Cõi Cực Lạc có hay không?

Rất mong được quý Báo sẻ chia và cho chúng tôi biết cõi Cực Lạc có hay không?

HỎI: Cả nhà tôi lâu nay đều tu theo pháp môn Tịnh độ, luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc. Nhưng gần đây chúng tôi được nghe bài pháp thoại nói về vai trò của người Phật tử tại gia đã làm cho chúng tôi cảm thấy hoang mang.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo thầy giảng sư thì tu pháp môn Tịnh độ mục đích hướng về cõi Cực Lạc, mong cầu sau khi chết được Phật rước, tu như vậy là vì tham, sẽ không bao giờ được thấy Phật. Một điều khác nữa là thầy nói cõi Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca nói trong kinh A Di Đà chỉ là phương tiện, tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về, và cảnh giới Cực Lạc vốn không có thực. Những người lớn tuổi trong gia đình tôi cảm thấy lo lắng khi nghe pháp thoại này. Bây giờ chúng tôi phải làm sao đây? Rất mong được quý Báo sẻ chia và cho chúng tôi biết cõi Cực Lạc có hay không?
(THANH VŨ, giachaohdvl@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thanh Vũ thân mến!
Niệm Phật là một pháp môn tu tập rất căn bản và phổ biến trong Phật giáo, cả Nam tông lẫn Bắc tông. Tu tập như gia đình của bạn “luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc” là hoàn toàn đúng đắn với Chánh pháp.
Tất nhiên, pháp môn tu nào cũng là phương tiện. Vì là phương tiện, nên mỗi pháp môn có một đường hướng, lập trường và quan điểm tu tập riêng. Cũng giống như lên núi, có nhiều cách khác nhau, đi bộ hay ngồi cáp treo là tùy nhân duyên của mỗi người, miễn là lên đến đỉnh núi. Cho nên không thể đứng ở lập trường pháp môn của mình rồi so sánh hay đánh giá các pháp môn khác.
Do đó, các hành giả tu Tịnh độ, “nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương” chính là Nguyện (Tín-Nguyện-Hạnh), hoàn toàn không phải là tham. Tu Tịnh độ mà không nguyện, không mong sanh về Cực Lạc là thiếu sót, hành giả cần phải cầu vãng sanh, phải nguyện về Tây phương, đây là đường hướng, tôn chỉ căn bản của pháp môn này.
Xin nói thêm, lập trường của người tu nói chung là buông xả, không mong cầu, dẫu là cầu Niết-bàn nhưng bước đầu cũng cần phải “muốn”, đó là Dục định (lòng mong muốn, nhiệt tình, khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, khử trừ mọi ham muốn thế thường để đi vào thiền định). Chắc chắn Dục định hoàn toàn không phải là tham. Dục định là ước muốn mãnh liệt để chứng đạt các Thánh quả, thà xả bỏ thân mạng cũng không nao núng, sờn lòng. Phật Thích Ca lúc sắp thành đạo ngồi dưới cội bồ-đề cũng phát khởi đại nguyện, nếu không thành chánh quả thì thà chết chứ không rời khỏi cội bồ-đề đó sao!
Đối với vấn đề, cõi Cực Lạc có hay không? Xin khẳng định rằng: Cực Lạc hoàn toàn có thật với các vị có chánh báo tương ứng, Cực Lạc là y báo của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng tu niệm Phật. Các hành giả tu Tịnh độ cầu sanh về Cực Lạc, rồi từ đó nương thắng duyên mà tu tập cho đến ngày công viên quả mãn, thành Phật. Cho nên, Cực Lạc không chỉ “tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về” mà các bậc Tổ sư vĩ đại của Tịnh tông, các Đại Bồ-tát có nhân duyên cũng nguyện sanh về cõi ấy.
Tất nhiên, mọi người con Phật có chánh kiến đều biết “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang) nên Cực Lạc dù có thù thắng trang nghiêm đến mấy cũng là phương tiện, không có tự tánh (tánh Không, vô ngã). Vãng sanh Cực Lạc là thành tựu “bất thối chuyển”, không còn bị đọa lạc, để rồi từ đó tiến tu thành Phật, phổ độ quần sanh. Vì thế, gia đình bạn không có gì phải hoang mang cả mà càng tinh tấn niệm Phật hơn nữa để thành tựu nhất tâm.
Chúc bạn tinh tấn!

Tại sao Phật tử hay niệm A Di Đà Phật?

Đi đến chùa làm lễ hay chào nhau lúc gặp, Chư Tôn đức và Phật tử tu tập tại các chùa theo pháp môn Tịnh độ thường hay niệm A Di Đà Phật. Vì sao lại như vậy?

Muốn hiểu được điều này, chúng ta cần nắm rõ, Ðức Phật A Di Ðà có công đức rất lớn và hạnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sanh ở thế giới Ta-Bà này rất nhiều.

Cái buồn ta gạt, cái vui ta bòn

Cuộc sống là sự đan xen, kết nối giữa các yếu tố vui-buồn, sướng-khổ, hạnh phúc-bất hạnh, thành công-thất bại… 

Sự giàu-nghèo, được-mất, lên-xuống luôn tồn tại song hành, hiện hữu trong đời sống thực tại như một quy luật bất biến của tạo hóa. Con người cũng tùy theo nhân duyên, nghiệp lực và nhân quả của mình mà đón nhận những điều tốt-xấu, vui-buồn khác nhau. Học triết học, đọc giáo lý nhà Phật, rồi chú ý suy tư, chiêm nghiệm, trải nghiệm với cuộc sống tôi mới nhận thức được điều đó.

Quy y rồi có được lập gia đình?

Sau khi quy y, trở thành Phật tử tại gia, nên việc lập gia đình, sinh con đẻ cái là bình thường. 

HỎI: Tôi 20 tuổi, bắt đầu tìm hiểu, tin và sống theo giáo lý của Đức Phật gần hai năm nay. Tôi thường niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nghe kinh, đọc sách Phật. Tôi không rõ như vậy đã được coi là Phật tử hay chưa? Tôi thấy về già người ta mới quy y, nếu bây giờ tôi quy y thì sau này có được lập gia đình không? Sau khi quy y thì phải tu tập thế nào? Tôi tu niệm Phật nhưng luôn có cảm giác như vậy là chưa đủ. Tôi tìm hiểu thấy có rất nhiều cách tu tập khác nữa như thiền định, trì chú, tụng kinh... nên rất bối rối không biết tu cách nào mới đúng. Rất mong được quý Báo chia sẻ.