh phòng chống dịch là thông điệp của cuốn sách “Đại dịch! tim không đập thình thịch” của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh.

Chia sẻ về cuốn sách Đại dịch! tim không đập thình thịch, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, ai cũng hoảng sợ. Các thông tin về COVID- 19 xuất hiện dày đặc trên báo chí, mạng xã hội. Tuy nhiên, với khối lượng thông tin khổng lồ lại gây trở ngại cho người dân.
COVID-19, dai dich tim khong dap thinh thich
Đại dịch tim không đập thình thịch
Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc chọn lọc những thông tin chính xác mình cần biết, thậm chí còn dễ bội thực với ma trận thông tin đó. 
Chính vì thế, với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, bác sĩ Trương Hữu Khanh mong muốn có một công cụ giúp người dân hiểu đúng, hiểu đủ để có cư xử đúng về căn bệnh này. Đây chính là lý do "Đại dịch! Tim không đập thình thịch" ra đời với mong muốn "mọi người đừng quá hoảng loạn nhưng cũng không quá lơ là để cùng Chính phủ chống lại dịch bệnh này".
Sách Đại dịch! Tim không đập thình thịch gồm 5 chương với những những bài tham khảo đi kèm tương ứng với từng mục thông tin, đi từ hiểu biết chung đến liên hệ y tế với từng đối tượng người dùng - trẻ em khi đi học, người lớn khi đi làm, từng cá nhân trong một cộng đồng chung.
Trong chương 1, bác sĩ phân tích “hành vi” của vi rút trong cơ thể người đến các giai đoạn của bệnh (ủ bệnh; tiền chứng; khởi phát; toàn phát, hồi phục) và chỉ ra thái độ đúng khi nghe tin phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 cũng như lý giải các câu hỏi thường gặp nhưng phức tạp bằng kiến thức chuyên ngành.
COVID-19, dai dich tim khong dap thinh thich-Hinh-2
Cuốn sách có hai phiên bản cho các loại đối tượng độc giả khác nhau. 
Trong chương 2, bác sĩ bàn về vai trò của cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng. Trong chương này, bằng kiến thức chuyên môn, bác sĩ Trương Hữu Khanh phân tích về miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh lây nhiễm để bạn đọc dễ hình dung hơn về miễn dịch cộng đồng và giải thích cặn kẽ vì sao ở nhà lại là “Cứu đất nước, cứu thế giới”.
Ở chương 3, chốn công sở không lo sơ hở được bác sĩ phân tích cụ thể và "tất tần tật" các nguy cơ lây nhiễm, chỉ rõ vai trò của cấp quản lý, nhân viên. Bác sĩ hướng dẫn từng bước thực hiện quy trình vệ sinh từ lúc tan sở đến lúc vào ca, đến việc sử dụng đèn cực tím để diệt vi rút như thế nào, và cách để phòng ngừa nguy cơ khi tiếp xúc với người lạ.
Ở chương 4- Chuyện đi học thời COVID, bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn nên làm gì cho trẻ trong dịch bệnh; các bước cần thực hiện khi trẻ em quay trở lại trường học, bao gồm việc giám sát khi trẻ trở lại trường học ra sao, trẻ em nên đeo khẩu trang loại nào...
Cuối cùng, chương 5-COVID và những lời đồn, bác sĩ trả lời các câu hỏi phổ biến của độc giả về khẩu trang y tế, khả năng COVID-19 kết hợp với H5N6...
Với văn phong hài hước, dí dỏm, gần gũi, "độc nhất vô nhị" kèm nhiều ví dụ để so sánh, cuốn sách Đại dịch! Tim không đập thình thịch được ví như một  dược phẩm thiết yếu trong tủ thuốc của các gia đình mùa dịch COVID -19. 

Mời độc giả xem video:Cây đu đủ được bán với giá 25 triệu đồng. Nguồn: THDT.



Xóa tan nghi ngại về vắc xin và tiêm chủng

Cuốn sách của bác sĩ ở Mỹ cung cấp kiến thức về dịch bệnh,vắc xin. Đặc biệt, chương cuối của sách đề cập về vaccine phòng virus corona.
 

Từ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một số quan điểm sai lầm về tiêm chủng. Có nhiều nguyên nhân khiến một số người ngại tiêm chủng như: Sống thuận tự nhiên để cơ thể tự chữa bệnh, thiếu niềm tin về sự an toàn của vắc xin, xuất phát từ niềm tin tôn giáo…

Phan Khôi di cảo và những chùm quả ngọt để lại cho đời

Thông qua những di cảo được tái hiện trong cuốn “Phan Khôi di cảo” vừa được nhà xuất bản Tri thức ấn hành, người đọc sẽ tìm thấy những chùm quả ngọt để lại cho đời của một trí thức tài năng, tâm huyết và trách nhiệm với đất nước.

Phan Khôi là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu. Ông sinh năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khoi di cao va nhung chum qua ngot de lai cho doi
Bìa cuốn sách Phan Khôi di cảo (bản chưa đầy đủ) 
Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn.