Công ty Young Jin Vietnam Korea bị tố “quỵt” bảo hiểm, chậm lương

(Kiến Thức) - Bị trừ nhiều khoản phí vào lương, chậm lương, nghỉ việc thì bị công ty “quỵt” sổ bảo hiểm... là bức xúc của người lao động đối với Công ty Young Jin Vietnam Korea.

Sự việc hàng trăm công nhân tố công ty Young Jin Vietnam Korea (100% vốn đầu Hàn Quốc - có địa chỉ đóng tại khu phố 1B, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) luôn trả chậm lương, “quỵt” sổ bảo hiểm của người lao động khi nghỉ việc, đang là chủ đề nóng dư luận.
Chậm lương, bị “quỵt” sổ bảo hiểm
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, công ty Young Jin Việt Nam Korea có khoảng 700 lao động đang làm việc. Phản ánh của công nhân cho biết, họ làm việc tại công ty đã lâu, nhưng trong suốt thời gian làm việc bị bóc lột sức lao động, thậm chí còn bị chửi bới, mạt sát một cách thậm tệ. Có nhiều trường hợp do tăng ca liên tục nên lăn ra ốm, phải xin nghỉ nhưng phía công ty không đồng ý.
Cong ty Young Jin Vietnam Korea bi to “quyt” bao hiem, cham luong
 Công ty Young Jin Việt Nam Korea, nơi hàng trăm công nhân bị "quỵt" sổ bảo hiểm.
Không những thế, hàng tháng, mỗi công nhân đều bị trừ vào tiền lương những khoản phí phải đóng rất cao, trong đó có khoản bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Thế nhưng, công nhân công ty không được cấp thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh. Hơn nữa, công nhân còn bị công ty chậm lương, cứ đến ngày nhận lương, công nhân chỉ được trả 1/3 số tiền lương của tháng đó, thậm chí còn bị nợ đến tháng sau.
Chị Nguyễn Thị Phượng (SN1987, quê An Giang), cho biết làm công nhân tại công ty được hơn 3 năm. Với mức lương cơ bản 3,7 triệu đồng/1 tháng, tăng ca đều đặn thêm ngày 4-5 tiếng mới được khoảng 5 triệu đồng. Hàng tháng chị bị trừ tiền bảo hiểm và các khoản phí (hơn 400 ngàn đồng). Đến kỳ lãnh lương, cũng là đến lúc chị phải thanh toán tiền nhà trọ, chi phí sinh hoạt khác mà công ty chỉ cho ứng khoảng hơn 1 triệu đồng. Nhiều lúc, gia đình có chuyện, không có tiền nên phải mượn nóng với mức lãi suất 10%/1 tháng. Đến nay, chị vẫn còn thiếu nợ hơn 4 triệu đồng.
“Sau nhiều lần công ty không đáp ứng được nhu cầu về cuộc sống, bị trừ tiền vô cớ, không có chế độ, tôi đã xin nghỉ việc vào tháng 6/2015. Chờ đợi hoài, công ty không trả tiền trợ cấp thất nghiệp, trả sổ bảo hiểm để chúng tôi đi nộp hồ sơ vào công ty khác”, chị Phượng bức xúc.
Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Văn Phục (SN 1994, quê Kiên Giang) kể: “Em làm trong công ty từ năm 2012. Các khoản phí đều bị công ty trừ thẳng thừng, khi nhận lương lại theo tình trạng nhỏ giọt (3 lần/tháng). Các chế độ khác như tiền thưởng, lễ tết thì không thấy. Đóng bảo hiểm nhưng không được phát thẻ. Năm 2014, em bị bệnh, phải nằm bệnh viện 10 ngày hết hơn 2 triệu đồng tiền viện phí. Đem hóa đơn thanh toán vào công ty nộp thì nhận được câu trả lời: “công ty đang chuyển sang tên mới nên… chờ!”.
Cong ty Young Jin Vietnam Korea bi to “quyt” bao hiem, cham luong-Hinh-2
 Nhiều công nhân của công ty bày tỏ nỗi bức xúc với PV.
"Tháng 3/2015, sau đợt nghỉ tết âm lịch, em vào công ty lãnh lương và tiền thưởng (bị công ty giữ lại – PV) theo lời hứa nhưng không nhận được. Em xin nghỉ thì công ty trừ của em mất nửa tháng lương cơ bản (1,85 triệu đồng). Họ chỉ biết trừ tiền mà không trả sổ bảo hiểm, tiền trợ cấp thất nghiệp cho em”, anh Phục bức xúc.
Chị Cao Thị Bích Còn (SN 1983, quê Kiên Giang) cho biết, chồng chị mất cách đây hơn hai năm cũng là chừng đó thời gian chị làm việc cho công ty này. Trong thời gian làm việc, hàng tháng công ty trừ đều đặn các khoản phí bảo hiểm, công đoàn, tiền trợ cấp thất nghiệp và được hai lần cấp thẻ bảo hiểm (mỗi lần 1 tháng). Sau hai lần đó, thẻ bảo hiểm không thấy, nhưng công ty vẫn trừ tiền mỗi khi thanh toán lương.
“Cho đến tháng 6/2015, khi hết hợp đồng, công ty cho em nghỉ luôn nhưng không trả sổ bảo hiểm”, chị Còn nghẹn ngào kể.
Cong ty Young Jin Vietnam Korea bi to “quyt” bao hiem, cham luong-Hinh-3
 Bảng lương của các công nhân thể hiện việc họ bị trừ tiền bảo hiểm hàng tháng.
Anh Trần Ngọc Huấn (1991, quê An Giang) làm được 4 năm, kể về hoàn cảnh bị chèn ép sức lao động, nói: “Khi có hàng, bị công ty bắt tăng ca đến khuya, thậm chí có bữa phải làm tới sáng hôm sau. Tuy nhiên, khi vừa được nghỉ hết ca vài chục phút, chưa kịp lót dạ ổ bánh mì thì công ty bắt vào làm việc tiếp như mọi ngày. Nếu nghỉ, sẽ bị trừ vài trăm ngàn như chơi, nếu tối hôm đó có hàng, lại bị ép tăng ca, khiến ai cũng mệt mỏi. Khi nghỉ việc, không nhận được sổ bảo hiểm cũng như tiền trợ cấp thất nghiệp. Hiện, tôi vẫn chưa xin được việc làm khác, không có tiền để lo cho vợ con”.
Chị Trương Thị Loan (SN 1993, quê Thanh Hóa) cũng đã nghỉ làm tại công ty này sau một năm cống hiến sức lao động. Chị cho biết: “Trong thời gian làm việc tại công ty này, em cùng nhiều công nhân khác bị chủ quản, phòng nhân sự nói này nói kia, chửi bới khiến ai nấy đều căng thẳng, mệt mỏi. Có khi, ông giám đốc người Hàn Quốc còn cầm sản phẩm (quần áo) ném thẳng vào mặt. Tết vừa rồi không có thưởng, lương cũng chẳng đáng là bao nên em không dám về quê. Sau một năm làm việc, thấy công ty không đàng hoàng, em nộp đơn xin nghỉ. Còn sổ bảo hiểm thì em đến đòi rất nhiều lần mà họ cứ khất lần. Sau này, họ cho bảo vệ ngăn cản ngay từ cổng, không cho vào trong công ty nữa”.
Giống các trường hợp trên, các công nhân Huỳnh Thị Nguyên, Tô Ánh Đào, Đinh Thị Tý, Đặng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Trang làm được hơn 1 năm cũng phải xin nghỉ. “Hồi còn làm việc, công ty bắt tăng ca. Không tăng ca thì bị chửi. Ăn cơm thì bữa chín, bữa sống mà không dám nói. Bức xúc, chúng tôi xin nghỉ thì phía phòng nhân sự công ty không trả tiền lương những ngày làm việc cuối cùng. Họ còn nói là trừ tiền hợp đồng lao động mà chúng tôi không biết đó là tiền gì?”, các công nhân này đặt câu hỏi.
Cong ty Young Jin Vietnam Korea bi to “quyt” bao hiem, cham luong-Hinh-4
 Đơn tường trình của các công nhân về việc bi công ty "quỵt" sổ bảo hiểm.
Young Jin Việt Nam Korea nợ BHXH tỉnh Bình Dương hơn 6 tỷ đồng
Ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với gần 20 công nhân, PV Kiến Thức đã liên hệ trực tiếp với công ty Young Jin Việt Nam Korea. Tuy nhiên, khi được PV trình bày là người của cơ quan báo chí đến xác minh sự việc, bảo vệ của công ty này đã lấy điện thoại ra gọi cho ai đó một hồi lâu, rồi cho biết: “Lãnh đạo công ty nói không rảnh để tiếp báo chí”.
Đem sự việc đến phòng Lao động TB&XH thị xã Thuận An để xác minh làm rõ, PV được ông Nguyễn Tuấn Thanh - chuyên viên phụ trách mảng lao động thuộc Phòng LĐTB&XH thị xã Thuận An (Bình Dương) cho biết, trước đây đã có nhiều công nhân của công ty Young Jin Việt Nam Korea đến Phòng tố cáo và bản thân ông cũng trực tiếp đến công ty này xác minh. Sau quá trình xác minh, thấy những điều công nhân phản ánh là đúng. Còn nhiều công nhân không dám nghỉ việc tại công ty này là vì đợi sổ bảo hiểm của họ.
Ông Thanh cũng cho biết thêm, hiện công ty Young Jin Việt Nam Korea đang nợ bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương hơn 6 tỷ đồng và đang bị đơn vị này khởi kiện ra tòa.
“Về mặt chuyên môn, đã phát hiện công ty này sai phạm, chúng tôi cũng đã lập báo cáo, kiến nghị gửi Sở LĐTB&XH tỉnh thành lập đoàn thanh tra để thanh tra toàn diện công ty. Từ đó, sẽ có hướng đưa ra, xử lý những sai phạm của công ty”, ông Thanh nhấn mạnh.

Uẩn khúc cô gái mang thai 8 tháng chết dưới sông

(Kiến Thức) - Cô gái trẻ mang thai 8 tháng chết dưới sông Hòn Ngọc, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng với nhiều biểu hiện bất thường.

Nhiều biểu hiện bất thường
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cô gái trẻ mang thai 8 tháng chết dưới sông Hòn Ngọc thuộc thôn 4 (xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) vào ngày 14/8. Theo những thông tin kèm theo hình ảnh liên quan trên mạng xã hội, thai phụ này khi được phát hiện chết nổi dưới sông dù thi thể biến dạng nhưng vẫn có những biểu hiện bất thường như mắt lồi, da đen xì, răng cắn vào lưỡi, tóc đứt đoạn... khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng nạn nhân tự tử nhưng nhiều ý kiến nghi ngờ nguyên nhân cái chết uẩn khúc.

“Bóc'' sự thật 2 thiếu nữ mất tích ở Bình Dương vừa thấy

(Kiến Thức) - Sau hơn một tháng trời ròng rã tìm kiếm, hai thiếu nữ mất tích bí ẩn ở Bình Dương đã được tìm thấy và đưa về nhà an toàn.

Hành trình ròng rã hơn 1 tháng trời tìm con gái
Ngày 7/9, anh Lê Văn Hường (SN 1970, quê huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, tạm trú KP 2, P. An Phú, TX. Thuận An, Bình Dương) – nhân vật trong bài viết “Cha nghèo ròng rã đi tìm con gái 13 tuổi mất tích bí ẩn” mà báo điện tử Kiến Thức đăng ngày 31/8 cho biết, anh đã tìm thấy con gái và đưa về nhà an toàn.