Công ty Herbitech bị nghi bán hàng giả, thu lợi bất chính 230 tỷ

Cơ quan công an vừa phát hiện một lượng cực lớn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Công nghệ Herbitech bị nghi là hàng giả, với tổng giá trị thu lợi bất chính lên tới hơn 230 tỷ.

Một đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe với quy mô đặc biệt lớn vừa bị cơ quan công an triệt phá. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất – trong đó có cả sản phẩm dành cho trẻ em – bị nghi là hàng giả với tổng giá trị thu lợi bất chính lên tới hơn 230 tỷ đồng.
Theo thông tin được phát sóng trong chương trình Tiêu điểm kinh tế trên VTV tối 24/4, hai sản phẩm được xác định là nghi vấn hàng giả bao gồm: Ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 – đều do Herbitech sản xuất tại địa chỉ Khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
Cong ty Herbitech bi nghi ban hang gia, thu loi bat chinh 230 ty
Hình ảnh sản phẩm Ăn ngon Baby Shark. (Nguồn ảnh: Cục An toàn thực phẩm). 
Dù được quảng bá là giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, các sản phẩm này không hề đảm bảo chất lượng như công bố. Đặc biệt, chúng được đưa ra thị trường dựa trên các phiếu kiểm nghiệm bị làm giả hoặc chỉnh sửa sai lệch để “qua mặt” cơ quan chức năng.
Qua điều tra, Herbitech đã gia công hơn 200 loại sản phẩm với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng lại không trải qua quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Doanh nghiệp này từng quảng cáo sản phẩm là hàng nhập khẩu từ Pháp, Đức, Mỹ, nhưng trên thực tế, chất lượng sản phẩm và nguồn gốc nguyên liệu lại có sự chênh lệch nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ông Phạm Vũ Khiêm – Giám đốc Công ty Herbitech – đã thừa nhận hành vi chỉnh sửa kết quả kiểm nghiệm: “Để phù hợp với các chỉ tiêu công bố, chúng tôi đã sửa kết quả từ ‘không đạt’ thành ‘đạt’. Nếu chỉ tiêu vượt ngưỡng, sẽ điều chỉnh để khớp với công bố”.
Cong ty Herbitech bi nghi ban hang gia, thu loi bat chinh 230 ty-Hinh-2
 Ông Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech. Ảnh: VTV
Thiếu tá Nguyễn Văn Thành (Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an) cho biết: các đối tượng thường đặt hàng theo yêu cầu của khách, sau đó gửi mẫu đi xét nghiệm. Nếu kết quả không đạt, họ sẽ thỏa thuận để chỉnh sửa hoặc làm giả phiếu kết quả, nhằm hợp thức hóa sản phẩm.
Thực tế đáng lo ngại là hệ thống kiểm tra hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở. Việc kiểm soát chủ yếu dừng lại ở yếu tố hành chính, trong khi chất lượng sản phẩm, yếu tố thiết yếu nhất lại chưa được giám sát chặt chẽ. Hậu quả là những phiếu kiểm nghiệm có thể dễ dàng bị thao túng, dẫn đến tình trạng “thật giả lẫn lộn” trên thị trường.
Hiện nay, doanh nghiệp được tự công bố chất lượng và thành phần sản phẩm, nhưng thiếu đi sự hậu kiểm chặt chẽ, cộng thêm chi phí kiểm nghiệm cao và sự thiếu kinh nghiệm của nhiều đơn vị nhỏ khiến người tiêu dùng trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Trước tình trạng này, giới chuyên gia cảnh báo, nếu không sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường giám sát sau công bố, tình trạng gian lận sẽ ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, uy tín ngành thực phẩm, cũng như sự lành mạnh của môi trường kinh doanh.
Trong khi chờ kết luận điều tra, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng hai sản phẩm nêu trên, đồng thời cho biết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để cung cấp thông tin chính xác và kịp thời đến người tiêu dùng.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt nghiêm buôn bán thuốc giả

Bộ Y tế đang tham mưu Chính phủ ban hành nghị định quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ...

Triển khai công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Chiều 18/4, Bộ Y tế cho biết đang rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó sẽ bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ hoặc bán thuốc qua mạng internet, mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dược.

Tăng cường tuyên truyền, phối hợp với truyền thông để cung cấp thông tin về thuốc giả để người dân biết và không sử dụng; thay đổi thói quen của người bệnh về việc tự mua thuốc và điều trị.

De xuat bo sung quy dinh xu phat nghiem buon ban thuoc gia
 Một số loại thuốc tân dược giả và dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả bị thu giữ. Ảnh: Công an Thanh Hoá

Trường hợp có bệnh, phải đến khám và điều trị, mua thuốc tại cơ sở y tế đã được cơ quan chức năng cấp phép; đồng thời, có các biện pháp khuyến khích người dân cung cấp thông tin khi phát hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thành lập các Đoàn liên ngành, phát huy vai trò các đơn vị đầu mối trong công tác phòng chống hàng giả.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống dữ liệu về ngành dược; công bố thông tin đầy đủ về thuốc được cấp phép lưu hành (bao gồm cả thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ thuốc và nhãn thuốc); tạo điều kiện để người dân dễ dàng tra cứu, đối chiếu.

Đồng thời, tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Bộ Y tế và các Bộ Ngành liên quan như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Quản lý thương mại điện tử… nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong buôn bán, quảng cáo thuốc, bao gồm cả thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc…

Bức xúc, bất an... vì mua phải sữa giả

Khi đường dây sữa giả với gần 600 loại của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group bị triệt phá, nhiều người tiêu dùng bức xúc vì từng mua phải các loại sữa này.

Hoang mang vì sữa giả