Công bố thước phim cảnh tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh

Vào tháng 9/2022, tàu thăm dò DART của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos cách Trái đất hơn 7 triệu km. Kính viễn vọng Hubble đã quay được hình ảnh của đám bụi khổng lồ được tạo ra.

Cong bo thuoc phim canh tau vu tru NASA dam vao tieu hanh tinh

Hình ảnh về vụ va chạm giữa tiểu hành tinh Dimorphos và tiểu hành tinh lớn hơn vừa được công bố ngày 1/3

Hình ảnh mới từ Kính viễn vọng Hubble công bố ngày 1/3 cho thấy bụi và mảnh vụn bay với tốc độ cao khỏi tiểu hành tinh Dimorphos và tiểu hành tinh lớn hơn đồng hành với nó, Didymos, sau tác động của DART. Vụ va chạm được cho là đã ném khoảng 1.000 tấn vật chất của tiểu hành tinh cổ đại vào không gian.

"Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một vật thể va chạm với một tiểu hành tinh trong hệ thống tiểu hành tinh đôi trước đây trong thời gian thực và điều đó thực sự đáng ngạc nhiên. Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời. Có quá nhiều thứ đang diễn ra ở đây. Sẽ mất một thời gian để tìm ra, " Jian-Yang Li thuộc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona, Mỹ cho biết trong một tuyên bố được phát hành bởi Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (STScI) ở Baltimore, nơi điều hành chương trình khoa học của Hubble.

Hình ảnh mới được kèm theo một nghiên cứu, do Jian-Yang Li thuộc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona, Mỹ dẫn đầu cùng với 63 thành viên khác của nhóm DART, trên tạp chí Nature. Bài báo này là một trong năm bài báo được xuất bản trên tạp chí Nature, cùng cung cấp một cái nhìn tổng quan chi tiết về tác động của DART và hậu quả của nó.

Thông tin dựa trên công trình của kính viễn vọng Hubble chỉ ra ít nhất ba giai đoạn tiến hóa của các mảnh vụn Dimorphos. Đầu tiên, một hình nón ejecta được hình thành, sau đó các mảnh vụn cuộn vào quỹ đạo của tiểu hành tinh và cuối cùng, phần đuôi di chuyển ra phía sau tiểu hành tinh do áp lực của gió Mặt trời, dòng hạt tích điện chảy không ngừng từ Mặt trời.

Đoạn phim này bắt đầu với cảnh quay khoảng 1,3 giờ sau khi va chạm, cho thấy Dimorphos và Didymos ở khoảng cách xa đến mức hai tảng đá không gian không thể phân giải riêng lẻ. Khoảng 2 giờ sau sự kiện, bạn có thể thấy các mảnh vỡ di chuyển với tốc độ vượt quá 6,4 km/h, đủ nhanh để vượt qua lực hấp dẫn của hệ tiểu hành tinh.

Sau đó, giai đoạn cuối cho thấy các mảnh vụn quét phía sau tiểu hành tinh, nơi các hạt nhẹ nhất di chuyển nhanh nhất và xa nhất khỏi tiểu hành tinh.

Tuy nhiên, các quá trình vẫn chưa được hiểu rõ, vì Hubble đã thấy cái đuôi tách thành hai luồng trong vài ngày và cơ chế xảy ra điều đó không rõ ràng.

 

Giải mã 5 tiểu hành tinh lớn nhất "quấy rầy" Trái đất trong năm 2023

Theo các nhà khoa học, trong năm 2023, nhiều tiểu hành tinh sẽ tiếp cận Trái đất trong phạm vi 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng 7,4 triệu km). Trong đó, 5 thiên thể có kích thước lớn khiến giới thiên văn đặc biệt chú ý.

Giai ma 5 tieu hanh tinh lon nhat
Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học, chuyên gia thiên văn đã xác định được hơn 30.000 vật thể gần Trái đất (NEO). Phần lớn các NEO là tiểu hành tinh và một phần nhỏ là sao chổi. Trong số này, một số NEO được phân loại là "tiềm ẩn nguy hiểm" do có đường kính lớn hơn 140m và quỹ đạo nằm trong phạm vi 0,05 đơn vị thiên văn (khoảng 7,4 triệu km) so với quỹ đạo của Trái đất. 

Trường hợp bình thường, con người có thể sống trên trái đất bao lâu?

Trái đất hiện nay đã có lịch sử 4,6 tỷ năm và lịch sử sự sống trên trái đất có thể bắt nguồn từ hơn ba tỷ năm trước, trong khi lịch sử loài người cách loài vượn cổ đại trong rừng 15 triệu năm.

Nếu chỉ tính Homo sapiens thì khoảng 200.000 đến 300.000 năm. Con người hiện đại là hậu duệ của Homo sapiens, loài người duy nhất còn tồn tại.