Con trai mới lớp 4 đã mê đọc và đọc hàng trăm cuốn sách

Dù chỉ mới lên lớp 4, nhưng con trai anh Thân - admin diễn đàn Lamchame.com đã đọc đến hàng trăm cuốn sách khác nhau.

Đọc sách là một thói quen tốt không chỉ với người lớn mà ngay cả với trẻ nhỏ. Vậy nhưng, văn hóa đọc ở nước ta còn chưa phát triển. Theo số liệu công bố năm 2016 của Cục Xuất bản, trung bình mỗi người Việt đọc khoảng 2,8 cuốn sách trong một năm. Một con số quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với rất nhiều đứa trẻ, sách chỉ gói gọn trong sách giáo khoa, nhiều hơn nữa là truyện tranh. Ít trẻ có niềm ham mê đọc sách và dường như phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc rèn cho con thói quen đọc sách. Nhiều người thậm chí để mặc con với điện thoại, ipad, máy tính và tivi để khỏi nhọc công trông nom. Chẳng vậy mà ngày nay phát sinh thêm căn bệnh nguy hiểm mang tên “nghiện điện thoại”, “nghiện tivi”…
Con trai moi lop 4 da me doc va doc hang tram cuon sach
Ảnh minh họa. 
Lợi ích của việc đọc sách hẳn ai cũng biết, nhưng làm thế nào để một đứa trẻ thích đọc sách thì thực sự khó với nhiều người. Thói quen không phải tự dưng mà có, tất cả đều cần một quá trình để hình thành. Thói quen đọc sách ở trẻ cũng vậy, nếu không có sự rèn luyện và định hướng của bố mẹ, thì thật khó để trẻ bỏ thời gian ra đọc sách thay vì điện thoại, tivi, máy tính.
Nói vậy để thấy rằng, bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bé hình thành thói quen đọc sách và niềm yêu thích với sách. Anh Thân – admin diễn đàn Lamchame đã thành công trong việc truyền tình yêu sách cho cậu con trai của mình. Đến nay, dù mới lớp 4, nhưng bé Lâm đã đọc đến hàng trăm cuốn sách.
Chia sẻ về cậu con trai của mình, anh Thân cho biết: “Từ khi lên lớp 1, bắt đầu biết đọc, biết viết là con tự mình đọc sách. Tôi chỉ định hướng để con tránh chọn những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, còn lại thì tôn trọng sở thích của con. Con cũng đọc nhiều thể loại sách, ban đầu chỉ yếu đọc truyện tranh, sau lớn hơn cháu đọc nhiều những cuốn sách chữ, ít hình ảnh như thể loại phiêu lưu, trinh thám, khám phá khoa học kỹ thuật… Giờ thì cu cậu đã có nguyên 1 tủ sách riêng của mình ở nhà”.
Tạo môi trường đọc sách cho trẻ là rất quan trọng
Bật mí bí quyết giúp con thích đọc sách, anh Thân cho biết: “Việc tạo môi trường đọc sách cho con ngay từ nhỏ là yếu tố quan trọng giúp con sớm hình thành thói quen tốt.” Ngay từ khi bé Lâm còn rất nhỏ, anh Thân đã thường xuyên kể cho con nghe những câu chuyện trong sách và nói với con về sách. Anh cũng lắp giá sách ở những nơi mà con dễ nhìn thấy nhất. Trẻ con vốn tò mò, nên khi thấy những giá sách này con thường xuyên hỏi. Cứ như vậy sách trở nên quen thuộc với con.
Theo anh Thân: “Muốn con có thói quen đọc sách thì chính người lớn phải là tấm gương tốt. Tôi luôn dành thời gian để đọc sách những lúc rảnh rỗi.” Trong ngôi nhà của mình, anh bố trí một góc đọc sách riêng. Dần dần bé Lâm cũng bắt chước bố đọc sách. Ban đầu là những cuốn truyện tranh nhiều hình ảnh, rồi khi con biết đọc thành thạo, thì bắt đầu đọc thêm những cuốn sách nhiều chữ.
Cũng như những đứa trẻ khác, bé Lâm cũng thích xem tivi, chơi game trên máy tính. Anh không cấm đoán, nhưng giới hạn thời lượng chơi máy tính của con, mỗi tuần chỉ chơi một lần vào ngày cuối tuần. Ban đầu bé cũng thường xuyên đòi xem tivi, nhưng sau đó anh và vợ quyết định bỏ hẳn tivi thì bé không còn xem nữa. Khoảng thời gian rảnh rỗi của con trở nên nhiều hơn, giá sách thì lại ở ngay trước mặt, không có tivi, không chơi máy tính nên con tự bỏ sách ra đọc.
Càng đọc nhiều càng say mê, giờ đây đọc sách trở thành niềm yêu thích lớn nhất của bé Lâm. Bé thích đọc nhất là các thể loại phiêu lưu, trinh thám hoặc sách khoa học kỹ thuật. Thỉnh thoảng bé cũng có đọc truyện tranh. Anh Thân bố trí riêng một giá đựng sách cho con, để bé xếp những cuốn sách của mình lên đó tạo thành một bộ sưu tập của mình. Nhiều cuốn sách dày và nhiều chữ, con đọc một lần chưa hiểu hết thì đọc đi đọc lại nhiều lần.
Cho con làm quen với sách càng sớm càng tốt
Nhiều phụ huynh cho rằng, khi nào con biết đọc thì mới bắt đầu mua sách cho con. Tuy nhiên, theo anh Thân việc rèn thói quen đọc sách không bao giờ là quá sớm hay quá muộn. Nên bắt đầu cho con làm quen với sách càng sớm thì càng tốt. Ngay từ lúc chỉ vài tháng tuổi, bé đã có thể nhìn cuốn sách và đưa mắt hướng theo những mảng màu sắc trong cuốn sách. Lớn hơn một chút, bố mẹ có thể mua cho con những cuốn sách có tranh ảnh bắt mắt, rồi chọn đến những cuốn truyện có nhiều thông tin hơn.
Anh Thân cũng cho rằng, việc đọc sách không nên quá khiên cưỡng và ép buộc. Nên đọc sách cho con vào một khung giờ nhất định như buổi tối trước khi đi ngủ. Cũng không nên bắt con phải chú tâm hoàn toàn, bởi ở độ tuổi nhỏ khả năng tập trung vẫn chưa cao. Ngoài ra, hãy để bé được lựa chọn. Có thể bày ra nhiều cuốn sách và cho bé chọn 1 cuốn mình thích để bố mẹ đọc. Như vậy con sẽ thấy hứng thú hơn rất nhiều.
Điều quan trọng nhất vẫn là tạo cho con một môi trường đọc sách thật sự và chính bố mẹ hãy giữ cho mình thói quen đọc sách để trở thành tấm gương sáng cho con.

Cách dạy con "chẳng ai giống ai" ở các nước trên thế giới

(Kiến Thức) - Các nước trên thế giới có những cách nuôi dạy con cái khác nhau, bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy sự khác biệt ở một vài nước cụ thể.

Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi
Đan Mạch. Người dân ở Đan Mạch và các nước bán đảo Scandinavia tin rằng việc cho bé ngủ ngoài trời rất tốt (đây cũng là những nước có tỷ lệ tội phạm ít nhất thế giới). Một bà mẹ có thể để con ở ngoài trong chiếc xe nôi rồi vào quán cà phê hoặc đi mua sắm. Theo họ, mỗi ngày em bé nên được ngủ ngoài trời ít nhất một tiếng.  
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-2
 Pháp. Tác giả cuốn “Cách dạy con kiểu Pháp” đã nói rằng trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh hay giận dữ. Bà là người Mỹ và đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Chúng không la hét hay khóc nhè mà chậm rãi thưởng thức món ăn của mình. 
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-3
 Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày từ khi sinh con, các bà mẹ Trung Quốc sẽ phải trải qua thời gian ở cữ cùng con trong một căn phòng ấm áp, kín đáo, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Người mẹ cũng không được phép tắm hay đi ra ngoài. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay đã dần bỏ qua tục lệ này bởi nó chẳng khác gì việc bị giam cầm.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-4
 Nhật Bản. Trong khi các bà mẹ ở Mỹ có tục lệ cất giữ tóc con trong lần cắt đầu tiên thì các bà mẹ ở Nhật lại lưu giữ một thứ khác: dây rốn của trẻ mới sinh. Đây được coi là kỷ vật thiêng liêng và họ lưu giữ dây rốn trong một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-5
 Cộng hoà Dominica. Trái ngược hẳn với các bà mẹ ở Đan Mạch, ở Dominica, trẻ nhỏ hiếm khi được đưa ra khỏi nhà. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hạn chế để con tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài vì họ cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bí quyết dạy con ngoan của người Pháp các bà mẹ nên học

(Kiến Thức) - Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có cách nuôi dạy trẻ khác nhau. Tuy vậy, cách dạy con của người Pháp vẫn luôn được nhiều bà mẹ Việt ưa chuộng. 

Bi quyet day con ngoan cua nguoi Phap cac ba me nen hoc
  1. Thay vì nhún nhường và chiều theo các sở thích của bé giống như cách mà ông bố, bà mẹ của các nước khác thì các ông bố, bà mẹ Pháp luôn là những người cầm cương và sẵn sàng từ chối bất cứ sự mè nheo nào từ phía con mình. Họ luôn muốn con của họ biết rằng điều đó là không được, không nên và bé phải chấp nhận. Ảnh: Spotlight.